Trẻ mất ngủ là tình trạng phổ biến mà không phải cha mẹ nào cũng quan tâm sát sao đến vấn đề này. Cứ nghĩ trẻ con ham chơi, mất ngủ một chút chỉ là bình thường và không nghĩ đến những ảnh hưởng nghiêm trọng có thể xảy đến với bé. Thậm chí, nhiều bậc phụ huynh còn không nhận biết được rằng con đang bị mất ngủ.
Những biểu hiện dễ thấy của trẻ mất ngủ
Trẻ em thích ăn, thích ngủ. Nhưng không phải đúng với mọi bé. Thực tế, không phải trong giai đoạn từ sơ sinh đến 6 thán đầu đời bé mới có thể gặp phải những tình trạng về rối loạn giấc ngủ. Nhiều trẻ đã 2,3 tuổi vẫn có thể mất ngủ như thường. Đặc biệt, hiện nay ô nhiễm môi trường và quá nhiều những tác nhân khiến con càng dễ bị kích thích và mất ngủ diễn ra thường xuyên hơn. Vậy trẻ có những biểu hiện như thế nào được coi là mất ngủ?
- Trằn trọc khó vào giấc, có khi lên giường cả tiếng đồng hồ nhưng vẫn lăn qua lăn lại, miệng ê a không thể ngủ được.
- Đi ngủ muộn, thông thường với những bé dưới 3 tuổi, trẻ nên bắt đầu lên giường đi ngủ từ 8 giờ – 8 giờ 30. Có những bé tận 11 giờ, 12 giờ đêm mà vẫn không có dấu hiệu buồn ngủ
- Ngủ không đủ giấc, đủ giờ trong ngày. Dưới đây là bảng thống kê số lượng giờ ngủ cần thiết của bé trong một ngày theo độ tuổi:
Độ tuổi | Giờ đi ngủ buổi tối tốt nhất | Tổng thời gian ngủ trong ngày cần thiết |
Dưới 1 tuổi | 19:00 | 12-16 |
1-2 | 19:30 | 11-14 |
3-5 | 20:00 | 10-13 |
6-12 | 21:00 | 9-12 |
- Với những em bé nhỏ (thường là dưới 6 tháng) khó ngủ, mất ngủ đi kèm với trằn trọc, khó vào giấc sẽ có quấy khóc triền miên, thậm chí là thường xuyên khóc lớn trong đêm.
- Giấc ngủ không sâu, dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài dẫn đến tỉnh giấc, khi đã tỉnh giấc thì khó vào giấc trở lại.
- Bên ngày mệt mỏi, luôn cáu gắt, khó tính, dễ khóc, làm nũng cha mẹ, lười hoạt động do không có tinh thần.

Ngủ không đủ giấc, giấc ngủ không sâu, thường xuyên quấy khóc là một trong những biểu hiện đầu tiên của mất ngủ ở trẻ nhỏ
>> Tìm hiểu thêm: Hiểu đúng về nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi
Tác hại nghiêm trọng khi trẻ mất ngủ lâu dài
Ở trẻ nhỏ, đặc biệt những bé dưới 2 tuổi, phần lớn thời gian trong ngày là dành cho giấc ngủ. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thể chất, đảm bảo sức khỏe và tinh thần tốt. Vì thế, khi trẻ mất ngủ kéo dài sẽ dẫn đến những tác hại nghiêm trọng.
Sức khỏe kém, dễ mắc bệnh hơn
Theo Bác sỹ Phạm Diệp Thùy Dương chia sẻ tại ngày hội “Giấc ngủ an toàn cho trẻ” – “Giấc ngủ là thời điểm cơ thể sửa chữa những sai sót của cơ thể, hoàn thiện hệ miễn dịch, loại bỏ những cơn đau ở ngưỡng thấp, làm mới và nuôi dưỡng tế bào. Vì thế, không có một giấc ngủ tốt trẻ rất dễ bị mắc bệnh, hay bị nhiễm trùng”
Cơ thể trẻ vào ban ngày phải tiếp xúc với rất nhiều tác nhân gây hại. Nếu trẻ mất ngủ thường xuyên sẽ bỏ lỡ cơ hội tạo điều kiện cho các tế bào bo lại, giải phóng chất độc, con không thể phục hồi được năng lượng và duy trì sức khỏe tốt. Bên cạnh đó, với những em bé đang bị ốm, giấc ngủ càng đóng vai trò quan trọng. Nếu con không ngủ đủ giấc để nghỉ ngơi đầy đủ thì các triệu chứng như sốt, đau đầu, ngạt mũi càng trở nên nặng hơn, thời gian phục hồi của cơ thể sẽ lâu hơn.
Theo nhiều nghiên cứu, những đứa trẻ ngủ đủ giấc có nguy cơ tổn thương mạch máu thấp hơn. Giấc ngủ kém cũng có liên quan đến nguy cơ béo phì, tiểu đường và nguy cơ bệnh tim cao ở trẻ em. Theo Jeffrey Durmer, Tiến sĩ, một chuyên gia về giấc ngủ ở Atlanta cho biết “Trẻ em bị rối loạn giấc ngủ có nồng độ glucose và cortisol tăng cao vào ban đêm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim”.
Trẻ mất ngủ khiến tinh thần kém, trí não không được phát triển tối đa
Giấc ngủ là giai đoạn hoàn thiện các noron thần kinh, các bao meolin thần kinh, trục dây thần kinh. Chính ở trong giấc ngủ ấy là khi đứa trẻ được hoàn toàn thư giãn, tĩnh tại tuyệt đối thì mới hoàn thiện được tốt các noron thần kinh được. Vì thế mà giấc ngủ rất quan trọng cho sự phát triển trí tuệ, sự bình ổn thần kinh, cho sự sảng khoái khỏe mạnh ngày hôm sau.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn giấc ngủ REM, não tích cực hoạt động ghi nhận để hình thành củng cố trí nhớ, phát triển giác quan. Chính trong giấc ngủ sẽ sửa chữa những tế bào não bị hỏng được bỏ được bỏ đi và tái sinh ra những tế bào não mới để giúp cho bé có thể tiếp thu được các kiến thức từ bên ngoài tốt hơn.

Ngủ đủ giấc rất quan trọng để em bé đạt được sự phát triển trí não, tinh thần tốt nhất
Theo một nghiên cứu của Canada được công bố năm 2008 trên tạp chí “Sleep” những đứa trẻ ngủ ít hơn 10 giờ mỗi đêm trước 3 tuổi có nhiều khả năng cao hơn gặp vấn đề về phát triển ngôn ngữ và đọc trong số các rối loạn não khác như ADHD khi chúng lớn lên. Ngủ ngon giúp não tăng mô não (được gọi là chất xám) cũng như thay đổi các mạch não được gọi là khớp thần kinh. Thời kỳ quan trọng nhất cho những thay đổi não bộ này là trong ba năm đầu đời. Vì thế, mất ngủ ở trẻ nhỏ là rất nguy hiểm khi chúng có khả năng tác động xấu đến sự phát triển trí tuệ và của bé.
Hạn chế trong phát triển thể chất
Con bạn cũng cần giấc ngủ lành mạnh vì giấc ngủ sâu giúp tăng trưởng. Nhiều nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa vấn đề trẻ mất ngủ và mức độ thiếu GH (hormone tăng trưởng). Các hormone tăng trưởng được tiết ra trong thời gian cả ngày nhưng nhiều và hiệu quả nhất trong khi ngủ sâu. Trong nhịp ngủ khoảng độ 10 giờ tối – 1 giờ sáng và cuối của giấc ngủ khoảng 5,6 giờ sáng thì đấy là giai đoạn cơ thể kích thích tiết hormone tăng trưởng GH nhiều nhất, điều đó giúp trẻ phát triển chiều cao. Chính trong giấc ngủ giúp cho bé tích lũy được năng lượng để trưởng. Còn đứa trẻ nào cứ thức suốt thì sẽ tiêu hao năng lượng rất nhiều, không cao được cũng không tăng cân được.
Một số hậu quả khác
Bên cạnh đó, bé mất ngủ còn gây ra một số tác hại khác như ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình và người chăm sóc. Cha mẹ lo lắng, thức đêm trông con, cũng dẫn tới tinh thần kém, sinh hoạt, công việc bị ảnh hưởng rất nhiều.
Những việc cần làm khi trẻ mất ngủ
Trẻ ngủ không sâu giấcdễ mất giấcvào ban đêm sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng đối với sức khỏe của trẻ. Vì thế, các bậc phụ huynh cần có những hành động và giải pháp cụ thể để chăm sóc giấc ngủ an toàn cho con.
- Môi trường tốt cho việc ngủ bao gồm: ánh sáng nhẹ mờ, tắt TV, đưa các thiết bị điện tử ra ngoài không gian phòng ngủ, hạn chế những tiếng ồn lớn, khó chịu và để ngôi nhà yên tĩnh;
- Thiết lập giờ đi ngủ đều đặn, tạo thành thói quen, đến giờ đi ngủ cha mẹ không trả lời hay nói chuyện cùng bé nữa
- Thiết lập lịch trình cho ăn thường xuyên nhất có thể; cho trẻ mới biết đi loại bỏ bất kỳ chất kích thích trong kẹo cookie và đồ uống hoặc thực phẩm khác có thể cản trở giấc ngủ.
- Nói chuyện với bác sĩ nhi khoa của bạn ngay lập tức nếu trẻ đi kèm với các biểu hiện về vấn đề sức khỏe như sốt, co giật,….
- Chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là những vi chất quan trọng cho giấc ngủ như canxi, vitamin D3, magie,…..
Ngoài những việc quan trọng cần làm trên, mẹ cũng có thể sử dụng những sản phẩm hỗ trợ giúp bé ngủ ngon an toàn, tiêu biểu như Soki Tium. Đây là sản phẩm hoàn toàn từ sữa, với 2 thành phần đạm sữa thủy phân Lactium và sữa non Colostrum vừa giúp con thư giãn não bộ, giảm căng thẳng mệt mỏi, vừa bổ sung dưỡng chất và kháng thể tự nhiên cho con khỏe mạnh, phát triển toàn diện.