Để trẻ nhỏ có sự phát triển tốt nhất thì giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng. Không chỉ riêng thời kỳ sơ sinh, khi trẻ 1 đến 4 tháng tuổi ngủ ít hay giật mình, trẻ ngủ không sâu giấc cũng khiến nhiều mẹ vất vả trong công cuộc chăm sóc con. Mẹ hãy tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Trẻ 1 đến 4 tháng tuổi ngủ ít trong trường hợp nào?
Với mỗi độ tuổi khác nhau thì trẻ có nhu cầu về giấc ngủ khác nhau. Trẻ từ 1-12 tháng tuổi thường ngủ rất nhiều, có thể ngủ tới 14-18 tiếng mỗi ngày. Trẻ càng lớn thì thời gian ngủ sẽ giảm dần. Căn cứ vào thời gian ngủ tiêu chuẩn thì mẹ có thể biết bé ít ngủ hay là ngủ đủ giấc.
Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Trẻ cần ngủ từ 12–14 tiếng mỗi ngày. Khi trẻ biết đi, lý tưởng nhất là cần có 14 tiếng để ngủ. Khi trẻ được 1 tuổi thì giấc ngủ buổi ban ngày sẽ dần mất đi thay vào đó là một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa. Thời gian này có thể kéo dài khoảng 2-3 tiếng.
Trẻ từ 3 – hơn 4 tuổi: Trẻ mẫu giáo thường ngủ 11-12 tiếng mỗi ngày. Ở lứa tuổi này, trẻ có thể tự ngủ nhưng sự phát triển về trí tưởng tượng cũng khiến trẻ gặp những cơn ác mộng vào ban đêm. Thời gian này trẻ rất ít ngủ ngày, vì đây là độ tuổi trẻ thích tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh và tiếp nhận nhiều kích thích từ môi trường bên ngoài. Cũng có những trẻ duy trì giấc ngủ trưa trong vòng 1-2 tiếng.
Nhìn chung, tình trạng trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít hay giật mình, khó ngủ, ngủ ko sâu không phải là hiếm gặp. Những dấu hiệu này là biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ. Hậu quả là trẻ sẽ thường mệt mỏi, mất tập trung, giảm trí nhớ, hay quấy khóc và cáu kỉnh. Cha mẹ cần biết nguyên nhân để có biện pháp can thiệp hiệu quả. Tránh để tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng đến khả năng học tập, cảm xúc, hành vi sau này khi trẻ trưởng thành.
Xem thêm:
Do đâu mà trẻ 1 đến 4 tháng tuổi ngủ ít hay giật mình
Có rất nhiều vấn đề khiến trẻ khó khăn trong việc ngủ, làm giảm thời gian và chất lượng giấc ngủ của trẻ. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ ít ngủ mà cha mẹ nên biết:
– Thay đổi môi trường sống: Tâm lý của trẻ phụ thuộc một phần vào sự thay đổi của môi trường sống, dẫn tới giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng. Có thể là việc chuyển từ ngủ cùng cha mẹ sang phòng ngủ riêng khiến trẻ sợ hãi (sợ ma, sợ quái vật, sợ những nhân vật trong phim hoạt hình…). Hay đi nhà trẻ làm cũng làm con có sự chuyển biến nhất định. Nếu gia đình có thêm thành viên nhỏ tuổi thì trẻ dễ nảy sinh ghen tị, sợ cha mẹ dành hết thời gian, yêu thương em nhỏ hơn nên trẻ trằn trọc khó ngủ.
– Thiếu dưỡng chất: Sự thiếu hụt vitamin D và canxi (hay gặp ở trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít hay giật mình còn bú và những trẻ đang phát triển hệ cơ, xương), thiếu các vi chất (kẽm, magie),… làm trẻ chậm phát triển, suy dinh dưỡng, gầy gò và thường xuyên quấy khóc, khó ngủ và ngủ ít hơn những bé khác.
– Liên quan đến bệnh lý: Trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp (viêm mũi mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,…) làm trẻ ngạt mũi, bệnh đường tiêu hóa (đau chướng bụng, tiêu chảy,…), bị chứng tăng động, kích thích thần kinh, rối loạn tập trung… đều gây nên hậu quả là rối loạn giấc ngủ và có thể diễn biến ngày càng trầm trọng hơn. Ngoài ra, trẻ cũng bị khó chịu và quấy khóc nhiều hơn trong quá trình mọc răng.
– Chế độ ăn uống và sinh hoạt chưa hợp lý: Khi gần tới giờ đi ngủ mà trẻ lại đang trong trạng thái đầy bụng khó tiêu do vừa ăn cách đây không lâu, hoặc bị đói thì việc khó ngủ sẽ rất hiển nhiên. Để trẻ giải trí bằng điện thoại trước khi ngủ cũng là một thói quen xấu cha mẹ cần loại bỏ. Để trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày hay ngủ quá gần với giấc ngủ tối khiến trẻ sinh ra trằn trọc và khó ngủ hơn.

Tách ra ngủ riêng có thể khiến bé sợ hãi và mất ngủ
Nhưng thực ra mẹ cũng không cần phải lo lắng thái quá. Khi nhận biết được trẻ ít ngủ là do nguyên nhân gì, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản mà vẫn hiệu quả để cải thiện giấc ngủ cho con.
Cách giúp trẻ từ 1 đến 4 tháng tuổi ngủ sâu giấc đủ giấc
Đôi khi một số trẻ khó ngủ bị tỉnh giấc vào ban đêm có thể tự mình ổn định và ngủ lại, một số khác lại rất cần được cha mẹ trấn an, vỗ về. Nhưng với những trẻ khó dỗ dành, cha mẹ hãy để ý đến những sự thay đổi đang xảy ra trong cuộc sống của trẻ dẫn đến căng thẳng. Những sự thay đổi này có thể không quan trọng đối với người lớn, nhưng lại là vấn đề lớn trong mắt con.
Một số cách mẹ có thể thực hiện hằng ngày để giúp trẻ ngủ ngon hơn, đó là:
Tập thói quen tốt trước khi ngủ: Các hoạt động cá nhân như rửa mặt, rửa tay chân, tắm, massage, thay quần áo thoáng mát cho trẻ trước khi đi ngủ… nên được thực hiện hàng ngày, liên tục, lặp đi lặp lại để tạo cho trẻ phản xạ có điều kiện. Cha mẹ hãy duy trì thời gian ngủ và thức hằng định cho trẻ ngay cả trong những ngày nghỉ cuối tuần.
Tạo cảm giác an toàn: Trước khi ngủ, cha mẹ hãy tạo cảm giác an toàn bằng cách cho trẻ mang theo những vật yêu thích lên giường như: gấu bông, búp bê, gối ôm, vỗ về trẻ khi cần thiết….
Loại bỏ dần những thói quen xấu: Trẻ trong độ này đã có hiểu biết và hứng thú nhiều hơn với TV, máy tính, các phương tiện truyền thông và Internet. Cha mẹ nên hạn chế và giám sát con khi tiếp xúc với các yếu tố này vì có nguy cơ làm gián đoạn giấc ngủ sinh lý. Bên cạnh đó, trẻ thường học thói quen của người lớn, phụ huynh cũng nên kiểm soát việc sử dụng những thiết bị điện tử này để làm gương cho con.

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với tivi, máy tính, các phương tiện truyền thông để tránh gián đoạn giấc ngủ hàng ngày
Cho trẻ tham gia vào các hoạt động ngoài trời: Điều này giúp trẻ tăng cường lượng vitamin D và hấp thụ canxi cho hệ xương khớp chắc khỏe và phát triển chiều cao một cách tốt nhất. Đồng thời, trẻ sẽ có giấc ngủ ngon hơn sau 1 ngày hoạt động vui vẻ, thoải mái. Tuy nhiên, tránh cho bé tham gia hoạt động gây sợ hãy, kích thích thần kinh làm bé ngủ mơ hay lo sợ về ban đêm.