Trong suốt quá trình phát triển của mỗi đứa trẻ sẽ có nhiều thay đổi, đặc biệt là trong cách ăn và ngủ. Bất cứ khi nào có sự thay đổi trong thói quen của con sẽ khiến cha mẹ đặt câu hỏi ngay lập tức về nguyên nhân của sự thay đổi đó. Vậy trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít liệu có phải là một vấn đề bình thường?
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có tốt không?
Trong một vài trường hợp trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có thể sẽ không gây nguy hại hay ảnh hưởng gì bởi giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ trong giai đoạn đầu đời. Sự phát triển của trẻ có thể xảy ra ở các độ tuổi khác nhau, nhưng phổ biến nhất là sau khi sinh từ 3 tuần đến 4 tuần, 7 tuần, 10 tuần, 3 tháng đến 4 tháng và 6 tháng. Trong giai đoạn này bé sẽ ngủ nhiều hơn bình thường và hầu hết các bé sẽ ngủ thông qua lịch trình được cho bú của mình.
Mẹ không nên quá lo lắng khi thấy bé ngủ nhiều bú ít hơn trong giai đoạn phát triển và đừng đánh thức bé dậy khi chưa cần thiết vì có những diễn biến sinh lý quan trọng sẽ được diễn ra trong khi ngủ, em bé của mẹ sẽ bú nhiều hơn khi được thức dậy với một giấc ngủ ngon, sâu giấc.

Mẹ cần chú ý các vấn đề bệnh lý khi trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít
Mặc dù giấc ngủ đóng vai trò quan trọng nhưng nếu trẻ ngủ quá nhiều so với thời gian tiêu chuẩn sẽ khiến bé mệt mỏi, cơ thể uể oải, tinh thần không được tỉnh táo, thể trạng sa sút, biếng bú và có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn.
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều ít bú nếu để lâu ngày, không được khắc phục thì con sẽ ốm yếu, còi cọc, thiếu dưỡng chất và hệ miễn dịch vốn chưa được hoàn thiện càng thêm suy giảm chức năng. Chính vì vậy, mẹ cần đặc biệt lưu ý cung cấp đủ lượng sữa cho bé, đảm bảo giấc ngủ đúng, đủ, chất lượng, tạo tiền đề để bé phát triển khỏe mạnh.
>> Xem thêm:
Lý do khiến trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít
Trẻ ngủ nhiều, ít bú cũng có thể do thói quen được tạo ra bởi bố mẹ chưa chăm sóc con một cách khoa học. Loại trừ những giai đoạn con ngủ nhiều, bú ít ở trên, thì việc này có thể do một số nguyên nhân khác nữa. Mẹ cần chú ý đến những trường hợp sau:
Trẻ bị sốt: Nếu cơ thể bé đang mắc bệnh sẽ khiến con uể oải, không muốn thức dậy để bú. Thông thường, trẻ sơ sinh bị sốt sẽ ngủ rất nhiều, lười bú ngay cả khi con đói. Vấn đề mất nước do nôn trớ, tiêu chảy hoặc ra nhiều mồ hôi cũng khiến trẻ ngủ nhiều, ngủ liên tục trong trạng thái mệt mỏi.
Trẻ bị viêm màng não: Đây là một trong những bệnh rất nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh vì khả năng gây tử vong cao hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề. Nếu mẹ thấy con có triệu chứng ngủ nhiều, ngủ li bì, hôn mê, bú ít,…thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và trực tiếp điều trị.
Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít?
Trong khi ngủ say, não bộ của trẻ sơ sinh sẽ tiết ra hormone tăng trưởng GH giúp bé lớn lên, phát triển chiều cao, trí tuệ, tinh thần thoải mái, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít cũng là một vấn đề mẹ cần đặc biệt lưu ý bởi lúc này giấc ngủ không còn mang hiệu quả tích cực nữa mà đã trở thành một rắc rối mẹ cần cân bằng lại cho bé.
Nếu thấy con ngủ quá lâu, mẹ nên đánh thức nhẹ nhàng để bé dậy bằng một số mẹo nhỏ sau đây để không ảnh hưởng đến sức khỏe của con:
- Chạm nhẹ vào bé: Trẻ sơ sinh thường rất nhạy cảm, vì vậy mẹ nên chạm nhẹ nhàng vào má để bé không bị giật mình và tỉnh giấc.
- Tháo bỏ bớt lớp chăn quấn: Trẻ sơ sinh rất thích được quấn, tạo cảm giác an toàn như khi còn trong tử cung của mẹ, vì vậy nếu muốn con thức dậy nhẹ nhàng mẹ nên từ từ tháo bỏ bớt lớp chăn ấm áp của bé.
- Cho bé bú: Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ có phản xạ mút tự nhiên khi đặt ti vào miệng, vì vậy để đánh thức bé, mẹ cũng có thể bắt đầu cho bé bú và con sẽ dần tỉnh ngủ.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng thêm một số biện pháp sau đây:
- Tạo lập thói quen ngủ và bú cho trẻ từ khi được 3 tuần tuổi, dạy trẻ phân biệt ngày – đêm để trẻ tự thực hiện đều đặn các hoạt động của chính mình.
- Cho trẻ bú theo nhu cầu, để trẻ tự đói và đòi bú thì sẽ có hiệu quả tốt hơn, vì khi cần thiết nếu được bú kịp thời trẻ sẽ thích thú và tiêu hóa tốt hơn.
- Cho bé đi khám định kỳ và thực hiện lịch tiêm chủng đầy đủ, đảm bảo chế độ chăm sóc khoa học, hợp lý, tránh máy móc, rập khuôn.
- Nếu trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, cần đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ để lượng sữa đạt chất lượng.
- Nếu vì một lý do nào đó con sử dụng sữa ngoài thì mẹ cần phải chắc chắn đảm bảo về chất lượng và sự an toàn của loại sữa đó.
Với những trường hợp trẻ sơ sinh ngủ nhiều ít bú hoặc bỏ bú lâu ngày do bệnh lý mẹ nên theo dõi tình trạng và đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời.