Khi một em bé mới chào đời thường sẽ có rất nhiều vấn đề làm các bậc phụ huynh lo lắng, nhất là những người lần đầu làm cha mẹ. Một trong số đó là tình trạng trẻ sơ sinh bị giật chân tay khi ngủ. Liệu rằng vấn đề này có nguy hiểm hay không? Có phải là báo hiệu vấn đề gì nghiêm trọng?
Mẹ Thanh Thủy (Nông Cống, Thanh Hóa) có hỏi: “Con tôi hiện được 3 tháng 14 ngày rồi. Từ ngày sinh ra đến giờ con hay có hiện tượng tay chân bị co giật. Không biết vì nguyên nhân gì. Thời gian đầu mới sinh mọi người bảo như thế là bình thường, khoảng 2, 3 tháng là con hết. Nhưng giờ sắp sang tháng thứ 4 rồi mà không khỏi. Có lúc cháu giật giật tay chân rồi giật mình tỉnh ngủ luôn. Có hôm còn khóc lóc ăn vạ làm cả nhà rất lo lắng. Tôi có tìm hiểu một số thông tin trên mạng, cũng như hỏi các bà mẹ khác. Có người bảo bị thiếu chất, có người lại nói không sao cứ từ từ lin à khỏi. Cũng muốn đưa con lên Hà Nội khám nhưng nhà xa. Vậy cho hỏi, như trường hợp bé nhà tôi thì nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Có nguy hiểm đến sức khỏe và sự phát triển của con hay không? Xin cảm ơn”
Trả lời:
Cảm ơn mẹ Thanh Thủy đã tin tưởng và gửi tin nhắn về cho chúng tôi. Liên quan đến vấn đề thắc mắc của bạn, chúng tôi có phản hồi như sau:
Những nguyên nhân của vấn đề trẻ sơ sinh bị giật chân tay khi ngủ
Thông thường, trẻ nhỏ khi mới sinh ra trong giai đoạn đầu vẫn có thể gặp phải vấn đề giật tay chân, xuất hiện cả trong khi thức và ngủ. Tuy nhiên, khi ngủ tần suất cao hơn. Điều này xảy ra vì hệ thần kinh của con chưa hoàn thiện, các phản xạ môi trường chưa được thiết lập. Tuy nhiên, đến khoảng 2,3 tháng sẽ ít dần và chấm dứt hẳn. Với tình trạng trẻ sơ sinh bị giật chân tay khi ngủ như trường hợp bé nhà mẹ Thanh Thủy, dường như đây không còn là hiện tượng bình thường nữa. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này, tuy nhiên, với những gì mẹ Thanh Thủy nêu trên chúng tôi chưa có đủ căn cứ để xác định được chính xác nguyên nhân là gì. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng giật tay chân khi ngủ của trẻ mẹ nên biết.

Trẻ sơ sinh bị giật tay chân có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của trẻ
- Chế độ dinh dưỡng không tốt
Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng con thường xuyên giật chân tay khi ngủ. Không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là canxi và vitamin D dẫn đến con bị thiếu hụt dinh dưỡng. Chăm sóc thai kỳ không tốt, mẹ không được bổ sung đủ canxi khiến trẻ sinh ra có nguy cơ cao bị hạ canxi máu. Bên cạnh đó, sau một thời gian sinh ra, lượng canxi tích lũy trong quá trình trẻ trong bụng mẹ không còn, việc bổ sung không đủ cũng khiến con bị thiếu hụt loại vi chất quan trọng này và dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị giật chân tay khi ngủ.
- Tác nhân từ bên ngoài dẫn đến sự giật mình
Phản xạ Moro (giật mình ở trẻ sơ sinh) là một trong những phản xạ tự nhiên đầu đời. Xuất hiện phản xạ này có thể khiến con giật tay chân khi ngủ. Thông thường các bé sơ sinh đều sẽ gặp phản xạ này, thường ít dần trong khoảng thời gian từ 3,4 tháng và hết hẳn khi con được 5,6 tháng. Các yếu tố môi trường như âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ, không khí,…hay sức khỏe tâm lý lo lắng căng thẳng là những nguyên nhân dẫn đến giật mình ở trẻ sơ sinh, khiến con bị giật tay chân. Khi phản xạ này xuất hiện, bé có thể đang ngủ tỉnh giấc và quấy khóc.
- Bệnh động kinh
Đây là nguyên nhân không mong muốn nhất, báo hiệu tình trạng nguy hiểm mà con đang gặp phải khi trẻ sơ sinh bị giật chân tay khi ngủ. Theo cơ chế tự nhiên, sóng điện não của mỗi người trong khi ngủ sẽ biến đổi theo chu kỳ: ru ngủ – ngủ nông – ngủ sâu – ngủ rất sâu – ngủ mơ. Mỗi đêm, chu kỳ ngủ này có thể lặp lại trong khoảng 3 – 4 lần. Theo các nghiên cứu, thời điểm xảy ra động kinh trong giấc ngủ thường là: giai đoạn giấc ngủ nông (1-2 giờ sau khi con đi vào giấc ngủ) và 1-2 giờ trước và sau khi con thức giấc.
Co giật gây ra bởi động kinh xảy ra ngay cả trong giấc ngủ trưa. Trong trường hợp bệnh nhẹ, lành tính bé hay có phản xạ giật mình và run chân tay. Tuy nhiên, nếu cơn co giật bị kéo dài trong khoảng thời gian nhiều hơn 5 phút, lặp đi lặp lại thường xuyên với tần suất lớn, liên tục thì cần nhanh chóng chữa trị, tránh những di chứng từ sự tổn thương não bộ, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
>>> Xem thêm: 7 ‘tuyệt chiêu’ trị trẻ ngủ không sâu giấc hay giật mình
Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị giật tay chân khi ngủ
Như đã đề cập về các nguyên nhân ở trên, trẻ bị giật tay chân khi ngủ đều là các cảnh báo nguy hiểm về các vấn đề sức khỏe của trẻ. Để đảm bảo an toàn nhất, mẹ nên đưa con đến bệnh viện để xét nghiệm, thăm khám. Từ đó có nhận định chính xác về vấn đề con đang gặp phải.

Khi con có tình trạng giật tay chân khi ngủ, cha mẹ cần theo dõi cẩn thận để xác định tình trạng của bé, có hướng giải quyết đúng nhất
Nếu bé nhà bạn giật chân tay khi ngủ chỉ đang là hiện tượng bình thường thì mẹ có thể áp dụng những lưu ý sau để chăm sóc con tốt hơn:
- Tắm nắng thường xuyên: trẻ đủ 10 ngày tuổi là có thể tắm nắng được rồi. Việc tắm nắng đúng cách khoa học giúp con nhận được đủ lượng vitamin D cần thiết, thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi trong cơ thể diễn ra thuận lợi hơn, từ đó hạn chế việc thiếu hụt canxi máu, con không bị còi xương và chống lại tình trạng trẻ sơ sinh bị giật chân tay khi ngủ.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng của mẹ trước và sau sinh: trẻ nhỏ nhận dinh dưỡng chủ yếu từ người mẹ ngay cả quá trình mang thai và trong giai đoạn đầu đời. Vì thế, mẹ hãy tự chăm sóc bản thân mình, bổ sung những dinh dưỡng cần thiết và quan trọng để con được phát triển tốt nhất.
- Cung cấp một môi trường ngủ trong sạch: hạn chế tiếng ồn lớn, ánh sáng mạnh hay không khí ô nhiễm để con không chịu tác động dẫn đến phản xạ giật mình, co giật chân tay.
- Sử dụng phương pháp quấn tã cho bé trong giai đoạn đầu tiên để giúp tạo môi trường giống như trong tử cung của người mẹ, hạn chế tình trạng giật mình và giật tay chân khi ngủ.
- Luôn phải chú ý quan sát bé để nhận ra những biểu hiện bất thường, từ đó có sự ứng phó kịp thời, bảo vệ sức khỏe cho con.
Trẻ sơ sinh bị giật tay chân khi ngủ là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Vì thế, nếu bé có tình trạng bệnh kéo dài, mẹ cần đưa con đi khám để xác định được vấn đề và có cách ứng phó kịp thời.