Có lẽ thắc mắc vì sao trẻ hay thức dậy lúc nửa đêm luôn là thắc mắc muôn thủa của cha mẹ. Để gỡ rối, các mẹ bỉm sữa hãy tìm hiểu ngay nguyên nhân khiến bé không ngủ thẳng qua đêm qua bài viết dưới đây!
Sau 9 tháng 10 ngày mang bầu, việc khiến các bậc phụ huynh không ít lần khó khăn, căng thẳng, mệt mỏi nhất chính là phải chăm sóc trẻ hay thức dậy lúc nửa đêm. Cho đến khi trẻ ở vào khoảng 6 tháng tuổi thì bé sẽ có những giấc ngủ ổn định hơn. Nhưng nhu cầu ngủ đối với mỗi bé cũng khác nhau. Nhiều bé “trộm vía” ngủ rất ngoan vào ban đêm, nhưng cũng có những bé thức giấc vài lần trong đêm không ngủ liền mạch. Đây đều là những dấu hiệu bình thường ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Trong suốt quá trình phát triển, hầu hết các bé đều sẽ trải qua một số thời kỳ thức giấc đêm, khó ngủ như khi tập đi, mọc răng, thay đổi môi trường ngủ,… Việc tìm ra nguyên do khiến giấc ngủ của bé bị ảnh hưởng sẽ giúp cha mẹ chăm sóc bé đúng cách.
Trẻ hay thức dậy lúc nửa đêm do rối loạn giấc ngủ
Thời điểm bé phát triển đến 4, 9, 13, 18 tháng tuổi chính là lúc bé chuyển qua một bước ngoặt lớn về sự phát triển thể chất, trí não. Bé bắt đầu biết lẫy, biết bò, bắt đầu tập bước những bước chân đầu đời và biết chạy nhảy. Nhưng đó cũng là giai đoạn chuyển giao bé dễ gặp phải vấn đề rối loạn giấc ngủ nhất.

Bé thường khó ngủ và ngủ không sâu giấc khi chuyển sang bước phát triển mới
Não bộ của bé nhanh nhạy trong việc học hỏi tất cả mọi điều cho bước phát triển mới và vẫn tiếp tục xử lý các thông tin ngay cả khi ngủ. Lúc này, nếu bé phải tiếp nhận quá nhiều kích thích từ môi trường bên ngoài thì rất dễ gây ra chứng trằn trọc khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
Thực tế thì các dấu hiệu không mấy tích cực xảy ra với giấc ngủ của bé không phải là điều bất thường. Nó được coi là phản ứng tạm thời của bé khi cơ thể bước vào mốc phát triển mới. Tuy nhiên, tần suất bé thức giấc và quấy khóc đêm không ngủ kéo dài ngày này qua ngày khác có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ của bé. Do đó, cha mẹ cần có biện pháp cải thiện cho bé để tránh những hậu quả nặng nề của chứng rối loạn giấc ngủ.
Trẻ dậy lúc nửa đêm là hậu quả của việc không chú ý giấc ngủ trong tuần khủng hoảng
Những bé từ 13, 15, 17 tháng tuổi hay gặp phải “tuần khủng hoảng” và tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều tuần. Nhưng tình trạng này phổ biến nhất ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Bởi vì đó là giai đoạn trẻ đang tập trung vào việc phát triển não bộ và các kỹ năng vận động. Nếu như bé không bị ốm thì tình trạng này ở bé cũng vẫn là điều dễ hiểu. Vào tuần khủng hoảng, bé thường dễ cáu kỉnh, quấy khóc dai dẳng, ăn kém, ngủ kém hơn bình thường.
Tuy những khó khăn này có thể qua đi sau khi bé thích nghi với môi trường và bước phát triển mới, nhưng đây cũng là nguy cơ gây ra chứng rối loạn giấc ngủ nếu không có cách khắc phục sớm. Cha mẹ cần dạy bé những thói quen ngủ tốt và có lịch trình ngủ khoa học để giúp bé ngủ ngon, sâu giấc hơn.
Xem thêm: Nhạc giúp bé ngủ ngon nên nghe
Các hoạt động thể chất nhiều cũng có thể khiến trẻ thức dậy lúc nửa đêm
Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Dina Cohen – Khoa Tư vấn và Phát triển con người (Đại học Haifa, Israel) được thực hiện với hơn 28 trẻ sơ sinh khỏe mạnh, các kỹ năng vận động và thói quen ngủ của trẻ có sự thay đổi rõ rệt từ khi được 4-5 tháng tuổi. Trẻ bắt đầu tập bò khi được 7 tháng tuổi và trong thời gian này, số lần trẻ hay thức dậy lúc nửa đêm đã tăng từ 1,55 lần lên 1,98 lần. Và thời gian bé thức cũng kéo dài hơn, trung bình phải sau 10 phút, bé mới có thể ngủ lại.

Trẻ tập bò có thời gian thức giấc giữa đêm lâu hơn
Tiến sĩ Cohen giải thích rằng: “Kĩ năng bò kéo theo sự thay đổi về thể chất và tâm lý của trẻ. Do đó, bé sẽ chịu sự kích thích nhiều hơn và điều này làm ảnh hưởng đến khả năng tự điều chỉnh về giấc ngủ. Bé sẽ bị tỉnh giấc giữa đêm nhiều lần hơn”. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng cho thấy bé không chỉ khó ngủ, ngủ không sâu giấc khi có bước tiến về sự phát triển mà có thể kéo dài tới 3 tháng sau đó.
Trẻ hay thức dậy lúc nửa đêm có phải do đang học nói?
Nếu như bé nằm trong độ tuổi 18-24 tháng tuổi hay thức dậy trong giấc ngủ đêm thì khả năng lớn là vì bé đang phát triển kỹ năng về ngôn ngữ. Bé bắt đầu học nói những từ đơn, học cách ghép từ, nói những câu dài hơn và dần hoàn chỉnh. Cũng giống như khi bé tập bò, tập đi,… bé học nói cũng thường thức giấc ban đêm. Nhưng vì đó là vấn đề phổ biến xung quanh sự phát triển của bé.
Mỗi bé có sự ảnh hưởng khác nhau về giấc ngủ, vì thế mọi sự so sánh về chất lượng giấc ngủ là rất khó để đánh giá. Điều cha mẹ cần chú ý, đó là giai đoạn phát triển kèm theo những rắc rối về giấc ngủ không kéo dài mãi. Nhưng cha mẹ cũng không nên chủ quan vì cùng những thay đổi thể chất và tâm lý, thói quen tốt và tính cách của bé rất dễ bị xáo trộn và thay đổi theo hướng tiêu cực.
Hãy tìm cách giúp trẻ hay thức dậy lúc nửa đêm quay lại với giấc ngủ một cách nhanh chóng. Khi biết được lý do khiến bé thức giấc nhiều lần, giải pháp giúp bé ngủ ngon, sâu giấc sẽ được cha mẹ áp dụng thích hợp.