Trẻ ngủ không yên giấc là vấn đề khiến nhiều cha mẹ lo lắng dẫn đến đau đầu, mệt mỏi. Vì bé dễ dàng tỉnh dậy vì những hành động cọ quậy, vặn mình mà không thể ngủ dài giấc hơn vào ban đêm. Vấn đề này có thể liên quan đến một số nguyên nhân mà cha mẹ chưa nắm bắt được. Cùng trang bị thêm cho mình những kiến thưc đầy đủ nhất dưới đây nhé.
Những nguyên nhân khiến trẻ ngủ không yên giấc
Hầu hết trẻ thường ngủ rất nhiều, trong khoảng thời gian vài tuần tuổi sau khi chào đời bé dành toàn bộ thời gian cho việc ngủ và chỉ thức dậy khi có nhu cầu đòi cho bú hoặc vệ sinh. Giấc ngủ và lớp vỏ não của trẻ có quan hệ mật thiết với nhau. Trong khi ngủ, vỏ não sẽ là cơ quan ức chế các hoạt động của não liên quan đến các hoạt động có ý thức, trong khi đó các vùng não điều khiển hành động vô thức của cơ thể vẫn hoạt động bình thường như: tim, nhịp thở, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết… Do não bé đang còn yếu vì vậy giấc ngủ của bé sẽ dễ bị kích động hơn của người lớn. Và những hành động có ý thức vẫn diễn ra bình thường trong khi ngủ như vung tay, vặn mình , giật mình…. Những nguyên nhân dưới đây cha mẹ cần chú ý.
Môi trường ngủ không thuận lợi
Trẻ sơ sinh ngay sau khi chào đời phải tập thích nghi với môi trường hoàn toàn mới và khác xa so với sự ấm áp có được trong bụng mẹ. Vì vậy mà không gian ngủ đóng vai trò rất quan trọng, bởi nếu phòng ngủ kín hơi, không thoáng mát, vệ sinh không sạch sẽ, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn lớn bên ngoài sẽ khiến trẻ sơ sinh ngủ không yên hoặc thậm chí có thể mắc một số bệnh lý nguy hiểm, do thời tiết hay côn trùng cắn gây ra làm hại đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
Giấc ngủ không khoa học
Bé có nhiều hoạt động trong ngày và có thể cảm thấy mệt mỏi và muốn ngủ bất cứ lúc nào. Nhiều cha mẹ lại không thường xuyên để ý tới thói quen ngủ của bé, do đó bé được ngủ một cách tự do thoải mái bất kể đó là thời điểm nào trong ngày. Hoạt động ngủ thất thường dễ tạo thành thói quen xấu cho bé. Nhất là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ khó phân biệt được ngày hay đêm. Vì thế, mọi sinh hoạt của bé và cả nhà có thể bị đảo lộn theo thói quen ngủ thiếu khoa học.
Mẹ áp dụng biện pháp luyện ngủ sai cách
Hiện nay, có rất nhiều mẹ áp dụng những phương pháp luyện ngủ khoa học cho con, tuy nhiên trước khi thực hiện nếu mẹ không tìm hiểu kỹ thông tin, dẫn đến áp dụng sai cách sẽ khiến con khó chịu thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mẹ chỉ nên áp dụng các phương pháp luyện ngủ khoa học khi bé được 5 đến 6 tháng tuổi.
Bé phụ thuộc vào những công cụ hỗ trợ
Nếu trước mỗi giờ ngủ của con mẹ thường sử dụng những công cụ hỗ trợ như cho bé nghe nhạc nhẹ, chơi những đồ vật yêu thích, được mẹ ẵm bế, hát ru hoặc bế rong tạo ra rung chuyển thì về lâu dài có thể tạo thành thói quen, bé sẽ không chịu ngủ yên khi mẹ không đáp ứng những nhu cầu này cho con.
Thần kinh bị hưng phấn
Để cơ thể bé chuyển về trạng thái buồn ngủ thì tinh thần bé cần được ổn định. Mẹ không nên để bé kích động quá mức, hay bị dọa nạt, la mắng trước khi bé đi ngủ.
Bé không khỏe
Cơ thể khó chịu sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Trẻ ngủ không yên giấc có thể bởi một số giai đoạn phát triển như tập đi, sốt mọc răng,… Ngay cả trường hợp bé ăn quá no trước khi đi ngủ cũng có thể khiến bé bị đầy bụng. Chưa kể đến tình trạng bé mắc bệnh về đường ruột, hay bệnh đường hô hấp sẽ càng làm bé trở nên khó chịu, dễ cáu gắt, ngủ ít đi và hay quấy khóc nhiều hơn.
>>> Xem thêm: Bé không tự chuyển giấc: Cần làm gì để bé ngủ ngon?
Trẻ ngủ không yên giấc có nguy cơ xấu về sức khỏe
Theo các chuyên gia Nhi khoa hàng đầu trên thế giới, bé sơ sinh ngủ không yên giấc có thể dẫn đến cơ thể chậm phát triển, dễ bị rối loạn giấc ngủ, rối loạn cảm xúc,… Cụ thể là:
– Chậm tăng cân và phát triển chiều cao: Giấc ngủ sâu góp phần phục hồi sức khỏe và là điều kiện cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Bé ngủ không yên giấc sẽ khiến quá trình tiết hormone tăng trưởng chậm lại và bé sẽ chậm lớn hơn so với những trẻ khác. Bé nhẹ cân và chậm phát triển chiều cao.
– Chậm phát triển trí não: Những bé gặp vấn đề về giấc ngủ có khả năng nhận thức và xử lý tình huống kém hơn những bé ngủ ngoan trong giai đoạn đầu đời. Ngoài ra, những bé này cũng có hệ miễn dịch kém hơn, hay ốm vặt nhiều hơn. Ngủ không yên còn dẫn tới một số hành vi tiêu cực ở trẻ như cáu gắt, khó tính, hay giận dỗi, chán ăn…

Bé ngủ không yên hay thức giấc kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe
Không chỉ dừng lại ở những ảnh hưởng không mấy tích cực ở trẻ, tình trạng này còn ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và sức khỏe của cha mẹ. Sự mệt mỏi, căng thẳng khi phải chăm bé thức giấc quấy khóc vào thời điểm cần nghỉ ngơi ban đêm của cha mẹ là không thể tránh khỏi. Và tồi tệ hơn là cha mẹ không biết cuộc chiến này đến bao giờ mới có hồi kết. Do đó, rất nhiều cha mẹ đã tìm rất nhiều cách để cải thiện giấc ngủ cho bé, đây là điều được coi là khá cần thiết tuy nhiên cha mẹ cần chú ý một số biện pháp sau.
Giải pháp nào dành cho trẻ ngủ không yên giấc?
Chất lượng giấc ngủ là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Việc cải thiện giấc ngủ của bé không chỉ có một cách duy nhất, vì thế mẹ có thể tham khảo một số cách để giúp bé có giấc ngủ ngon dưới đây:
Sắp xếp lại không gian và các yếu tố trong phòng ngủ: Nếu bé đang gặp rắc rối với những tác động đến từ môi trường xung quanh thì mẹ hãy tạo nên một không gian thoải mái nhất cho giấc ngủ của bé. Từ yếu tố âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ, sự thông thoáng và sạch sẽ của chăn, gối, côn trùng,… mẹ đều cần phải cân nhắc nếu đó là vấn đề khiến bé nằm ngủ không yên.
Cải thiện sức khỏe: Các vấn đề sức khỏe của bé cần có sự phối hợp của bác sĩ để tránh mắc phải những sai lầm không đáng có về việc tự điều trị cho bé. Chỉ cần tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc, bé sẽ nhanh chóng thoát khỏi sự khó chịu khi mắc bệnh và những giấc ngủ ngon sẽ trở lại sớm với bé.
Tạo thói quen ngủ khoa học: Thời gian ngủ rất quan trọng đối với bé, nhất là thời gian ngủ vào ban đêm. Do đó, mẹ nên dạy bé học cách phân biệt ngày-đêm và phân bố thời gian ăn, chơi, ngủ hợp lý cho bé. Sau khi có được thói quen này, bé sẽ ngủ ngoan trong nhiều hoàn cảnh.
Bổ sung Lactium: Một trong những cách hiệu quả mà nhiều cha mẹ đã thử sau khi các biện pháp vật lý không có tác dụng, đó là cho bé dùng Lactium. Đây là sản phẩm thủy phân từ sữa giúp cho não bộ được thư giãn, trí não được nuôi dưỡng. Chính nhờ tác động ấy mà bé đi vào giấc ngủ tự nhiên, sâu giấc một cách dễ dàng. Với sự có mặt của Lactium, việc thiết lập giấc ngủ khoa học cho con sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
Trẻ ngủ không yên giấc cần được cải thiện giấc ngủ sớm để tránh được những hệ lụy về sau đối với sức khỏe. Với những thông tin trong bài viết này, hi vọng mẹ sẽ nhanh chóng thoát khỏi căng thẳng về giấc ngủ của bé và cả nhà! Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng giấc ngủ của bé, mẹ có thể để lại thông tin tại đây để nhận được sự tư vấn phù hợp nhất từ dược sĩ Soki Tium!