Nếu trẻ nghiến răng khi ngủ thì mẹ sẽ làm gì? Lo lắng con đang gặp một mối nguy hại nào đó về sức khỏe và tìm cách xử lý? Đọc ngay bài viết này để có giải pháp bảo vệ con tốt nhất!
- Theo một nghiên cứu khoa học, có gần 40% trẻ ngủ hay nghiến răng trong một độ tuổi nào đó.
- Tình trạng này xảy ra phổ biến ở trẻ từ 3 tuổi rưỡi đến 6 tuổi.
Nguyên nhân khiến trẻ nghiến răng khi ngủ?
Cho đến nay, các nhà khoa học hay các bác sĩ Nhi khoa cũng chưa thể xác định nguyên nhân cụ thể. Nhưng dưới đây là một số lý do có thể xảy ra dựa trên thực tế khám và điều trị ở nhiều bệnh nhi:

Trẻ nghiến răng khi ngủ xảy ra phổ biến ở trẻ 3 tuổi rưỡi đến 6 tuổi và có nhiều nguyên nhân khác nhau giải thích cho tình trạng này
1. Trẻ đang lo lắng
Tâm trạng căng thẳng, lo lắng trong khi ngủ bởi các lý do như: đi nhà trẻ, bị người lớn quát mắng hay gặp ác mộng,… sẽ khiến trẻ dễ nghiến răng một cách vô thức khi ngủ. Đây có thể là cách để trẻ đối phó với tâm trạng không thoải mái của mình.
2. Trẻ mọc răng
Khi trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên và sẽ cảm thấy đau nhức nướu, lúc này hành động nghiến răng chính là để trẻ xoa dịu cơn đau do mọc răng gây ra.
3. Trẻ bị sai lệch khớp cắn
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng sai lệch giữa các khớp cắn và hành động trẻ ngủ nghiến răng có mối quan hệ mật thiết với nhau (gần 13% trẻ mắc phải cả 2 vấn đề này cùng lúc). Bởi khi trẻ bị lệch khớp cắn sẽ gây khó chịu khi cơ hàm khép lại.
4. Ký sinh trùng đường tiêu hóa
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng những con ký sinh trùng đường tiêu hóa như giun kim là nguyên nhân điển hình khiến trẻ nghiến răng khi ngủ. Khi bé chìm vào giấc ngủ, sự “hoành hành” của những con giun tiết ra những độc tố làm bé cảm thấy khó chịu và kèm theo đó là dấu hiệu nghiến răng.
5. Trẻ bị dị ứng
Các giác quan của trẻ nhỏ vốn luôn nhạy cảm với môi trường xung quanh, trẻ có thể bị dị ứng và nghiến răng là cách giúp trẻ xoa dịu cảm giác khó chịu của mình.
6. Sự kích ứng với một số loại thuốc
Dù không mong muốn nhưng một số thực phẩm bổ sung hay thuốc có chứa chất an thần, điều trị hưng trầm cảm có thể gây tác dụng phụ cho trẻ. Nó làm xuất hiện tình trạng trẻ nghiến răng khi ngủ. Do vậy, mẹ cần đặc biệt lưu ý trước khi cho trẻ ăn/ uống bất kỳ thực phẩm nào. Tốt nhất hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn về cách dùng và liều dùng.
Trẻ nghiến răng khi ngủ có thể mắc bệnh gì?
Trường hợp trẻ nghiến răng trong lúc ngủ xảy ra vào khoảng thời gian dài, có thể đó là dấu hiệu của các vấn đề về sức khỏe sau đây:
- Tủy răng của trẻ bị lồi ra
- Trẻ bị sâu răng nặng
- Xương hàm bị gặp vấn đề bất thường
- Men răng của trẻ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ
- Rối loạn khớp thái dương
Xem thêm:
- Trẻ nghiến răng khi ngủ về đêm có bình thường không?
- 5 nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng mẹ nên biết
Trẻ nghiến răng khi ngủ và cách chữa trị
Để trẻ thư giãn trước giờ đi ngủ. Trẻ dễ gặp phải những căng thẳng mệt mỏi khi hòa nhập với trường lớp, bạn bè. Vì vậy mẹ cần tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, thư giãn trước giờ đi ngủ để con không còn căng thẳng dẫn đến nghiến răng trong lúc ngủ.

Dưới đây là một số cách hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng để chấm dứt tình trạng nghiến răng khi ngủ ở trẻ
Quan tâm hơn đến việc học tập của trẻ. Để ý đến nguyên nhân trẻ bị căng thẳng mệt mỏi, có thể là do những khó khăn trong học tập khiến trẻ cảm thấy áp lực. Do đó hãy giúp trẻ những môn học làm cho trẻ cảm thấy khó khăn.
Chăm sóc răng miệng cho trẻ. Nếu trẻ bị đau nướu mẹ nên chườm khăn hay nước ấm lên má để con bớt đau.
Chăm sóc tai thường xuyên. Trường hợp bị nhiễm trùng tai cũng khiến trẻ nghiến răng khi ngủ để xoa dịu sự khó chịu. Lúc này hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ tai mũi họng để được khám và kê đơn thuốc phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
Ngậm ti giả cũng là cách giảm sự căng thẳng, lo âu khi ngủ ở trẻ. Tuy nhiên mẹ không nên để trẻ ngậm ti giả trong thời gian dài vì sẽ ảnh hưởng đến răng miệng.
Đưa trẻ đến gặp Nha sĩ nếu khớp răng của trẻ bị lệch. Việc răng mọc không đều sẽ gây khó khăn trong khi khép cơ hàm và dẫn đến việc trẻ thường xuyên nghiến răng khi ngủ.
Rèn luyện thói quen tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục vốn được xem là hoạt động thể chất cực kỳ hữu ích trong việc cải thiện thể chất và giữ cho tinh thần chúng ta sự thoải mái, thư giãn. Do đó mẹ hãy rèn cho trẻ thói quen tập thể dục vào mỗi sáng và tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời.
Tóm lại là tình trạng trẻ nghiến răng khi ngủ sẽ tự mất đi khi trẻ lớn lên và nó cũng không phải là dấu hiệu của một bệnh nguy hiểm nên mẹ không cần quá lo lắng. Nếu như đã thử mọi cách mà trẻ ngủ nghiến răng vẫn xuất hiện trong thời gian dài, để yên tâm mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám kỹ lưỡng.