“Trẻ ngủ không ngon giấc có thể do những sai lầm trong cách chăm sóc của cha mẹ”. Đây là nhận định của PGS.TS Nguyễn Bá Tuấn, Phó trưởng khoa Nhi, trường Đại học Y Dược TP.HCM. Vậy cha mẹ phải làm sao khi bé ngủ không ngon hay lăn lộn, ngủ không sâu giấc? Ngay dưới đây là những lời khuyên hữu ích nhất cho mẹ.
Những sai lầm của mẹ khiến trẻ ngủ không ngon giấc
Theo PGS.TS Nguyễn Bá Tuấn, với các bé sơ sinh, thường giấc ngủ của bé là theo nhu cầu và bé có thể ngủ bất kỳ lúc nào do chưa có sự phân biệt rõ ràng chu kỳ ngày – đêm. Tuy nhiên, khi bước qua giai đoạn 1 tháng đầu tiên, những thói quen trong cách chăm sóc con của cha mẹ có thể ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ của con. Dưới đây là những lỗi mà các mẹ thường gặp khiến con không có được giấc ngủ chất lượng nhất.
Ép con ngủ không đúng giờ
Nhiều phụ huynh vì muốn có thời gian là việc nhà hoặc các công việc cá nhân khác nên cố cho con đi ngủ mặc dù chưa đến giờ ngủ của bé hoặc bé không có bất kỳ dấu hiệu buồn ngủ nào. Việc thúc ép này khiến bé cảm thấy không thoải mái vì con vẫn muốn tiếp tục các hoạt động khác của mình. Đây chính là nguyên nhân khiến mẹ có bế ru con cả tiếng đồng hồ nhưng bé vẫn hết sức tỉnh táo hoặc nếu có ngủ thì cũng là giấc ngủ chập chờn. Thế nên mẹ hãy để bé chơi đùa thoải mái, khi đến giờ hoặc đã buồn ngủ bé sẽ tự giác đi ngủ.
Cho con ngủ không theo một giờ giấc nào
Như PGS Tuấn đã phân tích ở trên, với trẻ sơ sinh thì thời gian chủ yếu trong ngày bé dành để ngủ, và vì bé chưa phân biệt được chu kỳ ngày – đêm nên có thể ngủ không ngon giấc vào ban đêm và hay thức đêm. Tuy nhiên, đối với các bé lớn hơn, nếu mẹ cứ chiều theo nhu cầu của con, ngủ vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày lâu dần sẽ tạo cho con một thói quen rất xấu, ngủ không theo giờ cố định nào. Điều này vô tình khiến mẹ vất vả hơn bởi nếu bé ngủ quá nhiều vào ban ngày thì ban đêm bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn, từ đó khiến mẹ cũng mất ngủ theo.
Hơn nữa, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thời điểm từ 22h đến 3h sáng là giai đoạn mà cơ thể con tiết ra nhiều hormone nhất, đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của con cả về thể chất và trí tuệ.
Nhiều bậc cha mẹ thường chiều theo ý thích về giấc ngủ của con, để con đi ngủ bất kể đó đang là giờ nào. Việc làm này của cha mẹ khiến con hình thành nên thói quen ngủ xấu, không theo một giờ giấc nhất định. Một số mẹ cho con ngủ ngày quá nhiều làm giấc ngủ đêm ngắn lại và không sâu, ít nhiều ảnh hưởng đến trí thông minh, sự phát triển thể chất sau này.

Giờ giấc đảo lộn sẽ khiến bé gặp vấn đề về giấc ngủ
Mẹ nên nhớ rằng, cùng với sự khôn lớn mỗi ngày, thời gian ngủ của con cũng sẽ cần được thay đổi dần. Bé sẽ ngủ nhiều hơn vào ban đêm, ngủ ít và hoạt động nhiều hơn vào ban ngày, đồng hồ sinh học của bé cần được thiết lập để đảm bảo cho những giấc ngủ chất lượng nhất và cha mẹ cũng đỡ áp lực hơn trong việc chăm sóc con.
Cho con chơi quá nhiều trước giờ đi ngủ
Nhiều cha mẹ cho rằng để con vận động nhiều ngay trước giờ ngủ sẽ khiến con mệt và nhanh chóng đi vào giấc ngủ, ngủ ngoan ngon giấc. Nhưng thực tế không phải như vậy. Cơ thể của con cần một thời gian “lắng đọng” để chuyển đổi từ trạng thái hoạt động sang trạng thái tĩnh khi đi ngủ. Tức là thời gian chơi đùa, hoạt động mạnh của bé cần ngưng lại ít nhất 2 tiếng trước giờ ngủ của con.
Việc vận động, chơi đùa quá nhiều trước giờ ngủ sẽ khiến tinh thần con bị kích thích, hưng phấn quá mức, rất khó đi vào giấc ngủ và nếu có ngủ thì bé cũng bị ảnh hưởng, ngủ chập chờn, không ngon giấc, hay lăn lộn trong lúc ngủ.
Trong giai đoạn 3 năm đầu tiên của cuộc đời, tốc độ nhận thức và học tập các kỹ năng, nhận thức về không gian của trẻ là mạnh mẽ nhất. Chính vì vậy, mẹ cần chú ý nhiều hơn đến các hoạt động của con trước giờ ngủ, không nên để con chơi quá nhiều trên giường ngủ, giúp con có được giấc ngủ sâu nhất đảm bảo cho sự phát triển của con.
Cho bé uống sữa vào ban đêm
Theo PGS Tuấn, kể từ khi được 5, 6 tháng, các bé đã có thể ngủ xuyên đêm mà cha mẹ không cần lo con bị đói khi đi ngủ. Việc duy trì thói quen cho con ti sữa vào ban đêm sẽ khiến giấc ngủ của con bị gián đoạn, bé khó ngủ lại hoặc nếu ngủ lại thì không được ngon giấc. Ngoài ra, nếu bé thức giấc vào khoảng thời gian vàng từ 22h đến 3h sáng liên tục sẽ ảnh hưởng khá lớn tới sự phát triển của trẻ. Hệ quả là ảnh hưởng đến khả năng học tập, ghi nhớ, giao tiếp của bé khi lớn lên.

Sữa sokitium là cách mà nhiều mẹ cho con sử dụng hằng ngày
Cho con ngủ cùng với mẹ
Việc mẹ cho con ngủ chung giường, ôm ấp ru con ngủ lâu dần sẽ tạo thành thói quen phụ thuộc vào mẹ của bé. Nếu không có mẹ nằm bên cạnh sẽ khiến bé dễ tỉnh giấc, ngủ trằn trọc, trong khi đó, không phải lúc nào mẹ cũng có thể nằm bên cạnh và ôm ấp con được.
>>> Xem thêm: Trẻ 3 tuổi ngủ không ngon giấc nên làm thế nào?
Những nguyên nhân khách quan khiến trẻ ngủ không ngon giấc
Bên cạnh những sai lầm trên của cha mẹ, còn có những nguyên nhân khác khiến bé ngủ không ngon đến từ môi trường ngủ của con, các giai đoạn phát triển khác nhau của con, do tâm lý bất ổn… Những lý do này được Giáo sự Peter Fleming, một chuyên gia về sức khỏe trẻ sơ sinh và tâm lý học tại Đại học Bristol (Anh) gợi ý dưới đây cho mẹ.
Bé cần được đáp ứng những nhu cầu cơ bản
Theo GS Fleming, đôi khi lý do khiến bé của mẹ ngủ không ngon giấc và tỉnh dậy giữa đêm đơn giản chỉ vì bé đói bụng hoặc cảm thấy không thoải mái khi tã, bỉm của con bị ướt. Chính vì vậy, khi thấy con lăn lộn trên giường, có các dấu hiệu như mút tay thì mẹ hãy kiểm tra lại cữ bú hoặc bỉm/tã của con nhé.
Bé cảm thấy không an toàn
Theo GS Fleming, các bé đã quen với môi trường yên tĩnh trong bụng mẹ, vì vậy khi chào đời và được mẹ cho ngủ riêng ở trong một căn phòng rộng, trẻ sẽ có cảm giác thiếu an toàn. Điều này khiến cho bé rất hay thức giấc giữa chừng, khó ngủ trở lại và quấy khóc để được mẹ dỗ dành.
Do tiếng ồn từ môi trường xung quanh
Suốt 9 tháng 10 ngày, bé yêu của mẹ đã quen với sự yên tĩnh và an toàn trong bụng mẹ. Âm thanh mà con nghe được nhiều nhất là giọng nói của mẹ, gần như các âm thanh khác đều ít tác động đến bé. Vậy mà khi chào đời, con phải làm quen với hàng loạt những âm thanh khác lạ, từ tiếng xe cộ, tiếng vật nuôi trong nhà, tiếng tivi, điện thoại, tiếng la hét của anh chị em trong nhà,… Do vậy, bé phải cần một thời gian dài để thích nghi. Trong quãng thời gian này, bé sẽ thường xuyên cảm thấy khó ngủ, ngủ không được sâu giấc nếu mẹ không có biện pháp thay đổi cho con.
Con trong giai đoạn tuần khủng hoảng – wonder week
Tuần khủng hoảng là thời kỳ mà con phát triển mạnh mẽ các kỹ năng, về trí não và có sự biến đổi lớn về mặt tinh thần. Theo GS Fleming, khi bước vào tuần khủng hoảng, bé yêu sẽ trở nên khó tính hơn, dễ cáu gắt, không thích ăn uống. Khi bước qua được giai đoạn này con sẽ trở về quỹ đạo bình thường.
Những chiếc răng mới mọc khiến con ngủ không ngon
Khi bé được 4, 5 tháng, những chiếc răng đầu tiên sẽ mọc lên, tất nhiên là với nhiều bé thời điểm này có thể lui lại. Việc mọc răng sẽ khiến lợi của bé có đôi chút khó chịu, với nhiều bé sẽ sức đề kháng yếu và vệ sinh kém có thể bị viêm lợi, sưng lợi khiến con càng cảm thấy đau nhức. Chính điều này khiến bé ngủ chập chờn, ngủ không ngon giấc, lăn lộn khi ngủ.
Bé bước vào giai đoạn phát triển kỹ năng mới
Fleming nói, ông đã quan sát các bé được cha mẹ đưa tới viện để được tư vấn về các tình trạng giấc ngủ, thì rất nhiều trẻ trong số đó nằm trong giai đoạn đang phát triển một kỹ năng nào đó như lẫy, bò, đứng, đi,… Ông đã nói với cha mẹ các mẹ không cần phải lo lắng bởi khi bé bước vào giai đoạn này, vì ban ngày bé tập luyện cho kỹ năng mới quá nhiều khiến ban đêm con vẫn bị ảnh hưởng. Nhiều bé thậm chí đang ngủ cũng lẫy hoặc ngồi dậy rồi bò quanh giường, điều này làm giấc ngủ của bé cũng bị gián đoạn theo. Sau vài ngày đến vài tuần con đã “nhuần nhuyễn” với kỹ năng mới này, giấc ngủ của con sẽ không bị ảnh hưởng nữa.
Do vấn đề về sức khỏe
Đau ốm cũng khiến con của mẹ không ngủ được. Chính vì vậy, nếu mẹ đã kiểm tra và khắc phục các nguyên nhân kể trên mà con vẫn thường xuyên như vậy, mẹ hãy đưa bé đi kiểm tra sức khỏe xem con có bị thiếu canxi hay không, có bị bệnh lý nào như chứng rối loạn lo âu, rối loạn tiêu hóa,… hay không nhé.
>>> Xem thêm: Bé khó ngủ nên bổ sung chất gì?
Bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn, mẹ phải làm sao?
Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Jodi A. Mindell, Chủ tịch Hiệp hội giấc ngủ trẻ em ở Mỹ, và một nhóm các chuyên gia hàng đầu trên thế giới cho thấy hơn 90% cha mẹ muốn thay đổi điều gì đó về thói quen ngủ của con mình. Sau nghiên cứu, ông và các cộng sự đã khẳng định rằng, không quá khó để giúp bé có giấc ngủ ngon mà không tốn một giọt nước mắt nào của trẻ.
Giúp phòng ngủ của bé được thoải mái
Theo Tiến sĩ Mindell, da của bé sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị kích ứng bởi những tác nhân từ môi trường bên ngoài. Do đó, mẹ nên chuẩn bị cho con những loại chăm, đệm có chất liệu mềm mịn, thoáng mát, thường xuyên được giặt sạch sẽ dể cho con có giấc ngủ ngon hơn.
Bên cạnh đó, phòng ngủ của của cũng cần được dọn dẹp sạch sẽ, tối ưu hóa các đồ vật, cần hút bụi thường xuyên, không nên cho vật nuôi như chó, mèo vào phòng của con bởi lông của chúng có thể khiến con bị viêm da.

Nơi đặt bé ngủ rất quan trọng mẹ đảm bảo 1 không gian để bé cảm thấy tốt nhất
Không gian phòng ngủ của cần đặt ở nơi tránh tiếng ồn, có rèm cửa để ngăn ánh sáng cho con. Tuy nhiên mẹ cũng không nên để quá tối và yên tĩnh. Nhiệt độ lý tưởng là duy trì 27 – 28 độ C vào mùa hè và 22- 23 độ C vào mùa đông.
Cho con bú no trước khi đi ngủ
Một trong những lý do đầu tiên mẹ nên nghĩ đến khi thấy con ngủ không ngon đó là bé bị đói. Lúc này bé có thể tỉnh dậy và quấy khóc. Lý do chính là do dạ dày của con lúc này còn nhỏ, con cần được ăn nhiều bữa và có thể bữa ăn trước khi ngủ của con đã quá lâu rồi. Do đó, mẹ nên chú ý đến bữa ăn của con vào buổi tối, căn chỉnh giờ để con ăn no ngay trước lúc ngủ khoảng 15 – 20 phút là tốt nhất. Điều này giúp dạ dày của con không quá nặng nề, con không bị đầy hơi nhưng vẫn đủ no để đi vào một giấc ngủ ngon nhất.
Hạn chế thời gian của giấc ngủ ngắn trong ngày
Mindell cho biết, sau khi đưa ra lời khuyên cho các bậc cha mẹ, họ nói rằng thật khó để đánh thức em bé tỉnh dậy khi đang ngủ. Nhưng ông đã thuyết phục họ rằng, ngủ quá nhiều vào ban ngày có thể “cướp đi” giấc ngủ ban đêm của bé. Nếu em bé ngủ quá 2 giờ trong một giấc ngủ ngày, mẹ nên đánh thức em bé dậy, cho em bé ăn và cho bé tham gia một số hoạt động vui chơi, cho bé đi dạo để bé cảm thấy tỉnh táo, vui vẻ. Điều này sẽ giúp bé có giấc ngủ ngon hơn vào ban đêm.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Mindell cũng khuyên rằng, nếu mẹ cảm thấy em bé thực sự cần những giấc ngủ ngắn ban ngày dài hơn, hãy thoải mái tăng giới hạn ngủ trưa lên 2,5 giờ. Đơn giản là vì có những lúc em bé của mẹ quá mệt mỏi và cần một giấc ngủ ngày đủ dài để phục hồi lại năng lượng. Mẹ nên cho phép bé ngủ lâu hơn một chút chỉ trong một giấc ngủ ngắn và sau đó điều chỉnh bé trở lại đúng quỹ đạo với thói quen ngủ hàng ngày.
Sử dụng tiếng ồn trắng
Tiếng ồn trắng là những âm thanh đơn sắc, không có giai điệu được phát ra từ một thiết bị nào đó, chẳng hạn như tiếng nhiễu sóng của chiếc đài, tiếng ồn của cánh quạt quay, tiếng nước chảy, tiếng máy hút bụi,…
Theo Tiến sĩ Mindell, tần số của tiếng ồn trắng được xác định là giống với những âm thanh mà các bé sơ sinh vẫn được nghe khi còn ở trong bụng mẹ. Âm thanh từ tiếng ồn trắng khiến bé có cảm giác thân thuộc, an toàn, do đó tiếng ồn trắng có thể dùng để ru bé ngủ, giúp bé có được giấc ngủ ngon hơn.
Giúp bé nhận thức được chu kỳ ngày – đêm
Như đã nói ở trên, việc giúp con nhận biết, phân biệt được đâu là đêm, đâu là ngày sẽ làm cho bé có ý thức về việc thời điểm nào mình có thể chơi, thời gian nào là dành cho việc ngủ, từ đó sẽ giúp khắc phục tình trạng bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn.
Theo Tiến sĩ Mindell, không quá khó và mất nhiều thời gian để mẹ có thể giúp bé nhận thức được điều này. Vào ban ngày, khi bé tỉnh giấc, mẹ nên kéo rèm cửa, mở cửa sổ để phòng bé tràn ngập ánh sáng và các tiếng ồn. Mẹ nên cho bé chơi nhiều và hoạt động nhiều vào ban ngày. Ngược lại, khi vào ban đêm, mẹ để đèn tối, đóng cửa để cách âm, hạn chế nói chuyện với bé. Ngay cả khi giữa đêm bé có thức giấc dậy ăn hoặc thay bỉm, mẹ cũng không nên bật điện quá sáng hoặc trò chuyện cùng con. Tuân thủ được những điều này, mẹ sẽ nhanh chóng giúp con phân biệt được ngày – đêm và có được những giấc ngủ ngon hơn.
>>> Xem thêm: Thiếu sắt ở trẻ sơ sinh: mẹ nên làm gì?
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé
Theo Tiến sĩ Mindell, việc thiếu hụt các vitamin và dưỡng chất sẽ khiến bé ngủ ít hơn. Đặc biệt là việc thiếu vitamin D và canxi sẽ khiến cơ xương của con nhức mỏi, con sẽ lăn lộn trong khi ngủ.
Chính vì vậy, nếu mẹ đang cho con ti sữa mẹ thì nên ăn uống đủ chất, đa dạng, không nên kiêng khem quá nhiều. Khi con đã ăn dặm thì mẹ cần cho con ăn uống đủ chất như protein, chất béo, vitamin, khoáng chất,… để trẻ có đầy đủ dinh dưỡng.
Luyện cho bé cách tự ngủ
Kể từ khi con được 3 tháng trở đi, mẹ hoàn toàn có thể luyện cho bé tự ngủ mà không cần sự phụ thuộc vào mẹ. Tiến sĩ Mindell hướng dẫn các mẹ khi thấy con có dấu hiệu buồn ngủ thì nên đặt con nằm ngay vào giường/nôi/cũi, không nên đung đưa hay cho con nằm võng vì sẽ tạo thói quen xấu khi ngủ cho con. Mẹ có thể xoa đầu và vỗ về nhẹ nhàng vào mông của con để bé có cảm giác an toàn khi đi vào giấc ngủ.
Đối với những khó tính hơn, mẹ có thể áp dụng những phương pháp luyện ngủ như cry-it-out của Ferber hoặc kỹ thuật xa dần giúp con tự ngủ. Khi bé đã có thể tự ngủ ngon lành được sẽ rất có lợi nếu bé có bất chợt thức giấc giữa đêm thì cũng quay trở lại giấc ngủ dễ dàng. Việc này khiến giấc ngủ của con không bị gián đoạn và mẹ nhàn nhã hơn khi nuôi con.
Sử dụng sản phẩm chứa Lactium giúp con ngủ ngon
Hiện nay, một giải pháp được các chuyên gia khuyên mẹ nên sử dụng khi bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn là Soki-Tium chứa thành phần Lactium. Đây là một hoạt chất giúp bé ngủ ngon giấc, cải thiện tình trạng tình trạng trẻ ít ngủ, ngủ hay lặn lộn, giật mình, vặn mình khi ngủ. Bên cạnh thành phần Lactium, Soki-Tium còn chứa Colostrum, đây chính là lớp sữa non đầu tiên chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và các kháng thể giúp bé phát triển khỏe mạnh. Có thể nói, Soki Tium là một giải pháp hoàn hảo cho mẹ khi con ít ngủ, hay quấy khóc ban đêm.
Hiểu đúng và đủ những nguyên nhân sẽ giúp mẹ khắc phục được tình trạng này một cách dễ dàng. Vì vậy, mẹ hãy quan sát con nhiều hơn để hiểu con và đừng quên áp dụng những biện pháp được các chuyên gia gợi ý ở trên để giúp chấm dứt tình trạng bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn mẹ nhé.