Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình và khua tay chân là một biểu hiện của tình trạng ngủ sâu giấc. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ đã bỏ qua, chủ quan khi thấy trẻ sơ sinh vặn mình mà không hề biết rằng, nếu để tình trạng này lâu ngày sẽ mang đến sự nguy hại không hề nhỏ đối với trẻ.
Biểu hiện của trẻ sơ sinh hay khua tay chân vặn mình lúc ngủ
Không ít thì nhiều, tình trạng vặn mình khua chân tay ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ từ sau khi sinh tới khi được vài tuần tuổi xuất hiện vô cùng phổ biến. Nguyên nhân chính khiến trẻ vặn mình là do chưa kịp thích nghi với cuộc sống hoàn toàn mới bên ngoài so với khi còn nằm trong bụng mẹ. Khi bé chào đời, hệ thống não bộ nói chung và các tế bào thần kinh nói riêng chưa phát triển nên có xu hướng dễ bị kích thích, chưa chịu được những kích thích quá lớn dẫn đến các biểu hiện cựa mình, giật mình, khuya khoắng tay chân thường xuyên.
Văn mình khua tay có phải là là hành động tự nhiên của bé
- Trẻ sơ sinh vặn mình, đỏ mặt kéo dài trong vài phút rồi tự hết. Mẹ có thể thấy bé vặn mình nhiều khi chưa đầy 2 tháng tuổi. Ngoài ra, bé không quấy khóc khó chịu, cũng không nôn trớ khi bú sữa và vẫn có cân nặng theo tiêu chuẩn.
- Tình trạng vặn mình, khó ngủ này ở trẻ thường sẽ tự hết khi bé được 2 – 3 tháng tuổi. Lúc này bé sẽ ít khi vặn vẹo, ít giật mình hơn trong khi ngủ. Mẹ chỉ cần lưu ý với các bé không ngủ vào lúc 2 – 4 giờ sáng thì nên điều chỉnh sao cho thời gian ngủ phù hợp với cữ bú.
Khi nào vặn mình là dấu hiệu bất thường của bệnh lý?
Trong suốt quá trình phát triển của trẻ, cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến những biểu hiện dù được cho là bình thường và sinh lý. Nếu con vặn mình thường xuyên, ngủ không sâu giấc kéo dài trong nhiều ngày kèm theo một số biểu hiện bất thường thì đừng chủ quan. Có thể bé đang gặp một vấn đề bệnh lý cần thực hiện điều trị sớm. Hãy đưa bé đến cơ sở y tế khám chữa bệnh uy tín có phòng khám chuyên khoa nhi để được bác sĩ chẩn đoán và có hướng xử trí tốt nhất khi bé có một số dấu hiệu bệnh lý sau:
- Bé dễ bị kích động: Bé vặn mình tỉnh giấc vì tiếng động lớn, hay hoảng sợ ngủ không yên giấc, thường giật mình thức giấc nhiều lần khi ngủ,…
- Bé chậm lớn: Khi bé quấy khóc đêm liên tục và chán ăn, rụng tóc hình vành khăn, đổ nhiều mồ hôi khi ngủ, ngủ không sâu giấc, hay vặn mình, chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao, còi cọc,…
- Bé thường xuyên nôn trớ hay khó thở: Trẻ thường khó chịu và quấy nhiều ban đêm, vặn mình ít ngủ khi mắc một số bệnh về đường tiêu hóa hoặc đường hô hấp. Đó có thể là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm mũi, đầy hơi khó tiêu, trào ngược axit dạ dày – thực quản.
- Một số bệnh lý khác như: Da bé bị ngứa, nóng rát, thương tổn,… hoặc do côn trùng chui vào tai bé, gây phản ứng vặn mình, gồng mình.
Các bệnh lý với trẻ sơ sinh cần có sự hỗ trợ điều trị từ thầy thuốc. cha mẹ tuyệt đối không nên dùng mẹo dân gian chưa có cơ sở khoa học hoặc tự mình dùng thuốc chữa trị cho bé. Thay vào đó, hãy xác định nguyên nhân khiến trẻ ngủ không sâu giấc, hay vặn mình để có cách cải thiện hiệu quả và an toàn.
>>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi: 5 điều mẹ cần biết
Vì sao trẻ hay vặn mình khua tay chân tay?
Những yếu tố đến từ môi trường xung quanh đều có thể ảnh hưởng làm trẻ sơ sinh hay vặn mình, cho dù là những tác động nhỏ nhất. Có thể là nơi ngủ không được thoải mái, bé bị lạnh quá hay bị nóng, bức bí quá, ánh sáng chói chang hoặc tiếng ồn lớn, đột ngột. Điều này rất khác với môi trường trong bụng mẹ, tất cả những yếu tố của một thế giới mới làm cho trẻ hay vặn mình, giật mình. Vì vậy, mẹ cần ưu tiên xem xét và khắc phục những yếu tố đó trước khi kiểm tra đến các lý do khác.
Ngoài ra, cha mẹ lưu ý một số nguyên nhân sau cũng có thể góp phần khiến cho trẻ khó ngủ, hay vặn mình quấy khóc:
- Do trẻ đói: Khi đói bé sẽ bắt đầu cựa quậy, vặn mình, uốn người…nếu vẫn chưa được đáp ứng bé sẽ rên rỉ, khóc quấy. Mẹ nên lưu ý cữ bú sữa của trẻ nhé.
- Trẻ khó chịu do tã bị ướt: Bé sơ sinh cần được thay tã, bỉm khi bị dính ướt vì cảm giác ẩm ướt rất khó chịu. Bé thường vặn vẹo và cất tiếng khóc để mẹ nhận biết sự khó chịu này của bé.
- Do bị quấn khăn quá chật: Quấn khăn giúp bé cảm thấy yên tâm, dễ chịu giống như khi còn ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên, nếu mẹ quấn chật bé trong chăn cũng sẽ gây cảm giác bức bối, mệt mỏi khi nằm trong một tư thế quá lâu.

Một không gian ngủ lý tưởng là vô cùng cần thiết giúp trẻ không giật mình, vặn mình, ngủ sâu giấc
Giải pháp cho tình trạng vặn mình khua tay chân khi ngủ ở trẻ
Rõ ràng tình trạng vặn mình khó ngủ kéo dài, nhất là với trẻ sơ sinh tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm tới sự phát triển trong những năm tháng đầu đời. Vậy cha mẹ cần chú ý điều gì và có những giải pháp nào để bảo vệ sức khỏe của con, giúp con ngủ sâu giấc?
Cải thiện môi trường ngủ
Để hạn chế những kích thích từ môi trường giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn, mẹ cần tạo cho bé thoải mái bằng cách:
- Điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp nằm trong khoảng 26-28 độ C. Đừng để bé bị nóng toát mồ hôi hoặc bị lạnh dễ mắc bệnh đường hô hấp.
- Đảm bảo chỗ ngủ của bé yên tĩnh, có ánh sáng dịu nhẹ vào ban đêm. Hạn chế tối đa những tiếng động lớn và đột ngột. Giấc ngủ ngắn ban ngày của bé không cần phải quá yên tĩnh, mẹ có thể để bé nghe tiếng đều đều phát ra từ máy giặt, tiếng quạt,… với ánh sáng tự nhiên nhưng không quá chói sáng để bé nhận biết sự khác nhau giữa ban ngày và ban đêm.
- Thường xuyên kiểm tra sự thông thoáng ở tã, bỉm của bé, chăn gối đảm bảo vệ sinh, mềm mại, không gây ngứa.
- Lựa chọn cho bé quần áo rộng rãi, có khả năng thấm mồ hôi tốt.
Ngoài ra, mẹ nên để ý đến cảm xúc của bé. Đôi khi bé vặn mình để thư giãn cơ xương khi nằm quá lâu ở một chỗ, bé bị đói, bi đau,… Hãy cố gắng hiểu “ngôn ngữ hình thể” của bé để khắc phục kịp thời những nguyên nhân làm bé khó chịu. Thêm vào đó, mẹ có thể an ủi, vỗ về bé bằng cử chỉ âu yếm để bé đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng. Cảm giác an toàn và sự thoải mái mà bé có được sẽ giúp bé ngủ ngon, sâu giấc. Nhờ đó, bé ít vặn mình, giật mình thức giấc nhiều lần khi ngủ.
Đảm bảo bé được cung cấp đủ chất dinh dưỡng
Bé cần được đảm bảo đầy đủ về dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh chóng của cơ thể, đặc biệt là canxi và vitamin D. Bé sơ sinh, nhất là những bé sinh non rất dễ bị thiếu canxi. Khi thiếu hụt lượng chất này, trẻ sơ sinh vặn mình đỏ mặt, khó ngủ, dễ thức giấc giữa đêm và quấy khóc nhiều hơn. Vì thế, mẹ hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng để ngăn ngừa tình trạng bé bị thiếu canxi.
Các bác sĩ thường khuyên mẹ tắm nắng cho bé thường xuyên sau khi bé chào đời. Việc bé được tắm nắng sẽ giúp cơ thể bé tổng hợp đủ lượng vitamin D cần thiết. Nhờ vậy, bé hấp thu canxi tốt hơn. Bé nên được tắm nắng trong khoảng 7-9 giờ sáng.
Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung đủ canxi cho chính mình, không nên kiêng khem quá nhiều. Có thể mẹ sẽ thắc mắc vì sao việc đáp ứng đủ canxi cho bé lại liên quan đến chuyện ăn uống của mẹ. Thực tế thì nó rất liên quan. Hầu hết các bé sơ sinh còn bú mẹ, và hiển nhiên là lượng canxi bé có được phụ thuộc vào nguồn sữa mẹ. Do đó, mẹ nên tăng cường ăn những thực phẩm chứa hàm lượng canxi cao như: các loại cá biển, hải sản, trứng, sữa,… và bổ sung thêm từ thực phẩm bổ sung canxi. Một chế độ ăn đa dạng, đủ canxi của mẹ sẽ giúp bé yêu không quấy khóc, vặn mình nữa.
Vặn mình ở bé chưa thể nói lên một vấn đề gì nếu bé vẫn phát triển bình thường. Vì thế, mẹ không cần phải quá lo lắng nhé. Với những thông tin trên, hi vọng mẹ sẽ có được cách khắc phục phù hợp để bé ít vặn mình và ngủ ngon hơn. Nếu sau sự nỗ lực của mẹ, mà bé không khỏi thì hãy tìm đến sự giúp đỡ từ bác sĩ. Khi xác định rõ nguyên nhân thì vấn đề của bé sẽ sớm được cải thiện thôi.
Mẹ cũng có thể để lại thông tin tại đây để nhận được tư vấn giải pháp phù hợp cho tình trạng giấc ngủ của bé: