Ho là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ. Vì sao trẻ ho nhiều vào lúc ngủ? Làm thế nào để giải mã tiếng ho của con? Dược sỹ soki tium sẽ cung cấp thông tin cho mẹ tìm hiểu khi nào trẻ ho là bình thường và khi nào cần phải lo lắng!
Trẻ ho nhiều lúc ngủ có phải là bệnh?
Ho là môt phản ứng để tự bảo vệ cơ thể. Đây là cách quan trọng để giữ cho đường hô hấp thông thoáng, giúp đẩy đờm ra khỏi cổ họng, đẩy các chất nhầy mũi chảy xuống sau cổ họng ra khỏi đường hô hấp hay để giúp loại bỏ một miếng thức ăn to gây tắc nghẽn đường thở.
Việc trẻ ho có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau, trước tiên mẹ hãy lắng nghe tiếng khò khè, ho nhẹ hay nặng, phân biệt ho khan hay ho có đờm.
Trẻ em dưới 4 tháng tuổi thường không bị ho nhiều và kéo dài. Nếu trẻ sơ sinh ho dữ dội vào mùa đông, có thể là do nhiễm virus. Nếu con ho nhiều lúc ngủ và tình trạng kéo dài, đây có thể là báo hiệu nguy hiểm mẹ phải lưu ý.
Chỉ khi trẻ hơn 1 tuổi, ho mới ít nguy hiểm hơn do chúng thường chỉ báo hiệu tình trạng con bị cảm lạnh.
Vì sao bé ho?
Dưới đây là các nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều:
Ho do viêm phế quản gây ra:
Rất nhiều trường hợp trẻ ho khi ngủ có nguyên nhân từ viêm phế quản do virus hợp bào hô hấp (RSV) gây ra. Virus này gây cảm lạnh nhẹ ở trẻ lớn hơn 3 tuổi, nhưng nó có thể xâm nhập vào phổi của trẻ sơ sinh và gây ra tình trạng nặng có thể đe dọa đến tính mạng
Triệu chứng viêm phế quản gắn liền với âm thanh thở khò khè, thường xuất hiện sau khi trẻ bị cảm lạnh, ho và sổ mũi. Trong nhiều trường hợp biểu hiện ho và khò khè liên quan đến hen suyễn ( mẹ có thể phân biệt bằng cách viêm phế quản thường xuất hiện vào mùa thu – đông hơn và hay đi kèm với sốt nhẹ, bé biếng ăn)
Trẻ ho do viêm phổi
Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn ở phổi gây ra, có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó có cảm lạnh. Ho do viêm phổi ở trẻ thường có đờm xanh lá cây hoặc vàng, kèm với sốt và hơi thở nhanh, gấp. Trẻ bị viêm phổi cũng rất mệt mỏi và cần điều trị khẩn cấp
Ho gà
Ho gà là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn Ho gà Bordetella gây ra. Trẻ bị ho gà sẽ có những cơn ho từ phía sau lưng mà không thở vào giữa. Khi hết ho, trẻ sẽ hít một hơi thật sâu để tạo ra âm thanh “rít”. Các triệu chứng khác là sổ mũi, hắt hơi, ho nhẹ và sốt nhẹ. Ho gà có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nghiêm trọng nhất ở trẻ dưới 1 tuổi không được tiêm vắc-xin
Ho do hen suyễn
Thường chỉ xảy ra với trẻ nhỏ bị chàm hoặc tiền sử gia đình có người bị dị ứng và hen suyễn. Trẻ cũng có biểu hiện thở khò khè.
Ho do nghẹt thở
- Thực phẩm, đặc biệt là những miếng thức ăn to có thể khiến con bị nghẹn và nghẹt thở, từ đó phải ho để đẩy chúng ra
- Tương tự là những món đồ chơi nhỏ, có thể nhiều bé đưa vào mũi, miệng vì tò mò sau đó hít vào và gây nghẹn. Mẹ lưu ý khi thấy con bắt đầu thở hổn hển và ho đột ngột, hãy nhìn vào miệng trẻ.
Tình trạng ho của trẻ có thể thay đổi theo thời gian trong ngày. Nhiều cơn ho trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm khi trẻ ngủ. Với trẻ bị cảm lạnh, chất nhầy từ mũi và xoang có thể chảy xuống cổ họng và gây ho trong khi ngủ. Hen suyễn cũng có thể làm trẻ ho buổi tối nhiều hơn vì đường thở có xu hướng nhạy cảm và khó chịu hơn vào ban đêm. Trong khi ban ngày, không khí lạnh, bụi mù, khói,… hoặc các hoạt động có thể là một trong các nguyên nhân khiến con ho nhiều không dứt.
>> Xem thêm:
Cách chữa trẻ bị ho lúc đang ngủ
Dù mẹ có thể muốn dùng thuốc ho, siro ho cho trẻ uống nhưng theo Học viện Nhi Khoa Hoa Kỳ: không nên sử dụng những loại thuốc này cho trẻ em dưới 6 tuổi vì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng không có tác dụng và có thể có nhiều tác dụng phụ. Trừ khi ho làm con không thể ngủ hay tình trạng trẻ ho lúc ngủ quá nghiêm trọng, thì không cần dùng thuốc ho.
- Thuốc có thể giúp con ngừng ho nhưng không điều trị được nguyên nhân gây ho. Nếu mẹ sử dụng thuốc ho không kê đơn mua ở hiệu thuốc, hãy hỏi Bác sĩ để chắc chắn về liều lượng chính xác và đảm bảo tính an toàn cho trẻ. Tuyệt đối không sử dụng nhiều loại thuốc kết hợp như ở người lớn.
- Thuốc ho không được khuyến cáo cho bất kỳ trẻ em dưới 6 tuổi. Tốt hơn hết là nên sử dụng các biện pháp trị ho tự nhiên cho bé như mật ong (dành cho bé trên 1 tuổi), nước muối và máy tạo độ ẩm phun sương mát. Mẹ có thể thử lời khuyên “uống nhiều nước và nghỉ ngơi” nếu con ho nhẹ.
- Đối với tình trạng ho do virus gây ra, tuyệt đối không dùng kháng sinh vì chúng chỉ có tác dụng chống lại vi khuẩn. Lưu ý chỉ sử dụng các thuốc hạ sốt dành riêng cho trẻ nhỏ nếu cần hạ sốt.
Một số giải pháp khác
- Máy tạo độ ẩm phun sương mát trong phòng ngủ của con có thể giúp ngủ ngon.
- Hơi nước ấm sẽ giúp con dễ thở hơn và bớt ho: hãy bật nước nóng khi tắm trong phòng tắm và đóng cửa lại để nước bốc hơi. Sau đó, ngồi trong phòng tắm với con trong khoảng 20 phút.
- Đôi khi, tiếp xúc ngắn với không khí mát mẻ ngoài trời có thể làm giảm ho. Mẹ hãy nhớ mặc quần áo cho trẻ phù hợp với thời tiết ngoài trời và thử trong 10 phút
- Đồ uống mát như nước trái cây có thể làm dịu và điều quan trọng là giữ cho con luôn đủ nước. Nhưng mẹ đừng cho soda hoặc nước cam, vì những thứ này có thể làm tổn thương cổ họng bị đau do ho.
Khi nào mẹ nên gọi bác sĩ?
Nếu trẻ bị ho kèm những triệu chứng sau đây, đừng chủ quan
Trẻ có biểu hiện khó thở, thở nhanh hơn bình thường kéo dài
Môi, mặt, lưỡi sẫm hay xanh tái đi
Bị sốt cao (đặc biệt là nếu con bạn bị ho nhưng không bị sổ mũi hoặc nghẹt mũi)
Sốt bất kì với trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi
Trẻ hơn 3 tháng tuổi và bị ho hơn một vài giờ, phát ra tiếng “rít” khi hít vào sau khi ho, ho ra máu
Có dấu hiệu mấy nước: bao gồm chóng mặt, buồn ngủ, khô miệng, mắt trũng, khóc ít hoặc không chảy nước mắt, hoặc đi tiểu ít thường xuyên hơn (hoặc có ít tã ướt hơn)