Để trả lời được câu hỏi: “Vì sao trẻ hay khóc đêm” thì mẹ cũng phải hiểu được thể trạng cũng như mong muốn của con. Để mẹ yên tâm hơn trong việc chăm con, chúng tôi xin trả lời những thắc mắc chung của đại đa số các mẹ ngay sau đây.
Mẹ bỉm sữa “kêu trời” vì tình trạng “bé khóc đêm”
Mẹ Trần Thục (23 tuổi – Hải Dương): “Không biết có mẹ nào chăm con khổ như em không, cả tuần nay rồi đêm nào cũng phải thức trắng trông con quấy đêm. Con bện hơi mẹ nên hễ ai bế là khóc. Ban ngày thì ngủ nhiều, gọi mãi cũng chẳng dậy nhưng thời gian ấy thì mẹ chỉ có thể ngủ giấc chập chờn, rất là mệt mỏi. Em sợ nếu tình trạng này kéo dài chắc em suy sụp mất.”
Mẹ Thanh Trà (27 tuổi – Vũng Tàu): “Bé nhà mình thì vừa đầy 3 tháng, tình trạng của con đúng kiểu ngủ ngày thức đêm. Chăm con nhỏ đã cực, chồng đi làm xa chẳng đỡ đần được gì khiến mình càng mệt mỏi hơn. Ông bà nội ngoại thì già yếu, hay ốm đau nên cũng không giúp được gì. Thành ra hàng đêm chỉ có 2 mẹ con vật lộn với nhau tới tờ mờ sáng mới yên. Nhưng nghe mọi người nói trẻ con mới sinh vì đổi cữ nên mới vậy, sau 1, 2 tháng nữa sẽ hết nên mình cũng cố cắn răng chịu chứ biết làm sao?”
Mẹ Dương Lan (30 tuổi – Hải Phòng): “Trẻ hay khóc đêm là tình trạng chung rồi các mẹ ạ. Nghĩ lại quãng thời gian mà cu Bin nhà mình trong mấy tháng đầu cũng thế. Không đêm nào được yên với nó, hễ tí là nhè mồm khóc như ai cấu xé vậy. Đêm con quấy khóc mà không làm cách nào dỗ được, vừa mệt vừa bực giận lây sang cả chồng.”
Mẹ Thu Hương (25 tuổi – Bình Định): “Các mẹ nếu có kinh nghiệm chăm con quấy đêm rồi thì giúp em với. Con em đêm nào cũng tới 2-3 giờ sáng mới chịu vào giấc. Nếu con chỉ thức không thì đã đành, đằng này nhiều lúc còn khóc quấy rất là mệt, mẹ bế rong cả tiếng vẫn không chịu nín. Em cũng đã thử rèn cho con cách ngủ đúng giờ mà vẫn không được.”

Nhiều bà mẹ đã từng trải qua việc chăm con quấy khóc
Nguyên nhân làm trẻ hay khóc đêm và cách xử lý hữu hiệu nhất
Hiện nay có thể chia thành 3 lý do chính là: Nguyên nhân về thể chất, tinh thần và về bệnh lý. Ở mỗi trường hợp mẹ sẽ phải có những cách xử lý khác nhau. Do đó các mẹ cần chú tâm đến những biểu hiện khác thường của trẻ để nhận định vấn đề và có cách giải quyết nhanh nhất.
# Tác động về thể chất
– Ở thời điểm bé các bé dưới 2 tuổi rất khó để nói ra những nhu cầu cần thiết của bản thân vì thực sự bé còn chưa nhận thức được hết. Vì vậy mà tiếng khóc chính là ngôn ngữ giao tiếp duy nhất với những người thân của mình rằng bé đang cần sự giúp đỡ.
– Lý do khiến trẻ khóc đêm thường gặp như bé đang cảm thấy quá lạnh, hoặc quá nóng, khát, đói, quá no, ngứa ngáy do tã bẩn, khó chịu do đang mọc răng….
– Mệt mỏi do ban ngày bé vận động nhiều, hoặc là dấu hiệu báo trước bé sắp bị bệnh, thường gặp là nhiễm siêu vi, hay có những dấu hiệu mà bác sĩ gọi là tiền triệu như mệt mõi, biếng ăn, quấy khóc…
Cách xử lý cho mẹ
– Khi trẻ hay quấy khóc vào ban đêm, đầu tiên hãy chú ý kiểm tra những nguyên nhân phổ biến như trên, xác định xem vấn đề nằm ở đâu.
– Đảm bảo trẻ ăn vừa đủ vào bữa tối, để tránh tình trạng trẻ trở nên quá no hay quá đói. Không nên cho trẻ ăn gần giờ đi ngủ để tránh tức bụng hoặc dẫn đến nôn trớ khi ngủ.
– Giữ môi trường nơi bé ngủ phù hợp: đảm bảo giường và ga trải giường đã sạch sẽ, không gây ngứa ngáy cho trẻ. Nhiệt độ phòng không quá lạnh hay quá nóng, đảm bảo yên tĩnh với ánh sáng vừa phải.
– Giúp trẻ thiết lập lối sống khoa học, sao cho trẻ có đủ thời gian cho các hoạt động trong ngày để bé sẵn sàng sàng đi ngủ vào ban đêm.
# Nguyên nhân về bệnh lý
– Các nguyên nhân về tiêu hóa, dạ dày: như đầy bụng, ăn không tiêu, chướng bụng, co thắt vùng bụng… khiến trẻ khóc rất nhiều và mẹ dường như phải bó tay trong việc dỗ nín. Nếu bé bắt đầu khóc bất ngờ, tiếng kêu rất sắc nét và kéo dài lâu, và tư thế của đứa trẻ được co rút lại, như thể bé đang cố gắng cuộn tròn để giảm đau ở vùng bụng thì có thể bé đang bị đau bụng, điển hình như đau dạ dày.
– Trẻ mắc chứng rối loạn giấc ngủ: Trẻ em thường hệ thần kinh chưa phát triển như người lớn nên dễ bị tác động, kích thích và dễ bị mất ngủ, quấy khóc, giật mình
Cách xử lý cho mẹ
– Mẹ cần lưu ý không nên cho con ăn quá no trước khi đi ngủ.
– Với các nguyên nhân từ bệnh lý tiêu hóa, dạ dày, cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hoặc sử dụng các sản phẩm bổ sung giúp trẻ ngủ ngon, giảm quấy khóc.
– Trong lúc ngủ mẹ nên dùng ti giả cho con ngậm để con quên hết những con khó chịu trong người.
# Nguyên nhân về tinh thần
Bên cạnh các yếu tố về thể chất và bệnh lý, lý do khác có thể đến từ những yếu tố tinh thần mà cha mẹ thường hay bỏ quên. Điển hình như:
- Trẻ thức dậy vào ban đêm trong bóng tối và cảm thấy cô đơn, sợ hãi cần cha mẹ bên cạnh vào lúc đó. Trẻ thường khóc khi không thấy mẹ ở cạnh.
- Trẻ bị đánh thức bởi những cơn ác mộng hay những nỗi buồn bực, khó chịu từ ban ngày còn vương lại.
- Do quá hưng phấn khiến trẻ không cảm thấy buồn ngủ và muốn tiếp tục chơi.
Cách xử lý cho mẹ
– Điều quan trọng là cha mẹ nên hạn chế tối đa những cảm xúc tiêu cực với trẻ. Luôn giúp trẻ cảm thấy thư giãn, thoải mái nhất trước khi đi vào giấc ngủ.
– Tránh những hoạt động nô đùa quá mạnh hay những nơi ồn ào đặc biệt là vào cuối ngày. Cũng tránh để trẻ em ở gần tivi nhất là khi đang chiếu những trò chơi bạo lực hoặc không phù hợp có thể ảnh hưởng đến trẻ nhỏ.
– Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, luôn cần được quan tâm và sự âu yếm từ mẹ. Do đó, khi bế ẵm trẻ mẹ hãy dùng những hành động thể hiện sự yêu thương như vuốt ve, cười đùa để bé thấy mình đang được che chở và an toàn trong vòng tay của mẹ. Đây cũng là cách để thắt chặt sợi dây tình cảm mẫu tử thiêng liêng.
Ngoài ra, mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng các loại sữa bột hay các thục phẩm chức năng chăm sóc giấc ngủ từ thảo dược dược mà không được sử cho phép của dược sỹ. Vì mỗi bé có 1 cơ địa khác nhau chưa biết là bé có phù hợp với sản phẩm đó hay không
>> Xem thêm:
Một số kinh nghiệm chăm sóc bé hay khóc đêm
– Phòng ngủ cần vệ sinh sạch sẽ thoáng mát.
– Đảm bảo môi trường được an toàn, ít âm thanh, ánh sáng trong lúc bé đang đi ngủ
– Ăn uống có khoa học. Không ăn đồ ăn vặt chứa nhiều dầu mỡ hay có tính nóng dễ gây dị ứng…
– Tốt nhất cho trẻ thường xuyên tắm nắng vào sáng sớm, không cho trẻ tắm nắng lúc chiều tà.
– Mát – xa toàn thân mỗi ngày tầm 10-15 phút để cơ thể trẻ được thư giãn, và xua tan hết mệt mỏi trong 1 ngày vui chơi cho trẻ
– Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và bé gồm các vitamin có trong sữa, thức ăn bổ dưỡng dành cho mẹ đang cho con bú.
– Ngủ đủ giờ giấc vào ban ngày. Rèn con ngủ sớm vào lúc 9h tối. Gọi bé dậy sớm và cho bé hoạt động nhiều vào buổi sáng.
– Ngoài các cách trị thông thường ở trên thì còn có một cách rất hiệu quả được nhiều mẹ bỉm tin dùng, đó là bổ sung Soki Tium.