Trẻ sơ sinh hay giật mình là một phản xạ tự nhiên. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trẻ sơ sinh hoảng hốt dễ giật mình và khó vào giấc trở lại vì một số tác động từ xung quanh. Lúc này mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý kịp thời.
Nguyên nhân gây ra giật mình hoảng hốt ở trẻ sơ sinh
1. Tiếng ồn
- Khi còn là một thai nhi nằm trong tử cung của mẹ, thế giới của trẻ rất bình yên và ấm áp. Dù có thể lắng nghe tiếng nói chuyện của bố mẹ và những âm thanh của cuộc sống bên ngoài nhưng bé vẫn cảm thấy an tâm bởi được bao bọc trong bụng mẹ.
- Cho đến khi ra đời, bé bắt đầu biết đến sự ồn ào thực sự. Đó là tiếng chó sủa, tiếng mèo kêu, tiếng đóng/ kéo cửa, tiếng tivi hoặc loa đài, tiếng xe cộ đi lại,… tất cả những âm thanh hỗn độn của cuộc sống khiến trẻ bị choáng ngợp và trẻ ngủ hay giật mình hốt hoảng.

Trẻ ngủ hay giật mình hoảng hốt
Tiếng ồn là nguyên nhân chính khiến trẻ ngủ hay giật mình hoảng hốt
Giải pháp cho mẹ:
- Không gian phòng ngủ của bé phải thật yên tĩnh và thoáng đáng. Hãy đảm bảo rằng đó là nơi yên tĩnh nhất trong nhà để bé có thể ngủ. Đặc biệt, mẹ cần hạn chế mở tivi tiếng to, không để các âm thanh lớn và các tiếng ồn đột ngột như chuông điện thoại, tiếng máy sấy tóc, tiếng cửa sổ đập mạnh,…
- Tất cả các thành viên trong nhà sẽ phải điều chỉnh thói quen đi lại và làm việc của mình để giữ một không gian yên lặng. Chắc chắn, tình trạng trẻ ngủ hay giật mình hoảng hốt sẽ được cải thiện đáng kể sau khi mẹ áp dụng giải pháp này.
2. Để ánh sáng phòng ngủ ở mức nhẹ dịu
Sau tiếng ồn thì ánh sáng là lý do thứ hai khiến trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt. Khi bé ngủ, mẹ nên giữ ánh sáng ở mức nhẹ dịu, không quá sáng và cũng không quá tối. Tuyệt đối không đột nhiên bật/tắt đèn lúc này, vì khả năng cao trẻ sơ sinh ngủ bị giật mình hoảng hốt khiến mẹ khó dỗ con trở lại giấc.
Giải pháp cho mẹ:
- Không để phòng tối hoàn toàn vì mẹ sẽ không thể quan sát được những thay đổi của bé diễn ra trong đêm để kịp thời xử lý.
- Nhưng cũng không nên để đèn phòng quá sáng. Một chiếc bóng ngủ nhẹ dịu sẽ giúp bé cảm thấy an tâm hơn và mẹ cũng dễ thực hiện các hành động thay tã, cho bé bú hoặc bế bé khi cần thiết.
>> Xem thêm:
- Bé ngủ không ngon giấc hay giật mình mối nguy hiểm và giải pháp
- Lý giải nguyên nhân trẻ 3 tháng ngủ hay giật mình
3. Đặt bé xuống giường/ nôi khi thấy bé có dấu hiệu buồn ngủ
Nhiều bà mẹ có thói quen ru ngủ trẻ trên tay bằng cách rung lắc cho đến khi trẻ chìm vào giấc. Đến khi đặt trẻ xuống giường/ nôi thì tình trạng trẻ ngủ hay giật mình hoảng hốt lại tiếp diễn.
Mẹ cần hiểu rằng hành động đặt trẻ xuống sẽ làm thay đổi tư thế nằm và thay đổi độ cao, khiến trẻ cảm giác bị hẫng và chới với, rất dễ bị giật mình.

Đặt bé xuống giường/ nôi khi thấy bé có dấu hiệu buồn ngủ
Giải pháp cho mẹ:
- Bế đứng trẻ lên, để ngực trẻ tì vào ngực mẹ và đầu trẻ ngả vào vai mẹ. Tư thế bế này giúp trẻ cảm nhận được sự an toàn và dễ ợ hơi.
- Nếu thấy trẻ đã lờ đờ buồn ngủ thì hãy nhẹ nhàng đặt xuống giường/ nôi, mẹ phải cúi người theo để trẻ cảm thấy mình luôn được gần mẹ và an toàn. Sau đó, vỗ về và xoa lưng trẻ cho đến khi trẻ chìm sâu vào giấc ngủ.
- Cách đặt trẻ xuống giường/ nôi khi thấy trẻ có dấu hiệu buồn ngủ cũng là cách để mẹ tập cho trẻ thói quen tự ngủ mà không bị phụ thuộc nhiều vào mẹ.
4. Quấn khăn khi trẻ ngủ hay giật mình hoảng hốt
Chính vì không gian sống trong bụng mẹ khá chật hẹp nên đến khi ra bên ngoài bé sẽ không còn cảm giác an toàn. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt.
Giải pháp cho mẹ:
- Dùng chiếc khăn mỏng và êm ái, không gây kích ích da để quấn quanh bé, bé sẽ ngủ ngon hơn và tránh bị giật mình tỉnh giấc.
- Mẹ cũng không nên quấn quá chặt để bé không cảm thấy khó chịu, và khăn không nên quá dày sẽ làm bé thấy bức bối, khó thở.
Hạn chế tối đa yếu tố khác khiến trẻ dễ hoảng sợ ngủ giật mình
Ngoài những nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng sợ đã kể trên, có nhiều yếu tố khác mà mẹ cần quan tâm như:
- Không để trẻ hoạt động nhiều ngay trước giờ đi ngủ, điều này khiến não bộ trẻ bị hưng phấn và không sẵn sàng cho một giấc ngủ.
- Không để trẻ đi ngủ với một chiếc bụng đói hoặc quá no.
- Đảm bảo rằng tã của trẻ luôn được khô thoáng, sạch sẽ, không để trẻ bị khó chịu quá lâu vì tã bẩn.
- Đồ ngủ của trẻ phải thoáng mát, mềm mại, không gây khó chịu hay kích ứng da.

Hạn chế tối đa yếu tố khác khiến trẻ dễ hoảng sợ ngủ giật mình
Khi mẹ đã làm đủ mọi cách nhưng những biểu hiện giật mình khi ngủ của trẻ vẫn không thuyên giảm, đi kèm với đó còn là các dấu hiệu đáng lo như: đổ mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn, lười bú, chậm tăng cân,… thì hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ Nhi khoa để được thăm khám càng sớm càng tốt. Vì có thể bé của mẹ đang gặp phải tình trạng thiếu vitamin D, canxi hoặc kẽm, nguyên nhân gây ra chứng bệnh còi xương suy dinh dưỡng sau này của trẻ.