Trong vài tháng đầu đời sau khi sinh một số trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều, điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau khiến không ít bố mẹ lo lắng. Vậy trẻ sơ sinh bị ọc sữa có thực sự đáng lo? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này cho con hiệu quả nhất?
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều
Theo một số Bác sĩ, tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa hầu hết xuất phát từ yếu tố sinh lý nên mẹ không cần quá lo lắng. Dưới đây là một số lý do phổ biến mà mẹ có thể tham khảo:
- Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu, dạ dày của bé lại nhỏ, nằm ngang nên nếu không cẩn thận rất dễ bị nôn trớ, ọc sữa
- Khi bé được cho ăn quá no hoặc thay đổi tư thế bú đột ngột sẽ dễ bị ọc sữa do hoạt động cơ thắt tâm vị của trẻ chưa ổn định
- Một số trẻ nếu sử dụng sữa công thức cũng dễ bị nôn trớ, ọc sữa nhiều do sữa công thức lâu tiêu hóa hơn sữa mẹ, bé dễ bị đầy bụng
- Trẻ bú nhanh, nuốt nhiều không khí dễ bị nấc cụt gây ra tình trạng ọc sữa

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều – mẹ phải làm sao?
Trong trường hợp nếu trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều mà không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ dễ chuyển sang giai đoạn bệnh lý, lúc này mẹ cần theo dõi các biểu hiện của con.
Nếu thấy có các dấu hiệu như trẻ tự nhiên khóc thét, ưỡn bụng, chướng bụng, ọc sữa kèm theo giật mình, vặn mình liên tục, co giật và quấy khóc ban đêm nhiều,… thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời.
Xem thêm:
Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều
1. Nên chia nhỏ các cữ bú của trẻ
Đối với những trẻ đang trong giai đoạn bú sữa mẹ, nếu bé dễ bị ọc sữa, nôn trớ mẹ nên cho trẻ bú ít một và chia nhỏ thời gian bú, việc này sẽ giúp bé hấp thu tốt hơn đồng thời tiêu hóa nhanh.
2. Tuyệt đối không vừa nằm vừa bú
- Nếu có thói quen cho trẻ nằm bú thì mẹ nên thay đổi cách cho bú này, bởi trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa ổn định, dạ dày lại nằm ngang nên nếu vừa nằm vừa bú sẽ rất dễ xảy ra tình trạng ọc sữa.
- Bên cạnh đó, việc nằm bú còn khiến bé dễ bị nuốt nhiều khí hơn trong khi bú, con dễ bị đầy bụng, khó tiêu, mệt mỏi và khó chịu.

Bố mẹ nên có giải pháp khắc phục tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất
3. Chọn đúng tư thế cho trẻ bú
- Với những người lần đầu làm mẹ việc cho bú đúng tư thế rất quan trọng bởi nó quyết định đến việc con có được nhận đủ nguồn dinh dưỡng hay không, đồng thời cách cho bú không đúng cũng khiến bé bị nuốt nhiều khí dễ bị ọc sữa, nôn trớ.
- Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mẹ nên ngồi cho trẻ bú, khi cho bú để đầu của bé cao hơn chân, trẻ ngậm hết quầng vú và bú từng bên một bởi dòng sữa chảy ra không giống nhau. Nguồn sữa đầu của mẹ chứa nhiều nước giúp trẻ đỡ cơn khát, trong khi sữa cuối chứa nhiều chất béo rất tốt cho sự phát triển của bé.
- Nếu cho trẻ bú bình, mẹ nên giữ bình sữa nghiêng 45 độ sao cho sữa luôn ngập cổ bình để khí không len lỏi vào dạ dày của bé.
4. Cho trẻ nằm ngủ đúng cách
- Tư thế ngủ không chỉ là yếu tố quyết định đến một giấc ngủ ngon, đạt chất lượng mà còn cải thiện được tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều. Vì vậy, mẹ nên đặt bé nằm nghiêng, tay đưa về phía trước, tư thế này sẽ giúp con hạn chế được việc nôn trớ, ọc sữa.
- Nếu cho bé nằm ngửa, mẹ nên đặt đầu của bé cao hơn thân khoảng 30 độ để sữa và thức ăn trong dạ dày không bị trào ngược lên.
5. Bổ sung đầy đủ vi dưỡng chất
- Một số trẻ sơ sinh bị ọc sữa kèm theo biểu hiện vặn mình, giật mình khi ngủ thì mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ đồng thời bổ sung thêm canxi, vitamin D, kẽm,… đúng cách theo chỉ định của Bác sĩ chuyên môn.
Như vậy, nếu trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều do sinh lý thì mẹ không cần quá lo lắng, chỉ cần thay đổi và đáp ứng các nhu cầu cơ bản cho con là có thể khắc phục được tình hình. Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào, mẹ cũng nên tham khảo lời khuyên, sự tư vấn từ các chuyên gia và bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.
Nếu trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng quấy khóc đêm, khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc hay giật mình, mẹ có thể để lại thông tin ngay tại đây để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp.