Nhiều người mẹ cho bé đi ngủ không đúng giờ đặc biệt là vào buổi tối dẫn đến nhiều vấn đề trong ngày hôm sau. Việc nắm bắt được trẻ ngủ giờ nào là tốt nhất sẽ là cách giúp bé có được sự tỉnh táo và nguồn năng lượng để bắt đầu ngày mới học hỏi và tiếp thu.

Trẻ ngủ giờ nào là tốt nhất?
Tầm quan trọng khi trẻ đi ngủ đúng thời điểm
Mỗi độ tuổi của trẻ sẽ cần có thời gian ngủ phù hợp cho sự phát triển. Có rất nhiều quan niệm sai lầm rằng cứ cho trẻ đi ngủ sớm thì sẽ tốt nhất cho trẻ. Thế nhưng theo rất nhiều nghiên cứu đã thấy những đứa trẻ được đi ngủ quá sớm có xu hướng bị phân tâm, ngớ ngẩn, tăng động và mất nhiều thời gian hơn để có thể vào giấc ngủ.
Tương tự như vậy, đi ngủ quá muộn hay thiếu ngủ cũng có hậu quả của nó, sẽ làm trẻ mệt mỏi gắt gỏng, thiếu năng lượng và hầu như không thể vượt qua ngày hôm sau. Vậy khi nào là thời điểm hoàn hảo để bé có thể bắt đầu đi ngủ?
Xem thêm:
Trẻ ngủ giờ nào là tốt nhất?
Nếu có trẻ nhỏ hẳn bạn sẽ không còn xa lạ với tình cảnh bé cố nài nỉ để cho con chơi thêm một vài phút nữa hoặc bé trở nên tăng động, ham chơi rất nhiều trước khi đi ngủ và việc bắt trẻ đi ngủ hầu như đều rất khó khăn, cáu gắt, khóc lóc trằn trọc trước khi ngủ xảy ra gần như thường xuyên. Và sáng thức dậy lúc nào cũng phải vật lộn, gọi năm lần bảy lượt bé cũng không chịu dậy để đi học, hoặc bé nhỏ hơn thì dậy quá sớm hoặc quá muộn, ban ngày luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu. Đó có thể là do cha mẹ chưa biết cách cho con ngủ đúng giờ.
Vói trẻ sơ sinh thì thời gian ăn ngủ của trẻ tùy thuộc vào nhu cầu của từng bé, thói quen sinh hoạt của từng gia đình cũng như phụ thuộc khá nhiều vào từng tháng tuổi của trẻ. Vì vậy việc tạo cho bé một thói quen ngủ đúng chuẩn, phù hợp và khoa học sẽ phụ thuộc rất lớn vào cha mẹ và người chăm sóc trẻ. Gần như bé sẽ dành thời gian chủ yếu để ngủ, chỉ thức dậy để ăn khi đói, càng lớn dần thì thời gian ngủ sẽ càng ít đi. Tuy nhiên trung bình giấc ngủ ban đêm của trẻ cũng từ 8-10 giờ.
Thời gian nên cho trẻ sơ sinh đi ngủ tốt nhất theo các chuyên gia là trước 21 giờ do trẻ sẽ cần ngủ ngon ngủ sâu để lượng hoocmon tăng trưởng tuyến yên(GH) tăng tiết gấp 4 lần so với bình thường trong khoảng thời gian 22 giờ-1 giờ sáng.
Đối với trẻ lớn hơn đã đi học thì việc thiết lập thói quen về thời gian đi ngủ là đặc biệt quan trọng. Thời gian đi ngủ phù hợp, đủ giấc sẽ giúp trẻ tập trung hơn rất nhiều trong việc học tập cũng như trẻ sẽ tràn đầy năng lượng cho các hoạt động trong ngày. Và chắc chắn nếu thời gian đi ngủ và thời gian ngủ đủ thì việc gọi trẻ dậy vào mỗi sáng sớm sẽ vô cùng dễ dàng với cha mẹ.
Thời gian đi ngủ phù hợp của bé thực sự phụ thuộc vào độ tuổi và thời gian khi bạn muốn bé thức dậy. Ví dụ, nếu bạn có một bé 5 tuổi phải thức dậy lúc 6:15 sáng, thì bé nên đi ngủ lúc 7:00 tối, trong khi một đứa trẻ 10 tuổi thức dậy lúc 6:15 sáng có thể ở lại cho đến 8:15 tối. Điều này phù hợp với nghiên cứu hàng đầu của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, nói rằng trẻ em từ 3-5 tuổi nên ngủ 10-13 giờ trong khi trẻ em 6-12 tuổi có thể ngủ 9-12 giờ.
Dưới đây là bảng thời gian mà các chuyên gia về giấc ngủ của trường đại học Y Harvard đưa ra lời khuyên cho các bậc cha mẹ về thời gian nên cho trẻ đi ngủ tương ứng với thời gian mong muốn trẻ thức theo từng độ tuổi để trẻ có một giấc ngủ tốt nhất và đảm bảo sức khỏe cho sự phát triển của trẻ.
Ngủ đủ giấc là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của trẻ, nhưng nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng giờ đi ngủ và giờ ăn phù hợp sẽ giảm nguy cơ béo phì ở trẻ em.
Một nghiên cứu thậm chí còn phát hiện ra rằng việc cho trẻ đi ngủ sớm có thể giúp cho một gia đình hạnh phúc hơn.
Dưới đây là giờ ngủ được khuyến nghị cho tất cả trẻ em:
- Trẻ sơ sinh từ 4 đến 12 tháng tuổi nên ngủ 12 đến 16 giờ (bao gồm cả ngủ trưa)
- Trẻ em từ 1 đến 2 tuổi nên được 11 đến 14 giờ (bao gồm cả ngủ trưa)
- Trẻ em từ 3 đến 5 tuổi sẽ nhận được 10 đến 13 giờ (bao gồm cả những giấc ngủ ngắn)
- Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi nên ngủ 9 đến 12 giờ mỗi đêm
- Thanh thiếu niên nên ngủ từ 8 đến 10 giờ mỗi đêm
Phải làm gì để trẻ có thể đi ngủ sớm hơn
Theo các nhà khoa học thì việc giới hạn thời gian trước khi đi ngủ và có những hoạt động để trẻ thư giãn, thoải mái trước khi đi ngủ là tốt nhất cho trẻ. Theo các chuyên gia về giấc ngủ thì ánh sáng xanh phát ra từ màn hình có thể trì hoãn việc giải phóng melatonin gây ngủ, tăng sự tỉnh táo và khiến trẻ khó ngủ.
Theo chuyên gia thì nên giới hạn việc sử dụng TV, máy tính bảng, điện thoại và máy tính trong một hoặc hai giờ trước khi cho trẻ đi ngủ. Họ cũng đưa ra lời khuyên về việc tạo một thói quen trước giờ đi ngủ phù hợp cho trẻ như tắm cho bé, đọc sách, kể truyện cho bé nghe… Nhưng bất cứ điều gì bạn chọn để kết hợp vào thói quen đi ngủ của bé sẽ phải lặp đi lặp lại một cách thường xuyên thì sẽ giúp bé tạo thói quen thành công. Và điều này có thể bắt đầu ngay từ khi còn nhỏ, vì vậy bạn càng sớm thiết lập thói quen thì càng tốt!
Nếu bé khó ngủ, ngủ không ngon giấc cha mẹ hoàn toàn có thể tham khảo sản phẩm từ sữa giúp bé dễ dàng vào giấc ngủ, ngủ ngon, sâu giấc hơn để tạo thói quen cũng như giờ giấc đi ngủ cố định và phù hợp nhất cho trẻ. Sokitium chúc cha mẹ thành công trong việc chăm con.