Với những gia đình có con nhỏ, trẻ sơ sinh khóc dạ đề có lẽ là một trong những nỗi ám ảnh lớn nhất. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, đồng thời xáo trộn cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa có cái nhìn đúng đắn, khoa học về vấn đề này. Điển hình là thắc mắc của mẹ trẻ trong trường hợp dưới đây.
Mẹ Ngọc Ánh (26 tuổi, Phú Xuyên, Hà Nội): “Bé Miso nhà mình đang được 2 tháng 13 ngày. Thường ngày cứ đến tầm 9h30 tối là con bắt đầu khóc dữ dội, cả cha mẹ, ông bà ai cũng không dỗ được. Cứ như thế khoảng 3 giờ mỗi ngày, mỗi tuần từ 3 – 4 ngày. Bà nội bảo cháu đang khóc dạ đề, đứa trẻ sơ sinh nào cũng có thể bị như thế. Như bố bé Miso trước cũng hay ăn vạ lắm. Vì thế không cần phải lo lắng, dỗ được thì dỗ, không thì cứ để con khóc, đến khi được khoảng 100 ngày tuổi là hết. Cả nhà chịu khó vất vả chút. Vậy xin hỏi Dược sỹ, con có phải đang khóc dạ đề không, quan niệm của bà nội bé Miso như thế có đúng không? Con cứ khóc hoài như vậy mình cũng lo lắm”
Trả lời:
Mẹ Ngọc Ánh thân mến, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về hòm thư của Soki Tium. Liên quan đến vấn đề trẻ sơ sinh khóc dạ đề, các dược sỹ của chúng tôi có những lời khuyên dành cho mẹ như sau?
Trẻ sơ sinh khóc dạ đề là như thế nào?
Theo thống kê, khoảng 28% trẻ sơ sinh sẽ gặp phải vấn đề về khóc dạ đề. Thực chất đây không phải là một căn bệnh hay một chuẩn đoán bệnh lý từ kết luận của bác sỹ. Gần như trẻ sơ sinh nếu khóc dạ đề sẽ không thể dỗ được cho dù có là mẹ, ông bà hay bất kỳ ai đi nữa.

Khoảng 28% trẻ nhỏ sẽ gặp vấn đề vế khóc dạ đề; khóc dạ đề ảnh hưởng xấu nên không nên xem nhẹ
Khóc dạ đề thường đi kèm với con số 3: 3 giờ/ngày – 3 ngày/tuần – 3 tuần/tháng. Các bé sẽ “chọn” một khung giờ nhất định để khóc (hay gặp nhất là khóc vào chiều tối và đêm). Tiếng khóc của bé thường lớn, liên tục. Mẹ sẽ thấy khi con khóc sẽ co người lại, nắm chặt hai tay, trong trường hợp con cố rặn ra để khóc mặt sẽ đỏ, có hiện tượng xì hơi và ợ trớ. Từ những biểu hiện trên có thể thấy là bé Miso nhà mẹ Ngọc Ánh có khả năng cao là đang gặp phải vấn đề về khóc dạ đề.
>>> Xem thêm: Nên dùng thuốc chữa trẻ khóc dạ đề hay dùng mẹo?
Trẻ sơ sinh khóc dạ đề có ảnh hưởng hay không?
Câu trả lời: khẳng định là có. Giai đoạn sơ sinh là nền tảng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Cứ tưởng tượng mỗi ngày con mất từ 2 – 3 giờ đồng hồ chỉ để khóc thì như thế không phải là rất lãng phí với có hại hay sao? Thứ nhất, khóc nhiều khiến con mệt mỏi, mất sức. Thứ 2, trẻ sơ sinh cần 14 – 18 tiếng đồng hồ mỗi ngày để ngủ, khóc liên tục trong thời gian dài ảnh hưởng đến sức khỏe, giấc ngủ của trẻ, bỏ lỡ những khoảng thời gian tốt nhất trong ngày để phát triển. Thứ ba, khi con khóc thì những hoạt động trong gia đình cũng bị xáo trộn, mọi người cũng phải thức vì lo chăm sóc em bé nên mệt mỏi, lo âu và năng suất lao động kém là điều không thể tránh khỏi được.
Vì thế, quan niệm trẻ sơ sinh khóc dạ đề là bình thường, cứ để cho con được khóc là HOÀN TOÀN CHƯA CÓ CƠ SỞ, cũng được coi là một trong những sai lầm lớn mà nhiều mẹ hay gặp phải.
Những nguyên nhân ảnh hưởng khiến trẻ sơ sinh khóc dạ đề
Hiện nay, các chuyên gia chưa có một nhận định chính xác hay một bằng chứng nghiên cứu khoa học cụ thể nào chỉ ra được nguyên nhân khiến trẻ khóc dạ đề. Tuy nhiên, đó không phải là kết quả của yếu tố di truyền. Trong quá trình thăm khám và tư vấn, các bác sỹ thường chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu sau dẫn đến tình trạng trẻ khóc dạ đề:
– Phải đón nhận những sự kích thích quá mức. Sau khoảng 4 tuần tuổi, khi các giác quan như thị giác, thính giác và xúc giác đã dần hoàn thiện, con gặp phải vấn đề quá tải với những tác động từ môi trường. Điều này khiến con phải dùng tiếng khóc để giải tỏa căng thẳng cho đến khi đã thích nghi được với những điều kỳ diệu từ thế giới xung quanh.
– Trào ngược dạ dày dẫn đến nôn trớ. Dạ dày của trẻ khi mới sinh đang nằm ngang, các hoạt động co thắt thực quản chưa hiểu quả vì vậy hiện tượng ợ, nôn trớ, khó chịu thường xuyên xảy ra. Đây cũng là một trong những nguyên nhân lý giải giải tình trạng trẻ sơ sinh khóc dạ đề.
– Đau bụng do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, thức ăn có thể đi rất nhanh qua ruột mà vẫn chưa được tiêu hóa và hấp thụ hết dinh dưỡng. Khí sinh ra quá nhiều dẫn đến bị đau, làm trẻ khóc “ăn vạ”
– Dị ứng với protein trong sữa mẹ hoặc sữa công thức dẫn đến phản ứng gay gắt. Hiện tượng không dung nạp lactose cũng gặp khá nhiều ở trẻ nhỏ là một trong những nguyên nhân gây khóc. Đôi khi những thực phẩm trong khẩu phần ăn của trẻ cũng khiến bé gặp khó khăn trong việc tiếp nhận.
Đối phó với tình trạng trẻ sơ sinh khóc dạ đề
Khóc nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và tinh thần của mẹ. Vì thế, mẹ Ngọc Ánh lưu ý không để tự bé khóc bao nhiêu thì khóc. Để hạn chế việc khóc của con, mẹ có thể áp dụng những cách sau:
- Phương pháp “skin – to – skin” (da tiếp da) để cảm nhận được hơi ấm và sự an toàn từ mẹ
- Dùng nhạc để xoa dịu tinh thần, đưa bé vào giấc ngủ ngon
- Không gian sống của con luôn an toàn, yên tĩnh và tạo cảm giác thoải mái nhất cho bé
- Phương pháp mát xa rất phù hợp cho trẻ sơ sinh
- Không để con bú quá no
- Tuyệt đối tránh khói thuốc lá trong không gian sống của bé
- Không tự ý cho bé uống bất lỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định từ bác sỹ, chuyên gia Nhi khoa
Mẹ Ngọc Ánh thân mến, chăm con là quá trình dài cần rất nhiều tình yêu thương, sự hi sinh và kiên nhẫn của các bậc phụ huynh. Hi vọng qua bài viết này mẹ Ngọc Ánh đã có thêm những kiến thức về vấn đề trẻ sơ sinh khóc dạ đề để có cách xử lý tốt nhất cho bé nhà mình. Những mẹ đang gặp vấn đề con quấy khóc, khó ngủ hãy bình tĩnh tìm hiểu và đảm bảo mọi phương pháp áp dụng là an toàn nhất cho con.