Giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường không cố định vì trẻ vẫn chưa thể thích ứng với môi trường mới lạ bên ngoài bụng mẹ. Không ít trẻ không chịu ngủ trong những tháng đầu đời khiến cha mẹ không khỏi căng thẳng, mệt mỏi. Bài viết dưới đây sẽ giúp ích cho mẹ.
Rất ít trẻ mới sinh ra đã có những giấc ngủ ngon và ngủ đủ, muốn con vượt qua tình trạng này rất cần sự giúp đỡ và kiên trì từ cha mẹ. Những trẻ được ngủ đúng giờ và đủ giấc thường sẽ có thể trạng tốt hơn và cũng hoạt bát, nhanh nhẹn hơn, giúp dễ dàng trong việc chăm sóc.
Vì sao trẻ sơ sinh không chịu ngủ?
Trẻ sơ sinh không chịu ngủ bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Có những lý do rất đơn giản và thường gặp nhưng chỉ vì cha mẹ không để ý đến mà làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.
Mẹ ngủ ít ngay từ thời kỳ mang thai. Nếu trong quá trình mang thai lịch sinh hoạt ngủ nghỉ của trẻ không điều độ thì thai nhi cũng sẽ bị kích thích hoặc tỉnh giấc khi đang ngủ. Đến khi chào đời, giấc ngủ của trẻ cũng trở nên xáo trộn và khó khăn, trẻ có thể không thích ngủ hoặc rất khó để đi ngủ.
Ngoài ra, vì trẻ sơ sinh còn rất nhỏ nên mẹ cần đảm bảo nguồn sữa đủ, môi trường ngủ ổn định và mọi lịch sinh hoạt đều đặn, đúng mức nếu không sẽ khiến trẻ khó ngủ hơn.
Nhiệt độ phòng và thân nhiệt của bé quá nóng. Nhiệt độ phòng thích hợp nhất là 27 đến 30 độ C. Còn cơ thể bé thì không nên quấn khăn quá chặt sẽ khiến bé bị nóng và khó chịu

Nhiệt độ phòng và thân nhiệt của bé quá nóng cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó chịu không chịu ngủ
Mẹ thường ôm trẻ khi ngủ. Rất nhiều bà mẹ có thói quen ôm ấp con khi ngủ, thế nhưng việc làm này là không nên. Ôm trẻ ngủ chỉ khiến trẻ uể oải, khó chịu, chân tay và cơ thể không được thoải mái.
Đói và khát cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh tỉnh giấc khi đang ngủ. Do đó mẹ cần đảm bảo luôn cho trẻ bú đủ sữa trước khi đi ngủ.
Bú quá no ngay trước khi vào giấc cũng khiến trẻ đầy bụng, khó tiêu, hơn nữa còn rất dễ bị nôn trớ khi đang ngủ.
Thông thường từ 3 tháng trở đi trẻ mới bắt đầu mọc răng. Thế nhưng cũng có một số trường hợp ngoại lệ là trẻ mọc răng sớm. Một số trẻ chỉ cảm thấy ngứa lợi, khó chịu, một số khác thì bị sốt nhẹ, rối loạn tiêu hóa và quấy khóc giữa đêm.
Trẻ bị thiếu hụt canxi và vitamin D. Những dấu hiệu dễ nhận biết nhất cho việc trẻ sơ sinh bị thiếu canxi như là: ra mồ hôi trộn, rụng tóc vành khăn, lười bú, chậm tăng cân, thường xuyên quấy khóc đêm,…
>>> Xem thêm:
4 cách giải quyết với trẻ sơ sinh không chịu ngủ
Theo khuyến cáo của bộ Y tế, những trẻ từ 1 – 6 tháng tuổi thì giấc ngủ đêm phải đủ 8-9 tiếng. Vào ban ngày, trẻ cũng cần ngủ ít nhất 8 tiếng. Muốn chấm dứt tình trạng trẻ sơ sinh không chịu ngủ mẹ có thể thực hiện 4 cách dưới đây:
Thiết lập không gian ngủ thoải mái
Muốn trẻ có giấc ngủ ngon, mẹ cần thiết lập cho trẻ một không gian ngủ thoải mái, yên tĩnh, không làm cản trở đến giấc ngủ. Việc tạo thói quen đi ngủ đúng giờ sẽ giúp tinh thần trẻ thoải mái, tỉnh táo hơn.
Mẹ cũng có thể massage nhẹ nhàng cho trẻ trước khi đi ngủ, để trẻ bú đủ và hát ru cho trẻ nghe. Những câu hát ầu ơ du dương sẽ giúp tinh thần của trẻ được thư thái dễ dàng chìm vào giấc.
Hàng ngày mẹ cứ lặp đi lặp lại những bước sinh hoạt trước khi trẻ ngủ sẽ giúp hình thành nếp ngủ sinh lý tự nhiên cho trẻ. Trẻ sẽ hiểu rằng những việc mẹ làm là “thủ tục” trước giờ đi ngủ.
Cho trẻ ngủ chung giường với mẹ
Để trẻ sơ sinh nằm ngủ cùng với mẹ sẽ tạo cho bé cảm giác an to càn khi có hơi ấm và sự vỗ về từ mẹ. Việc này cũng giúp gắn kết thêm tình cảm thương yêu giữa 2 mẹon.
Tuy nhiên, các chuyên gia Nhi khoa cũng khuyên rằng tốt nhất là khi trẻ ngủ mẹ hãy đặt trẻ trong nôi hoặc cũi để giấc ngủ của trẻ không bị phụ thuộc vào ‘hơi’ mẹ.
Cho trẻ bú đủ trước khi ngủ
Một chiếc dạ dày có đủ thức ăn là vô cùng quan trọng để trẻ có được giấc ngủ ngon. Khi mẹ cho bé bú no bé sẽ ngủ ngon hơn và không bị tỉnh giấc vì đói.
Ngoài ra mẹ cũng không nên cho trẻ ăn quá no, tránh trường hợp trẻ bị đầy bụng, khó tiêu và nôn trớ khi đang ngủ. Việc ăn quá nhiều trước giờ đi ngủ cũng không tốt cho hệ tiêu hóa và giấc ngủ của trẻ sơ sinh một chút nào.
Thường xuyên cho trẻ tắm nắng
Nhằm đảm bảo trẻ luôn có đủ lượng canxi và vitamin D cần thiết, mẹ nên cho trẻ đi tắm nắng thường xuyên để được hấp thụ vitamin D từ ánh sáng mặt trời. Thời điểm tắm nắng thích hợp là trước 9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều. Vào mùa đông, mẹ có thể cho trẻ tắm nắng trước 10 giờ sáng và sau 3 giờ chiều. Chú ý nơi tắm nắng cần tránh gió lùa để trẻ không bị cảm lạnh.
Trẻ sơ sinh không chịu ngủ thời gian dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn khiến mẹ bị sa sút tinh thần. Tuy nhiên mỗi đứa trẻ lại là một cá thể khác nhau, không thể so sánh con của mẹ với ‘con nhà người ta’. Vì vậy, muốn rèn cho trẻ giấc ngủ ngon và ngủ đủ mỗi đêm, mẹ cần nắm rõ thể trạng, độ tuổi và tính cách của trẻ.