Ngày nay, các mẹ trẻ chăm con thường là sự giao thoa kết hợp giữa những mẹo dân gian truyền thống và những lời khuyên khoa học. Dựa trên sự đánh giá về khả năng thích nghi, tính an toàn nhất cho con. Trong việc chăm trẻ sơ sinh ngủ ít cũng không ngoại lệ. Câu chuyện của mẹ trẻ 9x Lan Anh dưới đây là một trong những điển hình của phương pháp chăm con khoa học.
Lần đầu làm mẹ và những lúng túng trẻ ngủ ít hay nhiều cũng không biết
Có lẽ đây cũng là tâm sự chung của nhiều người trong lần đầu làm mẹ. Sự lúng túng từ những ngày bắt đầu mang thai, đến khi sinh con rồi nuôi con trong những ngày tháng đầu tiên. Mẹ Lan Anh của chúng ta cũng như thế: “Trước ở nhà toàn được mẹ chiều, cái gì cũng là mẹ làm hộ cho nên kinh nghiệm sống, nhất là mấy việc chăm sóc con cái, vun vén gia đình gần như bằng không. Mẹ đẻ mình còn hay trêu chỉ sợ lấy chồng rồi không biết chăm con, con nó khổ”.
Chính vì thế trong việc giấc ngủ của con lại càng là bài toán với những thách thức lớn: “Trước đi thăm bà đẻ, lúc nào đến cũng là cháu nó đang ngủ. Chỉ dậy tí xíu rồi lại ngủ tiếp. Nên là mình cứ nghĩ trẻ nhỏ sơ sinh sẽ ngủ rất nhiều. Đến em bé nhà mình thì lại hơi khác khác. Tuần đầu thì con ngủ khá nhiều, từ 12 – 14 tiếng mỗi ngày, ngủ xong rồi dậy ăn, chơi với mẹ xíu xiu lại ngủ. Nhưng từ ngày 10 trở đi, đã có sự thay đổi rõ nét. Ban ngày con ngủ ít hơn, thích dậy rồi nhìn ngắm xung quanh. Thời gian ngủ mỗi ngày của con rút ngắn lại chỉ còn khoảng 10 – 12 tiếng. Mình cũng chẳng biết con ngủ như thế là ít hay nhiều, đã đủ hay chưa”
Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ ngủ từ 14 – 18 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, với mỗi bé khác nhau, cũng có sự khác biệt về thời lượng giấc ngủ. Trẻ sơ sinh ngủ ít vì thề không được định nghĩa chính xác. Tuy nhiên nếu bé đột nhiên ngủ ít hơn mọi khi, đi cùng với đó là những dấu hiệu về rối loạn giấc ngủ như khóc, trằn trọc, hay vặn mình giật mình thì rất đáng lo ngại.
Mẹ Lan Anh cũng cho biết “Thời gian đầu con ngoan nên mình cũng nhàn, mặc dù ít ngủ hơn những cũng kệ bé thế thôi. Nhưng khoảng 1 tháng sau, bé rất hay hờn, cứ ngủ dậy lại hờn, rồi trằn trọc khó vào giấc. Ngủ đã ít mà giấc ngủ còn không sâu, rất thính ngủ, chỉ một tiếng động nhẹ thôi cũng đủ làm con vặn mình, giật mình rồi quấy khóc. Con như thế nên mẹ cũng mệt mỏi, đẻ xong mới được 1 tháng đã phải thức đêm trông con, người cứ như 35, 40 tuổi rồi vậy”
>>> Xem thêm: Ít ngủ ở trẻ sơ sinh phải làm sao? “Tuyệt chiêu” cho mẹ
Mẹ trẻ thời công nghệ, chăm trẻ sơ sinh ít ngủ khoa học, an toàn
Mẹ trẻ Lan Anh may mắn được ở cùng với ông bà nội bé Sóc, nên cũng được ông bà đỡ đần ít nhiều. Hơn nữa, mẹ chồng từng có kinh nghiệm hơn 20 năm làm y tá ở viện nên kinh nghiệm chăm sóc em bé cũng khá nhiều, đặc biệt vấn đề trẻ sơ sinh ngủ ít cũng như thế. Mà theo mẹ Lan Anh nói “việc gì khó có bà cháu lo”. Tuy nhiên, có một điều hạn chế khi bà chăm cháu đó là phần lớn những phương pháp, cách làm xuất phát từ kinh nghiệm cá nhân và dân gian truyền miệng chứ chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh.
“Những ngày con quấy khóc may mà có bà nội giúp đỡ chăm sóc, nhất là vào ban đêm. Bà cũng tích cực áp dụng cho cháu một vài cách như là cho con đeo vòng dâu tằm, cây trúc đùi gà, tỏi, hạt bìm bìm, lá trầu không,….Đôi khi còn cho bé sử dụng một số thảo dược như gối đinh lăng, hạt sen hay lạc tiên,….Tuy nhiên, có một vấn đề xảy ra đó là những phương pháp này không điều trị được dứt điểm, chỉ được hiệu quả nhất thời, cứ khoảng 2, 3 ngày là con lại khóc trở lại. Thậm chí tình trạng trẻ sơ sinh ít ngủ còn diễn ra nghiêm trọng hơn trước”
Cũng từ lo lắng về tính an toàn và hiệu quả của cách làm này mà mẹ Lan Anh đã phải hỏi thăm rất nhiều những người bạn của mình làm dược sỹ, bác sỹ chuyên khoa nhi. Những nguyên nhân của vấn đề được hé mở “Câu chuyện nào cũng có căn nguyên của nó. Từ tư vấn của một người bạn Dược sỹ mà tôi biết được rằng trẻ sơ sinh ngủ ít, ngủ không sâu giấc dễ giật mình có thể xuất phát từ các yếu tố môi trường (âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ, không khí); vi chất dinh dưỡng; tình trạng sức khỏe hoặc trạng thái tâm lý”. Từ đó, mẹ Lan Anh cùng cả nhà đã có một kế hoạch rõ ràng để luyện ngủ cho thiên thần bé bỏng của cả nhà. Và điểm đặc biệt nhất chính là phương pháp luyện bé tự ngủ. “Đây là một phương pháp mới, khoa học, làm được điều này thì con ngủ ngon, mẹ cũng nhàn hơn rất nhiều, không còn lo tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ít. Quan trọng nhất là tính nhất quán, liên tục để tạo thói quen”. Những bước làm cũng đơn giản như sau:
- Luyện cho bé phân biệt ngày và đêm bằng ánh sáng, thói quen và hướng dẫn của bố mẹ. Khi con đến giờ ngủ, tất cả ánh sáng phải nhỏ lại, bố mẹ cũng cần đi ngủ để làm mẫu cho con.
- Không để bé ngủ trên tay, hãy đặt bé xuống giường để con tự ngủ
- Chu trình “ĂN – CHƠI – NGỦ”

Chăm sóc trẻ quan trọng nhất là an toàn để con phát triển tốt cho sau này
Mẹ Lan Anh cũng chia sẻ về sản phẩm Soki Tium được giới thiệu từ người bạn dược sỹ “Bạn tôi là dược sỹ của nhãn hàng Soki Tium, bên cạnh tư vấn cách chăm bé, bạn cũng giới thiệu cho tôi sử dụng thử sản phẩm Soki Tium cho bé. Đây là sản phẩm hoàn toàn từ sữa, được chứng nhận an toàn bởi các cơ quan uy tín, có thẩm quyền nên tôi cũng an tâm. Hồi bé Sóc sử dụng là khi 2 tháng tuổi. 2 gói/lần/ngày, đến ngày thứ 6 là gần như bé đã vào giấc ổn định rồi.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của mẹ Lan Anh trong hành trình chăm sóc trẻ. Đây là kinh nghiệm quý giá và lời động viên cho nhiều mẹ trẻ cố gắng hơn. Cảm ơn mẹ Lan Anh đã dành thời gian chia sẻ câu chuyện này, chúc bé Sóc và gia đình mẹ luôn khỏe mạnh, hạnh phúc.