Khi mẹ thấy trẻ ngủ chảy nước miếng nhiều thường không hiểu lý do vì sao và muốn tìm cách để giảm bớt tình trạng này. Dưới đây là những điều mẹ cần biết!
Vì sao trẻ chảy nước miếng khi ngủ?
Về sinh lý, miệng của trẻ có 6 tuyến nước bọt khác nhau, những tuyến nước bọt khác nhau góp phần vào việc trẻ chảy nước bọt (nước miếng) khi ngủ.
Lượng nước bọt cơ thể trẻ tạo ra trong khi ngủ khá ít so với khi trẻ thức, nhưng, khi ngủ là toàn bộ cơ thể của trẻ đang thư giãn và cơ mặt cũng vậy. Do đó, dù ít hơn ban ngày nhưng tuyến nước bọt sản xuất ra nước bọt và sẽ từ từ chảy ra khỏi miệng của trẻ.

Trẻ chảy nước miếng khi ngủ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là vô hại nhưng cũng có khả năng đó là biểu hiện của một bệnh nào đó
Thực chất, trẻ chảy nước miếng khi ngủ có thể liên quan đến 7 biến chứng y khoa từ nhẹ đến nặng, bao gồm:
- Tư thế ngủ không đúng cách – Khi trẻ ngủ nghiêng hoặc nằm sấp, miệng trẻ thường mở ra vì được thư giãn, và trẻ ngủ bị chảy dãi cũng là điều dễ hiểu. Nhưng khi trẻ nằm ngủ ngửa, sẽ tự nhiên nuốt nước bọt trong khi ngủ, điều này ngăn cản việc chảy nước miếng.
- Dị ứng – Viêm mũi dị ứng và dị ứng thực phẩm nhất định sẽ gây ra việc sản xuất quá nhiều nước bọt dẫn đến chảy nước miếng.
- Tính axit hoặc bệnh trào ngược dạ dày – Các nhà khoa học tin rằng các cơn trào ngược dạ dày làm cho axit dạ dày kích thích thực quản, do đó phản xạ thực quản bị kích thích dẫn đến sản xuất quá nhiều nước bọt.
- Nhiễm trùng xoang – Nhiễm trùng đường hô hấp trên thường liên quan đến các vấn đề về hô hấp và nuốt, gây chảy nước dãi do tích tụ nước bọt. Ngoài ra, khi đường mũi của trẻ bị chặn do cúm, trẻ có xu hướng thở bằng miệng, khiến nước bọt dư thừa chảy ra khi ngủ.

Trẻ chảy nước miếng khi ngủ
- Ác mộng khi ngủ – Chảy nước miếng là một triệu chứng được biết đến ở những trẻ mắc chứng sợ ngủ. Ác mộng giấc ngủ có thể được biểu hiện ở trẻ em là kết quả của lý do tâm lý. Điều này thường xảy ra khi trẻ bị căng thẳng cảm xúc nghiêm trọng hoặc có thể được kích hoạt bởi một số loại thuốc như thuốc có chứa chất an thần. Đôi khi, trẻ chảy nước miếng khi ngủ cũng xảy ra khi mắc các chứng rối loạn giấc ngủ như nói mê khi ngủ.
- Viêm amiđan – Viêm amiđan là tình trạng viêm của các tuyến gọi là amidan xuất hiện ở phía sau cổ họng của trẻ. Do viêm và sưng, đường dẫn ở cổ họng trở nên hẹp, do đó cản trở sự thoát nước bọt tích tụ xuống cổ họng.
- Thuốc và hóa chất – Nếu trẻ đang dùng một số loại thuốc thì trẻ ngủ chảy nước dãi có thể là một việc hàng ngày đối với mẹ. Một số thuốc chống trầm cảm và thuốc như morphin, pilocarpin (điều trị khô miệng) sẽ làm gây tăng sản xuất nước bọt.
Xem thêm:
Cách để ngăn ngừa trẻ ngủ chảy nước miếng
1. Điều chỉnh tư thế ngủ
- Điều đầu tiên để hạn chế tình trạng trẻ chảy nước miếng khi ngủ là thay đổi tư thế ngủ. Bằng cách nằm ngửa, trẻ sẽ có thể kiểm soát tốt hơn dòng chảy của nước bọt để nó không bị rớt trên mặt hay bị ngấm xuống gối.
- Nếu trẻ khó có thể nằm ngửa, hãy lưu ý xem trẻ có cảm thấy nghẹt thở hay không vì có thể trẻ bị trào ngược axit trong khi đang nằm ngửa.

Có nhiều cách để hạn chế tình trạng trẻ ngủ chảy nước miếng, nhưng nếu thực sự lo lắng cho sức khỏe của trẻ mẹ hãy gọi ngay cho bác sĩ để được giải đáp
2. Làm loãng nước bọt trước khi đi ngủ.
- Điều quan trọng là duy trì sự cân bằng nước bọt trong miệng. Nước bọt đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể trẻ khỏi bị nhiễm trùng.
- Mẹ có thể cho trẻ cắn một miếng chanh hoặc quýt để làm loãng nước bọt khiến, việc này giúp hạn chế tình trạng chảy nước miếng ra ngoài khi ngủ. Mẹ cũng có thể cho trẻ uống một cốc nước lọc trước khi ngủ.
3. Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
- Cha mẹ cần cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo trẻ không mắc bất kỳ căn bệnh nguy hiểm nào. Không những vậy cũng cần để ý đến việc trẻ chảy nước miếng khi ngủ, nếu thấy có dấu hiệu bất thường hay chỉ đơn giản là lo lắng cho sức khỏe của con, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
Một giấc ngủ ngoan và sâu của trẻ chắc chắn sẽ là niềm hạnh phúc của mọi người mẹ. Mong rằng những kiến thức hữu ích trên về giấc ngủ của bé sẽ giúp mẹ biết cách xử lý khi trẻ chảy nước miếng khi ngủ. Chúc bé luôn có những giấc ngủ ngoan và khỏe mạnh!