Ngủ là một trong hai “nhiệm vụ” chính của trẻ sơ sinh bên cạnh việc bú sữa. Trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày có phải là vấn đề cần lo lắng không? Thời gian ngủ của con bao nhiêu là đủ? Qua bài viết bên dưới, Soki-Tium xin chia sẻ với mẹ những thông tin hữu ích này.
Trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày có nguy hiểm không?
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh theo mỗi tháng tuổi lại có những chuyển biến khác nhau, nhưng tựu chung lại là chúng không theo nhịp ngày đêm. Dù là ngày hay đêm thì mẹ vẫn phải luôn túc trực để thay tã, cho bé bú và dỗ bé ngủ. Điều này đồng nghĩa với việc thời gian ngủ của trẻ ảnh hưởng lớn đến tinh thần và sức khỏe của bố mẹ, khiến mẹ không khỏi mệt mỏi.
Khi vừa chào đời, hầu hết thời gian của trẻ là dành để ngủ và chỉ thức dậy để bú và đi vệ sinh. Thời gian ngủ trung bình của trẻ sơ sinh là từ 18- 20 tiếng một ngày, chia thành nhiều giấc. Một giấc ngủ thường có thời lượng khá ngắn, chỉ kéo dài khoảng 2- 3 tiếng mỗi giấc vào ban ngày và giấc ngủ sâu 8 – 9 tiếng vào ban đêm.
Tuy nhiên, mỗi trẻ lại là một cá thể khác nhau, vì thế thời gian ngủ của trẻ cũng không giống nhau, trẻ càng ít tháng tuổi càng cần ngủ nhiều. Vậy nên để đánh giá trẻ ngủ ít hay nhiều thì mẹ nên dựa vào tổng thời gian ngủ trong một ngày. Nếu bé của mẹ ngủ ít hơn 10 tiếng thì tức là trẻ đang trong tình trạng ngủ ít.

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh nên kéo dài từ 18-20 tiếng một ngày chia thành nhiều giấc
Mối nguy hại khi bé ngủ ít ban ngày
- Chậm lớn, chậm phát triển bình thường, có nguy cơ suy dinh dưỡng.
- Dễ gặp phải các căng thẳng lo lắng và dễ bị ảnh hưởng với các yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài. Trẻ hay có biểu hiện quấy khóc, sợ hãi, stress,..
- Ngủ không đủ giấc vào ban ngày kéo dài sẽ dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ: hình thành thói quen trẻ khó ngủ, ngủ ít, thức nhiều không có giờ ngủ cố định,..
- Trẻ sơ sinh ít ngủ khiến cho sinh hoạt của cả gia đình bị đảo lộn. Bố mẹ rất mệt mỏi vì ban ngày phải làm việc và đến đêm lại phải thức để chăm sóc, dỗ dành trẻ. Tình trạng này kéo dài gây nên căng thẳng, khiến bố mẹ dễ cáu gắt, khó chịu vì thời gian nghỉ ngơi bị thu hẹp lại.
Nguyên nhân khiến bé không ngủ ngày
Cha mẹ không tạo thói quen ngủ thích hợp cho trẻ (SOAD – Sleep onset association disorder)
SOAD là một chứng khi bé bị rối loạn giấc ngủ điển hình do việc tạo thói quen ngủ không phù hợp. Những trẻ này thường đòi hỏi phải có những điều kiện “đặc biệt” như cho ăn, bế rong, chơi điện thoại hoặc đu đưa khi ngủ… Vào ban đêm, con bạn lần lượt trải qua các giai đoạn của giấc ngủ từ ngủ động, ngủ sâu rồi thức dậy 1,2 phút sau vài giờ. Nếu không có các điều kiện đặc biệt (ví dụ trẻ thấy mình không đang trong lòng mẹ) trẻ sẽ khóc cho đến khi bạn trở lại và đón bé vào lòng.
Mẹ có thể giải quyết vấn đề này bằng cách dạy con mình cách tự ngủ (để xuống giường khi bé cảm thấy buồn ngủ nhưng vẫn còn thức). Đôi khi, đi ngủ muộn hơn 30 phút có thể giúp cho quá trình này. Bé có thể cảm thấy phiền phức trong 1, 2 đêm đầu nhưng chứng khóc đêm sẽ biến mất sau 1 tuần.
Bé ngủ trong lúc bụng đói
Bé cảm thấy dói bụng gây ra những khó chịu nhất định. Tác động đến giấc ngủ rất lớn, điều này mẹ cần chú ý hơn bằng cách để trẻ bú đầy đủ sữa hoặc ăn đủ no trước giờ đi ngủ
Trẻ có vấn đề về sức khỏe
Nhiều vấn đề về sức khỏe thông thường bị bỏ qua như là một nguyên nhân gây gián đoạn giấc ngủ. Nếu bé của mẹ ho thường xuyên vào ban đêm, bé có thể bị hen suyễn cần điều trị. Trào ngược dạ dày có thể có liên quan đến đau bụng và nôn vào ban đêm. Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ là một vấn đề rất phổ biến liên quan đến tình trạng ngáy có thể làm gián đoạn giấc ngủ, khiến trẻ tỉnh giấc ban đêm. Soki-Tium khuyên bạn nên đến gặp bác sĩ nhi khoa đối với các trường hợp này.
Nguyên nhân về môi trường
Nguyên nhân này dường như đã trở nên quá hiển nhiên. Phòng ngủ của bé có tivi hay không? Nếu có, hay bỏ tivi ra ngoài. Có tiếng ồn lớn từ hàng xóm, hay đường bên ngoài vọng vào không? Bé có đang chia sẻ phòng ngủ với anh chị em ruột hay bố mẹ có gây ra nhiều tiếng ồn không? Phòng của bé có quá nóng hay lạnh không? (>24 độ C hay <15 độ C). Mẹ cần giải quyết các vấn đề này để giúp bé ngủ ngon hơn.
Vai trò của ngủ đủ giấc với sức khỏe trẻ sơ sinh
Trẻ sẽ lớn lên trong khi ngủ: Hormone tăng trưởng được sản sinh vào nhiều thời điểm trong ngày. Tuy nhiên khoảng thời gian từ 23 giờ đêm đến 1 giờ sáng là lúc lượng hormone ấy được giải phóng nhiều nhất.
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều để phát triển trí tuệ: Trong khi bé ngủ thì não của trẻ sẽ có nhiều điều kiện để phát triển, từ đó giúp bé trở nên nhanh nhạy hơn và thông minh hơn. Hệ thần kinh của con cũng được củng cố, giúp trẻ thoải mái hơn về tinh thần và giúp con trở nên năng động, thích tương tác với mọi thứ xung quanh hơn.
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều còn để “củng cố” hệ miễn dịch: Ở trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch luôn rất yếu so với người lớn. Vì vậy, khi bé đi ngủ cũng chính là lúc hệ miễn dịch có cơ hội phát triển và tăng cường khả năng hoạt động mỗi ngày, nhằm giúp bé được khỏe mạnh hơn trong suốt quá trình lớn lên.
2. Giải pháp trị trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày
Trong vòng một tháng đầu, mẹ cần cho bé bú bất cứ lúc nào bé đói nhưng thông thường là từ 1,5 giờ đến 2 giờ vào ban ngày và 3,5 đến 4 giờ vào ban đêm cho một cữ bú, từ 8-12 cữ trong vòng 24 giờ một ngày. Trung bình một em bé sơ sinh sẽ cần được cung cấp 600ml sữa mỗi ngày (hai tuần đầu ít hơn từ 300 đến 400ml).
Khi trẻ sơ sinh ngủ ngày ít, bé sẽ không đảm bảo được thời gian ngủ. Do đó, mẹ cần phải khắc phục để đảm bảo sự phát triển sinh lý bình thường. Trẻ sơ sinh ngủ ít cũng dễ gặp phải các nguy cơ sau:
Khi trẻ thức liên tục ban ngày, kể cả vào những giờ ngày thường bé ngủ, mẹ có thể lưu ý thực hiện những giải pháp đơn giản như:
- Đặt bé ngủ trên nôi riêng thay vì ngủ chung với bố mẹ trên giường. Việc này cũng giúp tạo thói quen ngủ một mình để bé hạn chế tình trạng giật mình, bé vặn mình khó ngủ và hay khóc giữa giấc khiến giấc ngủ không sâu.
- Lựa chọn gối ngủ phải phù hợp, không quá cao hoặc quá thấp và phải đảm bảo êm ái.
- Mặc quần áo không quá bó sát hay quá vướng víu để tạo sự thoải mái, dễ chịu và giúp con dễ ngủ hơn.
- Môi trường nơi trẻ ngủ phải đảm bảo không ồn ào, không có khói thuốc, được vệ sinh sạch sẽ, ánh sáng không quá chói, nhiệt độ khoảng 28 đến 29 độ C. Mẹ cũng chú ý thay tã thường xuyên để tránh tình trạng ẩm ướt khó chịu.
Bên cạnh đó, đối mặt với tình trạng trẻ ít ngủ vào ban ngày thức nhiều về đêm do căng thẳng, lo lắng, mẹ có thể tham khảo bổ sung cho bé sản phẩm Soki Tium, một giải pháp chuyên sâu mang tới giấc ngủ tự nhiên sinh lý.