Mỗi bé sinh ra sẽ có tính cách cũng như đặc điểm riêng biệt. Vì vậy việc mỗi trẻ sẽ có các kiểu ngủ khác nhau là điều hoàn toàn dễ hiểu. Trẻ có thể rất nhiều những tư thế ngủ khác nhau,có những tư thế ngủ sẽ là vô hại đối với bé. Nhưng có những tư thế ngủ lại cực kỳ nguy hiểm cho trẻ. Vậy tư thế ngủ nào là an toàn nhất cho bé là điều mà cha mẹ luôn quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu tư thế ngủ an toàn cho trẻ qua bài viết dưới đây mẹ nhé!
Tư thế ngủ nào của trẻ sơ sinh an toàn và không an toàn
Có 3 tư thế ngủ của trẻ sơ sinh rất phổ biến, bao gồm: nằm sấp, nằm ngửa và nằm nghiêng. Thế nhưng cách đặt trẻ sơ sinh nằm ngủ sao cho đúng và an toàn, nhằm hạn chế tối đa nguy hiểm xảy đến với bé thì không phải cha mẹ nào cũng biết. Ngoài ra tư thế ngủ và tính cách của trẻ cũng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Dưới đây là hướng dẫn của chuyên gia Soki Tium về những ưu nhược điểm các tư thế nằm ngủ cho trẻ mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo.
1. Ngủ tư thế nằm sấp
Cách đặt: Để trẻ nằm sấp trên một tấm khăn bông dày dặn (khoảng 4cm) và mềm mại. Kích thước khăn chừng 23*15 cm hoặc 25*15 cm. Mẹ cần chú ý đặt trẻ nằm làm sao để bàn tay trẻ có thể ôm vào khăn một cách dễ chịu nhất. Đặc biệt, không để đùi và hông trẻ bị gập quá nhiều.

nằm sấp là tư thế ngủ hay bắt gặp ở 1 số trẻ
Ưu điểm:
- Đây là tư thế nằm yêu thích của hầu hết trẻ sơ sinh vì nó đem lại cảm giác ấm áp, dễ chịu.
- Trẻ cảm thấy an toàn. Bởi khi còn nằm trong bụng mẹ, tư thế của trẻ cũng gần giống như vậy. Tư thế này như một bản năng của trẻ để tự bảo vệ bản thân.
- Giúp hạn chế khả năng nôn ói của trẻ.
- Đặc biệt, nằm sấp cũng giúp các khớp xương của trẻ nhanh phát triển hơn vì trẻ sẽ phải luyện tập thường xuyên các động tác lẫy, xoay người, ngẩng đầu, chân tay cũng nhanh cứng cáp hơn.
Nhược điểm:
- Vị trí này có thể gây áp lực lên hàm của bé và chặn đường thở khiến em bé khó thở.
- Ngủ nằm sấp khiến bé nằm với khuôn mặt rất gần tấm ga, khiến bé hít phải khí CO2 mà bé vừa thở ra. Điều này có thể dẫn đến việc bé bị thiếu oxy.
- Ngủ nằm sấp trên nệm rất mềm có thể gây ngạt thở ở trẻ sơ sinh vì mặt em bé chùng sâu vào lớp vải mềm của nệm. Điều này có thể chặn đường thở của em bé từ mọi phía khiến bé bị tắc thở.
- Ngoài ra, do mũi đặt rất gần nệm, em bé có thể hít vào các vi khuẩn có trong tấm trải nệm, và điều này có thể dẫn đến dị ứng cho trẻ.
Tuy nhiên, đôi khi, trong trường hợp có một số điều kiện y tế, các bác sĩ có thể khuyên cha mẹ nên cho bé ngủ ở vị trí này. Thông thường, trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc dị tật đường hô hấp trên được khuyên nên ngủ ở tư thế này. Nhưng các nghiên cứu gần đây không ủng hộ lý do này. Do đó, nên tham khảo ý kiến bác sĩ đúng cách trước khi cho bé ngủ nằm sấp.
2. Ngủ tư thế nằm ngửa
Ngủ ở tư thế nằm ngửa là tư thế ngủ an toàn và tốt nhất cho bé. Đây là tư thế ngủ được khuyến nghị cho trẻ sơ sinh vì nó giữ cho đường thở được thông thoáng. Theo khuyến nghị tư thế nằm ngửa sẽ giúp bé có những giấc ngủ ngắn cũng như giấc ngủ ngon suốt đêm ở trẻ sơ sinh.

Được coi là tư thế an toàn nhất
Cách đặt:
- Để hai tay trẻ mở dang sang 2 bên, gấp cánh tay và bàn tay chếch lên trên đầu, lấy một chiếc khăn dày dặn và mềm mại cuộn thành ổ quấn quanh người trẻ. Dùng một chiếc khăn mỏng khác để đặt dưới vai trẻ (chú ý không để dưới đầu vì sẽ không tốt cho trẻ) để hệ hô hấp của trẻ được thoải mái.
- Đặt chân trẻ gập sát vào thân người và lòng bàn chân của trẻ hướng vào nhau.
Ưu điểm:
- Để trẻ được thư giãn toàn thân, cơ thể được thả lỏng và cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
- Đặc biệt an toàn cho hệ hô hấp của trẻ, khi thở trẻ sẽ không gặp bất cứ vật cản gì gây hại đến đường hô hấp.
- Các bộ phận nội tạng không bị đè nặng gây cảm giác khó chịu hay nôn trớ cho trẻ.
- Cha mẹ dễ dàng theo dõi và chăm sóc trẻ.
Nhược điểm:
- Nếu nằm ngửa thời gian dài và không thay đổi tư thế thì dễ dẫn đến chứng bẹp đầu ở trẻ nhỏ, gây mất thẩm mỹ khi trẻ lớn lên.
- Cần có vật bao bọc, chèn xung quanh, nếu không sẽ gây cảm giác mất an toàn cho trẻ.
- Với những trẻ có vấn đề về đường hô hấp trên thì không nên đặt trẻ ở tư thế nằm ngửa.
3. Nằm nghiêng
Với tư thế nằm nghiêng, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bậc phụ huynh nên rèn luyện cho trẻ nằm ở tư thế này vì nó đem lại khá nhiều lợi ích. Tuy nhiên nhiều khi trẻ sơ sinh nằm nghiêng sẽ có xu hướng chuyển sang nằm sấp khi ngủ lâu và điều này làm tăng nguy cơ hội chứng đột tử SIDS. Mẹ cần để ý điều này

Ngủ nghiên là tư thế tốt, thường bé sẽ qoay nhiều bên nếu cảm thấy mỏi
Cách đặt:
Để trẻ nằm nghiêng cả người về bên trái hoặc bên phải, cuốn khăn thành ổ bao quanh người trẻ. Đặt tay chân trẻ ôm và gác lên khăn cuốn.
Ưu điểm:
- Giúp trẻ không gặp phải tình trạng ngạt thở.
- Nếu trẻ bất ngờ bị nôn ói thì tư thế này sẽ giúp thức ăn trong dạ dày nhanh chóng được tống ra ngoài mà không bị trào ngược trở lại vào trong.
- Hạn chế tình trạng ngủ ngáy, thở rít khi ngủ. Khi trẻ nằm ở tư thế khác mà gặp phải tình trạng thở khò khè hay thở ra tiếng thì mẹ cũng hãy đổi sang tư thế nằm nghiêng để chấm dứt tình trạng đó.
Nhược điểm:
- Nếu nằm nghiêng nhiều sẽ khiến tai trẻ dễ bị bẹp.
- Hơn nữa, không nên mặc áo có cúc vì sẽ làm trẻ bị đau, thay vào đó là mặc áo buộc dây một bên.
>> Xem thêm:
Để trẻ có một giấc ngủ được an toàn mẹ cần bổ sung
Sử dụng nệm chắc chắn cho giường của bé
Nhiều bậc cha mẹ mắc sai lầm khi chọn nệm mềm cho bé. Điều này là không nên vì bé phải được ngủ trên giường chắc chắn để tránh nguy cơ bé bị ngạt thở khi chẳng may nằm sấp. Ngoài ra, cần tránh sử dụng miếng đệm, gối hoặc đồ chơi mềm bên trong cũi của em bé vì nó có thể vô tình che đầu em bé khiến bé ngạt thở.
Tránh mền và chăn
Việc sử dụng các vật liệu như mền và chăn bông trên nệm để làm cho giường cho bé là không nên. Nó có thể làm cho bé chìm dưới giường và có thể gây rủi ro trong trường hợp trẻ sơ sinh. Chỉ cần đặt một tấm nệm vừa vặn, sạch sẽ bên trong cũi và bọc nó bằng một tấm ga trải giường sạch sẽ, và thế là đủ để bé có một giấc ngủ thoải mái.
Kéo chăn đúng cách
Chăn chỉ nên đắp cho trẻ sơ sinh lên đến ngực. Các cánh tay phải được giữ bên ngoài chăn để đảm bảo chăn không bị cuốn lên đầu, làm bé ngạt thở. Có thể sử dụng túi ngủ có cổ và nách được trang bị có sẵn trên thị trường. Chúng an toàn và giữ ấm khá tốt cho bé .
Quần áo ban đêm thoáng mát
Điều quan trọng là cho bé mặc quần áo thoáng mát để con có giấc ngủ ngon.
Giữ cho phòng mát vào ban đêm
Cũng có ý kiến cho rằng trẻ em nên được ngủ trong một môi trường mát mẻ, tốt nhất là 18-21 độ C.
Sử dụng núm vú giả nếu cần thiết
Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) gợi ý rằng trẻ sơ sinh có thể được đặt núm vú giả ngay trước khi ngủ. Tuy nhiên, việc ép buộc những bé mới sinh sử dụng núm vú giả là không nên. Đợi đến khi chúng được khoảng 4 tuần tuổi có thể cho bé dùng thử.
Tránh ngủ chung với em bé
Trẻ sơ sinh ngủ chung với cha mẹ, anh chị em hoặc thậm chí với anh em sinh đôi của mình là không nên. Ngủ chung với bé có thể làm tăng cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh(SIDS). Khi ngủ chung, cánh tay hoặc vú hoặc quần áo của bạn có thể vô tình che mặt em bé và khiến em bé nghẹt thở.
Ngủ cùng phòng với bé
Điều quan trọng là cũi của em bé được lắp đặt trong cùng phòng với bố mẹ. Nó giúp cho việc cho con bú thuận tiện và cha mẹ dễ dàng theo dõi sát sao các tư thế ngủ của bé. Việc ngủ cùng phòng nhưng không cùng giường với bé được khuyến khích như một giải pháp an toàn cho giấc ngủ của bé.
Tóm lại, lựa chọn tư thế ngủ đúng cho trẻ sơ sinh hay không là phụ thuộc vào kiến thức và quyết định của cha mẹ. Chúng ta cũng không nên để trẻ nằm mãi một tư thế mà hãy giúp trẻ thay đổi tư thế nằm thường xuyên nhằm tránh tình trạng bẹp đầu, méo đầu. Cha mẹ cũng có thể đoán tính cách qua tư thế ngủ của trẻ. Khi để trẻ có tư thế ngủ tốt nhất thì sẽ hỗ trợ cơ thể trẻ được phát triển toàn diện.
Nguồn: https://sokitium.com/