Cha mẹ có biết, việc trẻ giật mình khóc thét ban đêm xảy ra thường xuyên sẽ khiến trẻ chậm lớn, dễ mắc các chứng rối loạn cảm xúc, và ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của trẻ? Mẹ đừng chủ quan và hãy cùng tham khảo thông tin qua bài viết bên dưới để nắm được nguyên nhân, hậu quả cùng giải pháp kịp thời cho con nhé!
Một số nguyên nhân khiến trẻ giật mình khóc thét ban đêm
1. Trẻ bị áp lực tâm lý
Hệ thần kinh của trẻ đang trong quá trình hoàn thiện, thiếu khả năng nhận thức để đối phó với những yếu tố kích thích từ môi trường xung quanh. Do đó, khi tiếp xúc với quá nhiều tiếng ồn, hay khi hoạt động quá mức sẽ nảy sinh tâm lý lo lắng, sợ hãi, căng thẳng. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến hầu hết trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét, ngủ không sâu giấc và quấy khóc nhiều vào ban đêm sau khi tỉnh dậy.
2. Vấn đề về tiêu hóa
Nhiều trẻ có thể gặp một số vấn đề về khả năng dung nạp protetin trong sữa mẹ hoặc sữa công thức. Đôi khi, trẻ bị dị ứng với một số món ăn mà mẹ bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày. Điều này khiến trẻ bị khó tiêu, ợ hơi, đầy chướng bụng, từ đó làm cho trẻ khó chịu, ngủ thường không sâu giấc và hay khóc thét vào ban đêm.
3. Sai giờ đi ngủ – Rối loạn giấc ngủ
Trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày, ngủ đêm quá sớm hoặc ngủ quá muộn cũng có tác hại. Trẻ sẽ bị kích thích và khó chìm vào giấc ngủ hơn. Bên cạnh đó, không ít trẻ sơ sinh thức đêm sau đó lại ngủ vào ban ngày, hay nửa đêm dậy khóc khiến nhiều bậc cha mẹ vô cùng mệt mỏi.

Ngủ sai giờ, rối loạn giấc ngủ là một trong những nguyên nhân khiến trẻ giật mình khóc thét ban đêm
4. Trẻ đói hoặc tã bỉm ướt
- Đối với trẻ nhỏ, thể tích dạ dày (bao tử) rất bé, nên cứ 2-3 tiếng con cần ăn 1 lần. Nhiều bé ngủ say mẹ nghĩ rằng không cần cho bé bú dẫn đến tình trạng con bị đói mà tỉnh dậy. Vì thế, mẹ nên lưu ý cho con ăn đúng bữa, tránh để trường hợp trẻ bị đói quá mức, cáu gắt và quấy khóc nửa đêm.
- Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi 100% bổ sung dinh dưỡng từ sữa nên bé sẽ đi vệ sinh liên tục. Nhiều bé rất nhạy cảm với việc bỉm tã bị ướt. Do đó, cha mẹ cũng nên lưu ý kiểm tra tã bỉm của bé thường xuyên nhé!
5. Trẻ mắc một số bệnh lý thường gặp
Một số bệnh lý mắc phải ở trẻ như trẻ có giun, đặc biệt là giun kim, trẻ bị các bệnh về da liễu, dị ứng, viêm đường hô hấp nhưng không được điều trị cẩn thận. Hoặc trẻ bị thiếu canxi hay vitamin D cũng là nguyên nhân khiến trẻ hay giật mình, thức dậy quấy khóc ban đêm.
>> Xem thêm: Bật mí 3 cách làm giúp bé không khóc đêm
Hậu quả để lại khi trẻ giật mình khóc thét về đêm kéo dài
1. Ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
- Ngủ sâu và ngon giấc đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ nhỏ. Trong khi ngủ, não bộ của trẻ sẽ kích thích tuyến yên tăng tiết loại hormone tăng trưởng nhiều hơn gấp 4 đến 5 lần so với khi thức. Vì vậy, việc ngủ sâu, ngủ ngon giấc sẽ giúp trẻ đảm bảo cân nặng và chiều cao được phát triển tốt hơn.
- Hormone tăng trưởng bị sụt giảm đột ngột do rối loạn giấc ngủ sẽ khiến trẻ chậm lớn, chậm tăng cân, còi xương, thậm chí suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
2. Làm giảm khả năng nhận thức và miễn dịch
- Não bộ của trẻ sơ sinh trong những năm đầu đời chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tổn thương trước những yếu tố tác động từ bên ngoài.
- Trường hợp trẻ sơ sinh hay giật mình khóc thét ban đêm thông thường sẽ có khả năng tiếp thu, học hỏi và đối mặt với các tình huống xảy ra trong cuộc sống kém hơn những trẻ có giấc ngủ ngon suốt những năm tháng đầu đời.
- Quấy khóc liên tục khiến trẻ dễ bị đói lả. Đồng thời, việc quấy khóc cũng khiến cho hệ miễn dịch của trẻ phát triển không tối ưu, hệ thống tiêu hóa bị rối loạn, do đó trẻ dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe như bị ốm, nhiễm khuẩn…
3. Trẻ giật mình khóc thét ban đêm khiến nguy cơ đột tử tăng lên
Theo các nghiên cứu và thống kê, những trẻ sơ sinh khóc liên tục kéo dài mà cha mẹ không có cách nào dỗ được thường hay gặp các vấn đề về hô hấp như bị suy hô hấp, ngưng thở, dẫn đến nguy cơ đột tử. Do vậy, việc đảm bảo giấc ngủ của trẻ là hết sức quan trọng trong quãng thời gian đầu đời của trẻ.
4. Ảnh hưởng đến mẹ
Trẻ khóc đêm, khóc quấy dễ khiến mẹ và cả gia định cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Mẹ có thể gặp phải tình trạng stress, trầm cảm sau sinh, hoặc mất sữa do stress và thức đêm chăm con.

Giải pháp giúp mẹ cải thiện triệu chứng giật mình khóc thét ở trẻ
Cha mẹ nên làm gì để trẻ hết giật mình khóc thét vào đêm
Khi trẻ cảm thấy lo lắng, bất an thì sẽ khó ngủ. Do vậy, để giúp bé ngủ ngon ban đêm hơn cha mẹ cần giúp bé luôn cảm thấy an toàn, thư giãn thoải mái nhất trước khi bắt đầu bước vào giấc ngủ.
- Cha mẹ nên tránh những căng thẳng cho bé nếu có, không nên nghĩ nỗi sợ của bé làm niềm vui cho mọi người xung quanh.
- Tránh cười chê bé hay thử làm cho bé sợ hãi.( Đôi khi cha mẹ nghĩ điều này có thể vô hại nhưng nó có thể ảnh hưởng đến sự tự tin của trẻ. )
- Trấn an bé cho bé biết bạn luôn ở bên cạnh, nói những câu nói tích cực cho biết bé ổn.
- Thiết lập môi trường ngủ phù hợp, tránh những tiếng ồn không đáng có, vô tình ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
- Matxa, đọc truyện với trẻ trước khi đi ngủ để bé cảm thấy thư giãn, thoải mái trước giờ ngủ.
Tình trạng này bố mẹ không nên chủ quan, khi có dấu hiệu khóc lớn, khóc nhiều không ngừng ở trẻ thì nên hỏi ý kiến dược sỹ. Vì nó mang theo nhiều hệ lụy về sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này.