Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn rất non nớt nên dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh, nhất là bệnh về đường hô hấp như viêm họng. Khi con bị bệnh, nhiều cha mẹ sẽ nghĩ ngay đến “cứu cánh” đầu tiên là kháng sinh. Thế nhưng chúng ta biết rõ tác dụng phụ mà nó gây ra là rất có hại cho sức khỏe của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh bị viêm họng có cần thiết phải dùng kháng sinh?
Hiểu về công dụng của thuốc kháng sinh
Phải thừa nhận rằng: thuốc kháng sinh là một trong những phát minh vĩ đại của nền y học thế giới, nó có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Thế nhưng điều đáng buồn là kháng sinh lại không thể tiêu diệt virus. Trong khi đó, đa số các bệnh về đường hô hấp của chúng ta như viêm họng, viêm phế quản, sốt,… lại là do virus gây ra. Việc sử dụng thuốc kháng sinh sai bệnh không những không giúp tình trạng bệnh của trẻ thuyên giảm mà còn tiêu diệt luôn cả những vi khuẩn có lợi trong hệ vi sinh đường ruột.

Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra, không có tác dụng tiêu diệt virus
Song song đó, kháng sinh còn để lại nhiều tác dụng phụ đối với người bệnh, đặc biệt là cơ thể non nớt của trẻ sơ sinh. Một số phản ứng có thể kể đến như buồn nôn, dị ứng, đau dạ dày, sốc phản vệ hoặc tiêu chảy. Nguy hiểm hơn, nếu bố mẹ lạm dụng kháng sinh bất cứ khi nào trẻ bị bệnh (kể cả khi trẻ sơ sinh bị viêm họng chưa rõ nguyên nhân) thì sẽ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, lâu dần những con virus, vi khuẩn gây bệnh sẽ không thể tiêu diệt và trẻ lại mắc bệnh kháng kháng sinh – căn bệnh mà cơ thể kháng lại tất cả các loại kháng sinh và dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm họng là gì?
Khi bị việm họng, trẻ sẽ cảm thấy khô rát và đau nhức ở cổ họng. Trẻ ho nhiều, chán ăn và dễ nôn ói. Bên cạnh đó, do miễn dịch đường hô hấp bị suy giảm nên trẻ còn dễ bị cảm lạnh, ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp khác như hắt hơi, sổ mũi, sốt,… Tùy vào dấu hiệu nhận biết, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm họng và có phác đồ điều trị phù hợp.
Có 2 nhóm nguyên nhân dẫn đến viêm họng ở trẻ sơ sinh, bao gồm:
1. Trẻ sơ sinh bị viêm họng do virus, dị ứng
Trẻ bị viêm họng do virus, dị ứng hay kích ứng sẽ có những biểu hiện như sau: hắt hơi, sổ mũi, ho, chảy nước mắt, đau đầu, đau nhức người, sốt nhẹ (thường không quá 38.3 độ C)
2. Trẻ sơ sinh bị viêm họng do vi khuẩn
Với trường hợp trẻ bị viêm họng do vi khuẩn, nấm, đặc biệt là liên cầu khuẩn thì lại có một số dấu hiệu khác như:
- Sưng và đau amidan, đôi khi còn có mảng trắng hay vết mủ;
- Xuất hiện đốm đỏ trong khoang miệng;
- Sốt trên 38.3 độ C;
- Nôn trớ và dễ buồn nôn;
- Có hạch trắng (hạch bạch huyết) sưng ở cổ
- Phát ban
- Đau đầu nhiều hoặc đau nhức toàn thân
>>> Xem thêm:
- Trẻ bị mỏi đầu gối: Nguyên nhân và cách xử lý
- “Bỏ túi” ngay mẹo giúp trẻ hay ăn chóng lớn của mẹ Hà Nội
Vậy trẻ sơ sinh bị viêm họng có cần thiết phải dùng kháng sinh?
Câu trả lời là: không cần thiết phải sử dụng kháng sinh cho trẻ bị viêm họng. Như đã nói ở trên, kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, mà hầu hết các trưởng hợp trẻ sơ sinh bị viêm họng là do virus gây ra. Sử dụng kháng sinh sai cách không những không khỏi bệnh mà còn làm tăng nguy cơ gây nên bệnh kháng kháng sinh ở trẻ hoặc khiến các triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng và khó chữa trị hơn. Đa số các trường hợp trẻ bị viêm họng sẽ tự khỏi sau 1-2 tuần.
Trường hợp bệnh viêm họng ở trẻ được bác sĩ chẩn đoán là do vi khuẩn gây ra và khó có khả năng cải thiện do hệ miễn dịch của trẻ còn non kém thì sẽ phải điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Trẻ bị viêm họng do virus thì không nên điều trị bằng thuốc kháng sinh bởi sẽ không giúp trẻ cải thiện tình trạng bệnh và còn khiến hệ miễn dịch của trẻ bị giảm đi
Trẻ bị viêm họng do do virus hoặc do dị ứng thì nên điều trị thế nào?
Tất nhiên là không cần dùng đến kháng sinh khi trẻ bị viêm họng do virus. Trường hợp trẻ nghẹt mũi, tắc mũi nhiều gây ảnh hưởng đến việc hít thở và sinh hoạt bình thường thì mẹ nên rửa mũi cho con bằng nước muối sinh lý. Sử dụng biện pháp dân gian để giảm ho hoặc dùng thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt cao, mỏi mệt.
Ngoài ra, khi trẻ bị viêm họng là sức đề kháng đang suy giảm, cha mẹ cần tăng cường đề kháng cho trẻ sơ sinh bằng cách cho con bú nhiều sữa mẹ, đồng thời mẹ cũng cần bổ sung những món ăn giàu dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày.
Khi nào thì trẻ bị viêm họng cần đi khám bác sĩ?
Để tránh tình trạng bệnh của con bị trở nên trầm trọng thì cha mẹ cần ghi nhớ những dấu hiệu nhận biết dưới đây để đưa trẻ đi khám ngay:
- Trẻ bị đau họng hơn 1 tuần hoặc thường xuyên đau họng
- Trẻ lười bú do khó nuốt và khó thở
- Trẻ chảy nước dãi nhiều
- Trẻ sốt cao trên 38 độ C
- Trẻ mưng mủ sau cổ họng
- Trẻ bị phát ban
- Đau mỏi khớp
- Trẻ bị mất nước (triệu chứng gồm: dính miệng, mệt mỏi, buồn ngủ, số lần đi tiểu giảm, khóc không ra nước mắt,…)
Chú ý: Với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi mà có triệu chứng sốt là bố mẹ phải đưa đi khám ngay.
Cách bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bệnh viêm họng
Vậy nếu bé yêu nhà mẹ vẫn đang khỏe mạnh nhưng mẹ muốn đảm bảo con không mắc phải bệnh viêm họng thì mẹ cần làm gì? Dưới đây là một số lưu ý dành cho mẹ:
- Giữ môi trường sống của trẻ luôn được sạch sẽ, khô thoáng, hạn chế để trẻ tiếp xúc với khói bụi, đặc biệt là nói “không” với khói thuốc lá;
- Vệ sinh sạch sẽ núm vú trước khi cho trẻ bú. Với trẻ bú mẹ thì thức ăn mẹ ăn vào cũng cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;

Một trong những cách giúp trẻ tránh mắc phải bệnh viêm họng là giữ không khí trong môi trường sống của trẻ luôn trong lành
- Trước khi bế trẻ, chúng ta cần rửa tay sạch sẽ để tránh lây nhiễm virus, vi khuẩn cho trẻ;
- Vệ sinh thường xuyên đồ chơi của trẻ và chăn, ga, gối, đệm;
- Không để trẻ tiếp xúc với người đang mắc bệnh về đường hô hấp;
- Cho trẻ bú đủ để đảm bảo được cung cấp đủ kháng thể từ sữa mẹ;
- Ngoài ra mẹ có thể bổ sung men vi sinh hoặc vitamin tổng hợp cho trẻ nhưng cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
Trên đây là những thông tin hữu ích cho mẹ xung quanh vấn đề chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm họng, đặc biệt là giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh bị viêm họng có cần phải sử dụng kháng sinh? Hi vọng bài viết đã giúp mẹ giải đáp những thắc mắc cần thiết để hỗ trợ cho cha mẹ trong quá trình chăm con khỏe mạnh.