Trẻ sơ sinh bú ít ngủ nhiều khiến không ít mẹ lo lắng. Vậy tình trạng này có ảnh hưởng đến sự phát triển của bé như thế nào? Có cách nào giúp mẹ khắc phục tình trạng này không, mẹ hãy cùng tham khảo nhé.
Trẻ sơ sinh bú ít ngủ nhiều có ảnh hưởng gì không?
Khoảng 6 tháng đầu tiên của cuộc đời, bé dành thời gian chủ yếu cho việc ăn ngủ. Các bữa ti sữa giúp bé được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, việc ngủ đủ giấc là vô cùng quan trọng cho sự phát triển trí não, trí tuệ và cả thể chất của trẻ. Ngay khi bé ngủ là bé cũng đang lớn lên.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, khi ngủ, cơ thể trẻ sẽ tiết ra hormone kích thích sự phát triển chiều cao của trẻ một cách tối đa. Ngoài ra, khi ngủ, não bộ của bé sẽ được phát triển một cách tối đa, giúp bé tăng khả năng ghi nhớ và nhận thức. Những trẻ ngủ đủ trong 6 tháng đầu tiên sẽ có khả năng tiếp thu khi đi học tốt hơn những trẻ không được ngủ đủ giấc.
Như vậy có thể thấy, nếu trẻ bú ít mà chỉ ngủ thôi sẽ không đủ cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, đồng thời việc trẻ ngủ li bì, không thức giấc để ăn có thể tiềm ẩn một vấn đề về sức khỏe mà mẹ cần phải lưu ý để không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Một số vấn đề về sức khỏe có thể kể đến khi trẻ sơ sinh bú ít ngủ nhiều bao gồm:
- Bé bị mất nước: Việc bé bị nôn trớ, tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước khiến bé mệt mỏi và chìm vào trạng thái ngủ li bì. Chính vì vậy, mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế để kiểm tra và được bác sĩ chỉ đình bù nước điện giải phù hợp.
- Bé bị sốt: Những năm tháng đầu đời, hệ miễn dịch của bé còn non nớt nên rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus dẫn đến sốt. Nếu bé bị sốt cao liên tục, mẹ hãy đưa trẻ tới các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám.
- Bé bị bệnh cụ thể: Thông thường, với những bé bị viêm màng não sẽ thường xuyên ngủ nhiều, không chịu bú, không có nhu cầu ăn. Căn bệnh này vô cùng nghiêm trọng, để lại nhiều di chứng nặng nề cho trẻ. Chính vì vậy, nếu mẹ thấy con có biểu hiện ngủ li bì, bỏ bú, hãy đưa bé tới các cơ sở y tế để thăm khám nhé.
>>> Xem thêm: Lý giải nguyên nhân trẻ ngủ nhiều bất thường
Mẹo giúp mẹ khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít

Mẹo giúp khắc phục tình trạng bé ngủ nhiều bú ít
Có thể thấy rằng, mặc dù giấc ngủ rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ, giúp trẻ thư giãn tinh thần, kích thích sự hoàn thiện của não bộ. Tuy nhiên, nếu trẻ ngủ quá nhiều cũng tiềm nhiều vấn đề về sức khỏe. Bên cạnh đó, việc trẻ ngủ triền miên mà bỏ bữa sẽ khiến cơ thể không đủ chất dinh dưỡng cho hoạt động của các cơ quan và cho sự phát triển của trẻ. Lúc này, giấc ngủ không còn mang hiệu quả tích cực nữa mà trở thành một rắc rối, cần phải có biện pháp điều chỉnh. Mẹ có thể thực hiện theo những gợi ý dưới đây:
- Khi thấy con ngủ quá lâu mà không có biểu hiện đòi ăn, mẹ cần phải đánh thức bé dậy để cho bú. Trên thực tế, việc đánh thức này sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe và bé sẽ nhanh chóng quay lại giấc ngủ. Mẹ có thể đánh thức bé bằng nhiều cách, chẳng hạn chạm nhẹ vào má bé, dỡ lớp khăn/chăn mỏng đang quấn cho bé, hoặc đút ti vào miệng cho bé, theo phản xạ trẻ sẽ ti sữa mẹ. Một cách khác có thể đánh thức và giúp bé tỉnh táo sau một giấc ngủ dài là mẹ dùng một chiếc khăn lạnh lau nhẹ nhàng trán và mặt bé. Bé sẽ tỉnh ngủ và theo phản xạ, sau một giấc ngủ bị đói bé sẽ đòi ti mẹ.
- Cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen ngủ và bú sớm, ngay khi bé được 2 tuần tuổi. Cha mẹ có thể lên một lịch trình cụ thể để giúp con có giờ giấc ăn uống và ngủ hợp lý. Đồng thời, cha mẹ cũng chú ý đến việc tạo các hoạt động để trẻ phân biệt được thời gian ban ngày và ban đêm, chẳng hạn như dùng âm thanh, ánh sáng để giúp bé phân biệt.
- Cha mẹ cần cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ và cho bé tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm, ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm cho bé như viêm màng não được nêu ở phần trên.
- Nếu cho con bú sữa mẹ, chị em phải chú ý chế độ ăn uống của mình để lượng sữa con bú đạt chất lượng, không ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc phản ứng xấu. Nếu bé không trực tiếp ti mẹ mà bú qua bình, mẹ cần vắt sữa đầy đủ theo cữ để đảm bảo con được đảm bảo số bữa bú sữa.
- Nếu trẻ phải bú sữa ngoài vì một số nguyên nhân như mẹ bị tụt đầu ti, mẹ bị thiếu sữa, mẹ phải cai sữa sớm cho con, thì mẹ phải chắc chắn về chất lượng cũng sự an toàn của loại sữa đó, nhớ đọc kĩ các thông tin trên hộp sữa về hạn dùng, thành phần của sữa bột đó.
- Bên cạnh đó, mẹ có thể cho bé sử dụng sản phẩm Soki-Tium, một sự kết hợp hoàn hảo giữa Lactium và Colostrum có nguồn gốc 100% từ sữa, với nguyên liệu được nhập khẩu từ Tập đoàn Ingredia của Pháp. Thành phần Lactium giúp điều hòa giấc ngủ cho trẻ, còn Colostrum chính là lớp sữa non đầu tiên nhiều dưỡng chất và các kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé của mẹ. Sản phẩm được hàng triệu bà mẹ bỉm sữa tin dùng và được các chuyên gia đánh giá cao về tác dụng và độ an toàn.
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí não mà còn tiềm ẩn một số vấn đề về sức khỏe. Chính vì vậy, mẹ hãy cho bé đi khám ngay nếu thấy con có biểu hiện ngủ li bì, bú ít nhé.