Trẻ sơ sinh vặn mình nhiều phải làm sao là câu hỏi luôn thường trực trong đầu những bậc cha mẹ nuôi con nhỏ. Giờ đây mẹ có thể yên tâm với những lời khuyên từ các chuyên gia đầu ngành giúp bé hết tình trạng vặn mình, ngủ ngon giấc và phát triển toàn diện nhất.
1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh vặn mình nhiều
Về tình trạng trẻ sơ sinh vặn mình, các nguyên nhân được lưu truyền trong dân gian theo ông bà ta là vì trẻ đang lớn, vặn mình để phát triển nhanh. Một số mẹ bỉm sữa thì giải thích cho nhau rằng, trẻ sơ sinh vặn mình vì khi bé ở trong bụng mẹ rất yên tĩnh, ấm áp, cảm giác an toàn. Khi ra ngoài, con cảm thấy không gian rất rộng lớn, mênh mông, vì vậy bé vặn mình, rướn mình để có cảm giác thoải mái, tự tin hơn.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì có 2 nguyên nhân chính gây nên hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh, bao gồm:
Thứ nhất, là trẻ bị thiếu canxi. Trong những tháng đầu tiên của cuộc đời, trẻ sơ sinh có nhau cầu canxi rất cao để phát triển hệ xương khớp, mọc răng,… Tuy nhiên, khi rời khỏi bụng mẹ, lượng canxi mà trẻ được tiếp nhận giảm đột ngột khiến trẻ bị thiếu hụt. Do đó, bé có cảm giác nhức mỏi cơ, xương nên vặn mình, rướn mình, gồng mình để phản ứng lại. Những trẻ thiếu canxi cũng rất hay quấy khóc, đặc biệt là vào ban đêm khiến cha mẹ vô cùng mệt mỏi.
Thứ hai, theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, hầu hết trẻ sơ sinh từ lúc mới sinh đến khi được vài tuần tuổi đều không thể tránh được hiện tượng vặn mình khi ngủ. Nguyên nhân được các chuyên gia giải thích là khi bé ra đời, vỏ não của bé vẫn chưa được hoàn thiện, các hoạt động của vỏ não chưa được vận hành một cách tối đa. Do đó, hoạt động của vùng dưới vỏ não sẽ được kích hoạt chủ yếu. Khi hoạt động dưới vỏ não diễn ra mạnh mẽ, bé sẽ thường xuyên có các động tác như vung chân tay, giơ tay, giơ chân, vặn mình, gồng mình.
Mặc dù không phải là nguyên nhân phổ biến, tuy nhiên, bên cạnh 2 nguyên nhân kể trên, mẹ nên tìm hiểu thêm các nguyên nhân khác khiến bé hay vặn mình, ngủ không được ngon giấc do nguyên nhân bệnh lý. Cách tốt nhất là mẹ nên đưa bé tới các bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra nếu tình trạng vặn mình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ và sự phát triển của con.
2. Trẻ sơ sinh vặn mình nhiều phải làm sao?
Trẻ sơ sinh thường hay có biểu hiện vặn mình, gồng mình khi đi ngủ, theo các chuyên gia đó là những dấu hiệu bình thường trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, vặn mình có thể là biểu hiện bất thường nếu kèm theo đó là các dấu hiệu khác như bé quấy khóc, đổ mồ hôi trộm… Khi thấy những dấu hiệu này, mẹ cần theo dõi và nhanh chóng đưa con đi gặp bác sĩ nếu cần thiết.
Dưới đây là một số giải pháp được các chuyên gia gợi ý cho mẹ khi trẻ sơ sinh vặn mình nhiều khi ngủ.
- Giúp bé cảm thấy thoải mái khi đi ngủ
Nguyên nhân khiến bé cảm thấy khó chịu và hay vặn mình khi ngủ đôi khi là do bé cảm thấy không thoải mái với quần áo đang mặc, nhiệt độ phòng quá nóng hoặc lạnh, bé bị quấn chăn quá chặt. Chính vì vậy, mẹ hãy giúp con thoải mái nhất có thể bằng cách mặc quần áo thoải mái, chất liệu mềm mịn cho con, để nhiệt độ phòng không quá cao hoặc quá thấp. Nếu mẹ dùng biện pháp quấn chăn cho bé thì cũng không nên quấn quá chặt sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu và vặn mình.
Ngoài ra, nếu bé đang ngủ ở nơi ồn ào, mẹ hãy nhẹ nhàng chuyển bé vào phòng ngủ yên tĩnh hơn. Mẹ có thể vuốt ve, mát xa, ôm bé vào lòng, hát ru sẽ giúp bé thấy dễ chịu hơn. Nếu bé bị trớ, ọc sữa thì mẹ nên lau khô và thay quần áo cho con, dùng khăn sạch lau miệng cho bé, bế bé lên một lúc rồi mới cho con đi ngủ tiếp.
- Tắm nắng thường xuyên cho trẻ
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình là do bé bị thiếu canxi. Chính vì vậy, tắm nắng hàng ngày là một biện pháp hữu hiệu giúp tăng cường vitamin D, từ đó giúp bé thấp thu được canxi một cách tối ưu. Thời gian tắm nắng từ 10 – 15 phút. Mẹ cần cởi bớt quần áo trẻ để tắm, cởi từ từ, không nên cởi hết một lúc khiến cơ thể trẻ chưa quen có thể bị cảm nắng. Sau khi tắm nắng xong cần lấy khăn mềm lau sạch mồ hôi và cho trẻ ngồi trong nơi thoáng mát, mặc quần áo cotton rộng.
- Mẹ nên thay đổi chế độ dinh dưỡng
Trong những năm tháng đầu đời, nguồn thức ăn chủ yếu của bé là sữa mẹ. Chính vì vậy những vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể bé chủ yếu được cung cấp từ sữa mẹ. Nếu vì nguyên nhân nào đó mà mẹ không có sữa cho con thì sẽ được thay thế bằng sữa công thức. tăng cường các thực phẩm giàu canxi như cá hồi, cá ngừ, cá thu và uống thêm các thực phẩm bổ sung canxi. Ngoài ra, mẹ cũng cần tắm nắng để cơ thể hấp thu canxi tốt hơn.
Các chuyên gia khuyến cáo, các mẹ sau sinh không nên có chế độ ăn uống kiêng khem quá nhiều như chỉ ăn thịt nạc rang khô với mắm, muối, gừng, nghệ, ăn rau luộc thông thường… Các mẹ nên thay đổi thức ăn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng, có như vậy con trẻ mới có thể khỏe mạnh khi bú sữa từ mẹ.
- Tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
Nếu mẹ đã làm mọi cách mà con vẫn bị vặn mình, gồng mình thường xuyên, kết hợp với đó là bé khó ngủ, ngủ hay quấy khóc, chậm lên cân,… thì mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế để được thăm khám và hỗ trợ kịp thời.
Vặn mình là hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh. Chính vì vậy, mẹ không nên quá lo lắng khi thấy con đỏ ửng mặt mũi mỗi khi vặn mình. Hãy thực hiện theo những lời khuyên ở trên của soki tium để giúp con hạn chế tình trạng này nhé.
Nhận tư vấn từ dược sỹ ngay tại đây
>>> Xem thêm: 7 cách hay cho mẹ để chữa trẻ sơ sinh vặn mình