Sự xuất hiện của thành viên mới trong gia đình là niềm hạnh phúc to lớn đối với mỗi gia đình. Nhưng hạnh phúc sẽ chẳng kéo dài nếu tình trạng quấy khóc của bé nhiều như cơm bữa bất kể ngày đêm, khiến cha mẹ luôn trong trạng thái bơ phờ, mệt mỏi. Tập cho trẻ ngủ một mình cũng là cách để rèn cho trẻ có những giấc ngủ ngoan, nhưng nếu trẻ sơ sinh không chịu ngủ một mình thì mẹ cần làm gì?
Khi nào nên rèn cho trẻ ngủ một mình?
Trẻ sơ sinh không chịu ngủ một mình cũng là điều dễ hiểu, vì trẻ vẫn rất cần sự vỗ về và bảo bọc từ cha mẹ. Những khi trẻ được 3-4 tháng tuổi là thời điểm thích hợp cho việc bắt đầu hình thành nếp ngủ ngoan. Trẻ có thể tự ngủ một mình mà không cần mẹ dỗ dành hoặc đánh thức dậy.
Hầu hết trẻ dưới 2 tuổi đều dành thời gian chủ yếu cho việc ngủ. Nhất là trẻ từ 0-3 tháng tuổi, mỗi ngày trẻ dành 16-18 tiếng để ngủ nhưng những giấc ngủ thường ngắt quãng vì trẻ cần thức dậy để bú. Bởi dạ dày của trẻ sơ sinh còn khá nhỏ nên trẻ rất nhanh đói, trẻ chỉ ngủ được 1-3 tiếng mỗi lần và sau khi bú xong thì trẻ lại ngủ tiếp.

Trẻ được 3-4 tháng tuổi là thời điểm thích hợp cho việc bắt đầu hình thành nếp ngủ ngoan
Nếu bé của mẹ khỏe mạnh và sinh đủ tháng mà ngủ nhiều hơn 3 tiếng mỗi lần thì cũng không phải là điều đáng lo lắng, đó chỉ là nhu cầu sinh lý tự nhiên của cơ thể. Ngược lại, nếu bé thức dậy thường xuyên thì nó cũng không phải là tình trạng kéo dài, vì khi được 3 tháng tuổi trở đi dạ dày dày của trẻ sẽ lớn hơn và chứa được nhiều thứ ăn hơn, có nghĩa là giấc ngủ của trẻ cũng dài hơn.
>>> Xem thêm:
- Top sai lầm khiến trẻ sơ sinh quấy khóc không chịu ngủ
- Dứt điểm nỗi lo trẻ sơ sinh không chịu ngủ chỉ với 4 cách này
- Kinh nghiệm đối phó với bé thức khuya không chịu ngủ
Trẻ sơ sinh không muốn ngủ một mình: 6 cách để rèn trẻ ngủ ngoan!
1. Dạy trẻ phân biệt giữa ngày và đêm
Trung bình, mỗi ngày trẻ sơ sinh cần 16 tiếng mỗi ngày để ngủ. Nếu trẻ sơ sinh không chịu ngủ một mình thì điều đầu tiên mẹ cần làm là dạy trẻ nhận thức giữa ngày và đêm, rằng: bóng tối và yên tĩnh là để ngủ, còn ánh sáng và âm thanh cuộc sống là khi cần phải thức.
Ban ngày, mẹ có thể cho bé tiếp xúc với những tiếng động hàng ngày của cuộc sống nhưng đêm đến cần tránh những tác động làm ảnh hưởng đến thần kinh. Lời hát ru nhẹ nhàng của mẹ kết hợp với bóng tối, sự yên tĩnh sẽ giúp bé nhận thức được đó là buổi tối và là thời gian để ngủ.
2. Khoảng cách giữa các giấc ngủ ngắn
Khi quá mệt trẻ thường quấy khóc, đó là để trẻ sơ sinh bộc lộ sự khó chịu của bản thân. Lúc này, một giấc ngủ ngắn là rất quan trọng để xoa dịu sự khó chịu của trẻ. Do đó, mẹ cần phải hiểu được tín hiệu buồn ngủ của trẻ để kịp thời đưa trẻ vào giấc.

Một giấc ngủ ngắn là rất quan trọng để xoa dịu sự khó chịu của trẻ
Nếu thấy trẻ không còn hứng thú với các hoạt động xung quanh, yên lặng, mắt lờ đờ, miệng ngáp và hay khóc thì hãy nhẹ nhàng đặt trẻ xuống nôi. Vào cuối tháng đầu tiên, khoảng cách giữa các giấc ngủ của trẻ thường chỉ cách nhau 1 tiếng rưỡi.
3. Thiết lập quy trình ngủ cho cả nhà
Để rèn cho trẻ ngủ một mình và hơn hết là tập một thói quen ngủ tốt cho sức khỏe, mẹ hãy thực hành chuỗi các hoạt động trước giờ đi ngủ cho bé và cả gia đình để bé hiểu rằng “đã đến giờ cần đi ngủ”.
4. Phân biệt rõ giữa “ti mẹ” và giấc ngủ
Trong những tuần đầu sau sinh, để trẻ ti mẹ trước khi đi ngủ là điều cần thiết. Nhưng dần dần mẹ nên cho bé ăn sớm hơn để giấc ngủ của bé không bị phụ thuộc vào việc bú sữa.
5. Đặt trẻ nằm khi trẻ còn thức
Dù việc được đu đưa và nằm trong vòng tay mẹ được coi như một “liều thuốc” giúp bé thấy an tâm và dễ vào giấc nhưng mẹ đừng tạo thành thói quen cho trẻ. Nếu mẹ đã tập được cho bé thói quen phân biệt giữa ngày và đêm thì cũng cần để bé hiểu rằng: chiếc giường gắn liền với giấc ngủ. Khi thấy bé có dấu hiệu buồn ngủ, mẹ hãy nhẹ nhàng đặt bé xuống nôi để bé tự chìm vào giấc ngủ.

Khi thấy bé có dấu hiệu buồn ngủ, mẹ hãy nhẹ nhàng đặt bé xuống nôi để bé tự chìm vào giấc
6. Tác động tới trẻ trong lúc ngủ
Với trẻ dưới 2 tháng tuổi, mỗi giấc ngủ ban đêm sẽ kéo dài khoảng 1 tiếng, nhưng từ 3 tháng tuổi trở đi giấc ngủ của trẻ sẽ lên đến 90 phút. Nếu mẹ muốn luyện cho bé ngủ ngon mỗi đêm, hãy dạy bé cách tự trở về với giấc ngủ ở giai đoạn cuối chu kỳ.
Nếu bé tỉnh giấc và càu nhàu, khó chịu vào ban đêm mẹ hãy kiểm tra xem tã có bị ướt không, bé có đói hay có nóng không,… Nếu tất cả đều ổn thì mẹ chỉ cần vỗ về nhẹ nhàng, đưa nôi qua lại và hát ru để bé ngủ trở lại. Nên nhớ không ru ngủ bé trên tay vì nếu không thì tình trạng trẻ sơ sinh không chịu ngủ một mình lại lặp lại với bé yêu của mẹ.
Một giấc ngủ ngon và ngủ đủ là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Bên cạnh đó mẹ cũng cần điều chỉnh giấc ngủ của trẻ sao cho phù hợp với giờ giấc sinh hoạt của gia đình để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe và thời gian của bố mẹ. Do đó, với tình trạng trẻ sơ sinh không chịu ngủ một mình mẹ cũng cần phải có biện pháp xử lý phù hợp để trẻ tập thích nghi dần. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho mẹ trong việc luyện ngủ cho bé yêu!