Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình và không sâu giấc là tình trạng không thể chủ quan! Nhiều trẻ có thể tiếp tục ngủ trở lại khi nhưng nếu trẻ quấy khóc, mất giấc sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ và ảnh hưởng xấu tới sự phát triển bình thường của con!
Biểu hiện của trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay giật mình
Giật mình có thể được xem là một hiện tượng sinh lý bình thường. Tình trạng này xảy ra nhanh trong vài giây và sẽ hết ngay lập tức. Khoảng 4 đến 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu thích nghi với môi trường bên ngoài, có cảm giác quen thuộc hơn nên hiện tượng giật mình cũng giảm dần và có thể hết hẳn hoàn toàn.
Lúc giật mình bé thường đột nhiên giơ 2 tay và 2 chân lên cao, duỗi căng rồi hạ xuống ngay lập tức. Hoặc trẻ cũng có thể nhắm chặt mắt và cựa mình, sau đó thôi ngay.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ thường xuyên giật mình thức giấc, hốt hoảng và quấy khóc không ngừng. Lúc này mọi biện pháp dỗ dành, vỗ về của cha mẹ rất khó để giúp bé ngủ trở lại.

Quan sát chân tay của trẻ khi có biểu hiện giật mình
Nguyên nhân khiến bé sơ sinh ngủ không sâu giấc hay giật mình phần lớn là do phản xạ tự nhiên. Trẻ chưa quen với giấc ngủ ban đêm, chưa thể thích nghi với môi trường khác xa trong bụng mẹ, do các tác nhân có tính kích thích như ánh sáng, tiếng ồn,… Có một điều mẹ cần quan tâm đặc biệt là trẻ sơ sinh hay giật mình, ngủ không ngon cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Vì vậy, mẹ không nên chủ quan khi thấy bé có những dấu hiệu này. Mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân nằm ở đâu để có giải pháp khắc phục kịp thời cho con.
>> Xem thêm:
- Trẻ sơ sinh hay giật mình mẹ có biết tại sao?
- Trẻ sơ sinh ngủ không ngon giấc do 7 sai lầm sau
- Mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon cần lưu ý điều gì?
Cách điều chỉnh giúp bé ngủ sâu giấc hết giật mình
Có rất nhiều cách để mẹ giúp bé đạt giấc ngủ ngon hơn, ngủ sâu giấc và ít giật mình khi đang ngủ. Dưới đây là một số cách đơn giản mang lại hiệu quả cao mẹ có thể áp dụng:
Làm dịu trẻ, giúp trẻ ngon giấc
- Nếu bé ngủ không sâu giấc hay giật mình, mẹ hãy nhẹ nhàng chuyển bé vào phòng ngủ yên tĩnh hơn. Mẹ có thể vuốt ve, mát xa, ôm bé vào lòng, hát ru sẽ giúp bé thấy dễ chịu hơn. Chú ý chọn những căn phòng có không gian được cách âm tốt để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm của trẻ. Nhất là những gia đình ở trong thành phố thường bị ảnh hưởng bởi tiếng xe cộ ồn ào bên ngoài.
- Hạn chế việc đột ngột mở những âm thanh lớn như của tivi, tiếng chuông điện thoại, tiếng đồ vật va chạm mạnh… ngay gần nơi trẻ đang ngủ. Hơn nữa, các thành viên khác trong gia đình cũng phải điều chỉnh những thói quen như nói chuyện lớn, gây ồn ào. Tình trạng giật mình sẽ được cải thiện đáng kể nếu có sự điều chỉnh này từ các thành viên khác.

Trẻ có cảm giác thoải mái, an toàn sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ ngon
Thay đổi thói quen chăm sóc trẻ
- Kiểm tra lại xem bé mặc quần áo có nóng không, vải có gây ngứa ngáy hay quần áo có rộng rãi, thoải mái không. Mẹ cũng cần đảm bảo chỗ ngủ của bé sạch sẽ, bằng phẳng. Đồng thời, giúp bé có sự khô thoáng bằng cách kiểm tra tã của bé thường xuyên.
- Nếu trẻ đã biết ăn dặm thì mẹ nên tạo lập chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý. Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn khá non nớt nên rất dễ bị đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy… Đối với trẻ bú mẹ, mẹ nên ăn uống những thực phẩm giàu canxi như sữa, hải sản… Nếu trẻ hay nôn trớ, ọc sữa thì mẹ cần thay đổi cách cho bé bú, không đặt bé nằm ngủ ngay sau khi bú.
- Không vui đùa quá mức với con trước khi ngủ để tránh làm bé bị kích thích thần kinh gây khó ngủ.
- Các mẹ nên dành chút thời gian khoảng 15 phút để massage cơ thể, đặc biệt ở vùng chân, tay, lưng, bụng nhằm giúp cơ thể, tinh thần bé được thư giãn.
Ngoài các giải pháp trên, để khắc phục tình trạng bé ngủ không sâu giấc hay giật mình, mẹ có thể tham khảo cho bé sử dụng Soki Tium. Đây là thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp, bổ sung dưỡng chất ngủ ngon Lactium và dinh dưỡng từ sữa non Colostrum giúp con có giấc ngủ ngon tự nhiên như sau khi bú mẹ
Soki Tium với 2 thành phần hoàn toàn từ Sữa đã được chứng minh hiệu quả và an toàn tuyệt đối qua thực tế sử dụng, theo tiêu chuẩn GRAS của Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ.
Cách sử dụng đơn giản
- Mẹ có thể pha Soki Tium với nước, sữa mẹ hoặc sữa công thức theo liều chỉ định với tuổi và tình trạng của bé.
- Liệu trình sử dụng ngắn – bé dễ sử dụng. Khi con đã ngủ ngon, cải thiện các triệu chứng vặn mình, giật mình là mẹ có thể ngưng sử dụng mà con vẫn duy trì được thói quen ngủ ngoan này
Chia sẻ của mẹ Lê Thị An (Yên Dũng – Bắc Giang) Soki Tium giúp cải thiện tình trạng bé ngủ không sâu giấc hay giật mình