Trẻ sơ sinh ngủ ngày khóc đêm là tình cảnh khiến rất nhiều cha mẹ phát điên. Có rất nhiều cách để giúp bé điều chỉnh giấc ngủ vào ban ngày và ngủ ngoan vào ban đêm, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho mẹ giải pháp đến từ bác sĩ Barton D. Schmitt thuộc Bệnh viện Nhi đồng Colorado (Hoa Kỳ).
Xem thêm:
Trẻ sơ sinh ngủ ngày khóc đêm ở mức độ nào là có vấn đề?
Nhiều khi cha mẹ thấy trẻ sơ sinh vặn mình quấy khóc, con ngủ ngày khóc đêm nhưng không rõ là bé ngủ ban ngày như vậy là quá nhiều hay vừa đủ và giấc ngủ đêm có bị ảnh hưởng nhiều không. Bởi vì không phải bé nào cũng quấy khóc trắng đêm và ngủ bù nguyên vào ngày hôm sau.
Theo bác sĩ Barton D. Schmitt, cần dựa vào một số tiêu chuẩn để nhận định tình trạng giấc ngủ của bé. Một vấn đề giấc ngủ xuất hiện khi:
- Trẻ hơn 4 tháng tuổi không thể ngủ qua đêm ít nhất 7 giờ liên tục.
- Bé thức giấc và quấy khóc một hoặc nhiều lần trong một giấc ngủ đêm.
- Bé chỉ có thể trở lại giấc ngủ khi cha mẹ dỗ dành, thậm chí nhiều biện pháp dỗ dành cũng không thực sự có tác dụng.
- Bé cáu gắt và không cần cho ăn vào giữa đêm

Mẹ cần xác định mức độ quấy khóc không ngủ của bé
Điều gì khiến trẻ sơ sinh ngủ ngày khóc đêm, hay vặn mình quấy khóc?
Nếu mẹ thấy bé con thường xuyên ngủ và ngủ ngoan vào ban ngày, nhưng ban đêm lại biến thành một đứa trẻ khác. Vì sao bé luôn là điều phiền phức cho cả nhà?
Thậm chí, sự phiền phức lan sang hàng xóm khiến họ cũng phải khó chịu vì tiếng khóc hàng đêm của bé? Nhiều khi cha mẹ không để ý, nhưng một số hành động thường ngày có thể là thủ phạm trực tiếp “làm hư” bé.
- Bác sĩ Barton D. Schmitt cho biết, nguyên nhân chính làm trẻ sơ sinh ngủ ngày khóc đêm là động tác vỗ bé hoặc bế bé đi bộ cho đến khi ngủ. Hầu hết, trẻ thường có 4 đến 5 lần thức giấc ngắn mỗi đêm vào cuối mỗi chu kỳ ngủ. Nhiều bé có thể tự xoa dịu mình trở lại giấc ngủ. Nhưng cũng có những trẻ chưa học được cách ngủ độc lập và bắt đầu cất tiếng khóc đòi cha mẹ đến bên cạnh. Đó là hệ quả của việc để bé phụ thuộc vào những cái vỗ dù chỉ rất nhẹ, hoặc những chuyển động, những thói quen không tốt cho giấc ngủ của bé.
- Bên cạnh đó, nếu cha mẹ không nắm rõ nhu cầu và thời gian ngủ tiêu chuẩn thích hợp với lứa tuổi thì rất dễ khiến bé “buông thả” với chính giấc ngủ của mình. Bé sơ sinh chưa thể nhận biết ngày-đêm cho đến khi bé được 4-6 tháng tuổi. Vì thế, bé cần nhận được sự giúp đỡ từ cha mẹ để có được lịch trình ngủ hợp lý nhất. Từ đó, bé sẽ tránh được những yếu tố vô tình làm ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của mình.
Làm thế nào để mẹ điều chỉnh tốt hành vi ngủ ngày khóc đêm ở trẻ?
Quá trình điều chỉnh giấc ngủ ban ngày và ban đêm cho trẻ sơ sinh cần sự kiên định kéo dài. Để bé có được giấc ngủ ngon vào ban đêm, và tất nhiên là cả những giấc ngủ ngon của cha mẹ và hàng xóm thì cha mẹ cần chú ý những điều sau:
1. Đặt bé vào chỗ ngủ ngay khi có dấu hiệu buồn ngủ
- Việc đặt bé vào chỗ ngủ khi bắt đầu buồn ngủ nhưng vẫn chưa ngủ là cách giúp bé ngủ độc lập. Bé cần nhớ rằng giấc ngủ của bé là ở một chỗ cố định nhưng không phải trên tay mẹ. Nếu bé quấy khóc không ngừng, hãy an ủi bé cho đến khi tinh thần bé ổn định hơn.
- Tuy nhiên, điều quan trọng mẹ cần chú ý là dừng động tác vỗ bé lại trước khi bé ngủ hoàn toàn.

Bé cần học cách ngủ độc lập
- Bé cần phải học cách tự mình đi vào giấc ngủ. Điều này có lợi khi bé thức giấc vào ban đêm và có thể tự ngủ lại.
2. Đến an ủi khi bé khóc
Nếu bé vẫn chưa thể ngủ và vẫn quấy khóc, mẹ hãy đến an ủi bé một số lần cần thiết cho đến khi bé ngủ. Nhưng đừng ở lại với bé lâu hơn 1 phút. Chỉ cần với cử chỉ vỗ về hoặc giọng nói trấn an bé nhẹ nhàng, cách mỗi 5-15 phút và khoảng cách thời gian lớn dần giữa mỗi lần lại gần bé.
3. Không bế bé ra sau khi đã được đặt vào cũi
- Mẹ có thể nóng lòng với tiếng khóc của bé, nhưng thời gian để bé học cách tự ngủ chính là thời gian tốt nhất để thiết lập giấc ngủ cho bé. Hãy kiên định vì hầu hết trẻ nhỏ đều khóc từ 30 đến 90 phút trước khi ngủ.
- Trẻ sơ sinh hay vặn mình quấy khó cho đến khi con học được cách ngủ độc lập. Khi con thức giấc và quấy khóc hơn 5-10 phút, lúc này mẹ có thể đến trấn an bé, hoặc bế bé để dỗ ngủ cho đến khi ngủ lại. Nhưng tuyệt đối không đưa bé ra khỏi phòng ngủ hay nói chuyện, chơi đùa với bé.
4. Kiểm soát giấc ngủ ngắn ban ngày
Bé khó ngủ, quấy khóc vào ban đêm có thể vì ngủ quá nhiều vào ban ngày. Tùy vào thời gian ngủ tiêu chuẩn với lứa tuổi của bé, mẹ hãy giúp bé điều chỉnh lại để không ảnh hưởng đến giấc ngủ tối.
- Bé sơ sinh thường ngủ 2-3 tiếng mỗi giấc ngủ ngắn, khi mẹ thấy bé ngủ nhiều giấc hơn và ngủ lâu hơn bình thường, hãy tự tin đánh thức bé dậy. Bé nên được ăn và tỉnh táo trong một khoảng thời gian mới ngủ tiếp.
- Mẹ cũng hạn chế để bé ngủ vào giờ chiều muộn, quá sát giờ ngủ tối.
Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung thêm Lactium trong sản phẩm Soki Tium cho bé. Lactium có tác dụng thư giãn tinh thần và nuôi dưỡng trí não sẽ giúp bé đi vào giấc ngủ ngon sinh lý một cách dễ dàng. Là hoạt chất được thủy phân từ sữa, Lactium an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đã có rất nhiều bà mẹ bỉm sữa bổ sung Lactium cho bé song song với quá trình rèn luyện giấc ngủ cho con và đạt kết quả rất tốt. Đây là một biện pháp mẹ không nên bỏ qua.
Tìm hiểu thêm về sản phẩm Soki Tium và liệu trình chăm sóc giấc ngủ chi tiết cho con tại đây:
Hãy kiên trì với trẻ sơ sinh ngủ ngày khóc đêm. Với những cách thức của bác sĩ Barton D. Schmitt tại Bệnh viện Nhi đồng Colorado, tình trạng giấc ngủ của bé sẽ được cải thiện trong vòng 1 tuần.