Chắc hẳn khi thấy trẻ sơ sinh ngủ hay lắc đầu nhiều mẹ sẽ rất lo lắng và băn khoăn không biết con đang gặp vấn đề gì, có nguy hiểm hay không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin giúp mẹ giải đáp thắc mắc này.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay lắc đầu
Theo các Chuyên gia, trẻ sơ sinh khi ngủ có hiện tượng lắc đầu là một dạng của rối loạn vận động nhịp nhàng và tình trạng này thường gặp ở những bé từ 6 đến 9 tháng tuổi. Hiện tượng này không gây hại cho bé nếu trẻ vẫn phát triển bình thường và sẽ tự mất đi khi bé lớn lên.
Rối loạn vận động nhịp nhàng là hiện tượng trẻ xuất hiện các cử động nhẹ nhàng được lặp đi lặp lại trong lúc ngủ. Bao gồm các dấu hiệu điển hình sau:
- Đập đầu: Ở tư thế nằm sấp bé có xu hướng đập đầu vào gối hay đệm, nếu ngồi có thể bé sẽ đập nhẹ đầu nhiều lần vào cũi/giường
- Lắc đầu: Ở tư thế nằm ngửa, trẻ thường xoay đầu hoặc cổ từ bên này sang bên kia.
- Đung đưa cơ thể: Một số trẻ có thể quỳ lên tứ chi và lắc mạnh toàn thân
Ngoài ra, cũng có trường hợp bé lăn người, lăn chân, đập chân hoặc tay,… Trong một số trường hợp trẻ có thể phát ra những tiếng kêu lớn hoặc rên khe khẽ, bé sẽ ngừng các vận động này khi ngủ say hoặc được người lớn lay dậy. Sau khi tỉnh, bé sẽ không nhớ những vận động này.

Trẻ sơ sinh ngủ hay lắc đầu là một dạng của rối loạn vận động nhịp nhàng
Bên cạnh đó, việc trẻ sơ sinh ngủ hay lắc đầu còn có thể do bé muốn giải tỏa căng thẳng, giảm bớt phần năng lượng dư thừa, hay tự ru ngủ bản thân,…
Tuy nhiên, nếu thấy con khi ngủ hay lắc đầu kèm theo các biểu hiện như không muốn ôm, hôn, chậm nói hoặc không giao tiếp bằng ánh mắt, cử chỉ thì mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám bởi rất có thể bé đang gặp vấn đề liên quan đến bệnh lý, chậm phát triển tinh thần.
>> Xem thêm:
Trẻ sơ sinh ngủ hay lắc đầu: bố mẹ nên xử lý như thế nào?
Phần lớn trẻ sơ sinh sẽ thoát khỏi tình trạng ngủ hay lắc đầu khi lớn lên, do vậy bố mẹ không nên quá lo lắng. Dưới đây là một số biện pháp xử lý:
- Tăng cường cho trẻ vận động vào ban ngày và không nên ngăn cản hành vi lắc đầu của con vào ban đêm, bởi nếu ngăn cản có thể khiến cho tình trạng ngày càng trầm trọng hơn.
- Nên làm mọi cách để giúp con giải tỏa căng thẳng chẳng hạn như trò chuyện, âu yếm, vỗ về hoặc cho bé nghe những bản nhạc nhẹ để giúp con thư giãn, thoải mái nhất trước mỗi giấc ngủ.
- Giúp con giải tỏa những năng lượng dư thừa bằng cách cho bé vui chơi ngoài trời, thực hiện các hoạt động bổ ích, tăng cường chơi các trò chơi bổ ích để làm giảm nhu cầu vận động nhịp nhàng khi ngủ của bé.
- Luôn duy trì các thói quen trước khi ngủ của bé, tránh xáo trộn để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của con đồng thời giúp con hình thành đồng hồ sinh học bản thân.
- Nên cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện những bệnh lạ kịp thời và theo dõi tình hình sức khỏe của con được tốt hơn.
- Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý đến môi trường sống, sinh hoạt và phòng ngủ của bé, đảm bảo con có điều kiện tốt nhất để phát triển và tránh được những nguy cơ bệnh lý
- Chú ý đến chế độ ăn uống, dinh dưỡng hàng ngày của con, bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để giúp con phát triển toàn diện, nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt hơn.
Như vậy, với những thông tin vừa chia sẻ ở trên hi vọng mẹ sẽ không còn lo lắng về tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay lắc đầu. Để đảm bảo an toàn và chăm sóc bé được tốt hơn, mẹ nên tham khảo lời khuyên, sự tư vấn từ bác sĩ chuyên môn và các chuyên gia chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Bên cạnh đó, nếu con đang gặp vấn đề liên quan đến giấc ngủ như khó ngủ, mất ngủ, quấy khóc, vặn mình, giật mình, ngủ không sâu giấc, mẹ có thể để lại thông tin ngay tại đây để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp.