Nhiều mẹ bỉm sữa lần đầu nuôi con đã cảm thấy căng thẳng, stress khi con được 6, 7 tháng rồi mà vẫn còn khó ngủ, thậm chí trẻ gắt ngủ khóc thét cả ngày lẫn đêm. Mẹ lo lắng rằng không biết trẻ khó ngủ vào ban đêm có phải là điều nguy hiểm không. Đừng lo lắng, những thách thức về giấc ngủ của em bé là bình thường!
Thử thách cho mẹ khi trẻ gắt ngủ khóc thét
Mặc dù không phải là câu chuyện mới, nhưng những dòng trạng thái của các bà mẹ bỉm sữa chia sẻ trên mạng xã hội về chuyện trẻ sơ sinh gắt ngủ cả ngày lẫn đêm, ít ngủ, ngủ không sâu giấc luôn thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Thế mới biết đấy là câu chuyện chung, ai cũng đã từng trải qua khi chăm con nhỏ.
“Bé nhà em được 3 tháng 10 ngày tuổi. Mấy hôm trước con vẫn bú bình thường, tự dưng vào mấy hôm nay lại rất lười bú. Đưa ti vào miệng thì con cứ khóc ưỡn lên, không chịu bú. Lại còn gắt ngủ rất lâu, mỗi lần gắt ngủ là cả nhà loạn hết cả lên. Những lúc bé hết gắt, riu riu ngủ cũng tranh thủ nhét ti mẹ vào miệng cho con ti. Nhưng bé ti được một xíu là lại ngủ say sưa không chịu ti nữa. Có mẹ nào có con từng như vậy mà hết thì chỉ em cách với. Sợ con lười bú như vậy sụt ký mất. Với lại gắt ngủ khóc gào lên sợ khan cổ con. Tội con lắm. Mấy mom cho em ít kinh nghiệm với ạ. Em cảm ơn!”.

tâm sự của mẹ về trẻ nhà bị gắt ngủ
Một mẹ bỉm sữa khác thì viết: “Mọi người ơi, chắc em chết vì stress về giấc ngủ của con quá! Tại sao con em lại khó ngủ đến thế. Từ lúc sinh tới 2 tháng tuổi con hay khóc gắt ngủ, nay hơn 8 tháng rồi vẫn vậy. Ru con ngủ mà nhiều lúc em tức lên em đánh vào mông con rồi lại cảm thấy mình có lỗi, nhưng ngày nào cũng như ngày nào! Em không kiềm chế được. Em thả cho đuối thật đuối thì con lại gào khóc vì buồn ngủ, em cho đi ngủ thì con lại vật vã không ngủ! Nhiều khi nhắm mắt rồi mà 1-2 phút lại khóc ầm lên vì không vào giấc được. Em phải làm sao đây mọi người?”.
Đây là những lời tâm sự như thấu tim gan của những bài mẹ có cùng cảnh ngộ trong quá trình nuôi con nhỏ. Những bà mẹ này không những tâm sự với nhau hoàn cảnh của mình mà còn bày cho nhau những cách làm giúp con yêu không bị gắt ngủ, ngủ ngon giấc hơn. Chẳng hạn như mẹo tắm lá, cho bé uống siro, hoặc khuyên bé đi khám để phòng ngừa bệnh tật,… Tuy nhiên, mỗi trẻ lại có một cơ địa khác nhau, không phải bé nào cũng có thể làm theo hoặc không phải mẹo nào cũng có tác dụng với các bé.
Trẻ gắt ngủ quấy khóc gây ảnh hưởng như thế nào?
Thứ nhất, việc trẻ gắt ngủ, quấy khóc triền miên ngày này qua tháng khác sẽ khiến bé bị rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, thời gian ngủ của bé bị giảm sút đi nhiều. Điều này khiến bé không có được sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, bé trở nên cáu gắt, khó chịu. Hơn nữa, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra trẻ em hay khóc về đêm, ngủ ít cũng ảnh hưởng đến khả năng phát triển nông ngữ ghi nhớ và kiểm soát xung đột.

Trẻ gắt ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe sẽ để lại nhiều hậu quả tiêu cực cho sự phát triển của trẻ
Khi trẻ ngủ không được tròn giấc, cơ thể của trẻ không tiết đủ hormone tăng trưởng GH cần thiết để phát triển tối đa chiều cao, vì thế bé sẽ bị còi cọc, kém thông minh, phản ứng chậm chạp hơn so với các bé cùng trang lứa. Đặc biệt, thời điểm loại hormone tăng trưởng này tiết ra nhiều nhất là khoảng từ 10 giờ đêm đến 1,2 giờ sáng. Bỏ lỡ khung giờ này sẽ rất thiệt thòi trong việc phát triển chiều cao.
Bé bị gắt ngủ, ngủ ít còn gây ra nhiều căn bệnh rất nguy hiểm có liên quan đến chức năng não bộ và hệ thần kinh của bé. Điều này gây ra sự căng thẳng, ức chế hoạt động của các neuron thần kinh và gây tê liệt những chức năng quan trọng của não bé.
Việc bé gắt ngủ sẽ khiến buổi sáng tỉnh dậy với tinh thần uể oải, ánh mắt mệt mỏi và việc ăn uống của bé cũng bị ảnh hưởng. Điều này khiến bé không có được cân nặng phát triển đúng tiêu chuẩn, hệ miễn dịch của bé bị suy yếu, bé dễ mắc các bệnh bặt ở trẻ. Đồng thời, việc thiếu ngủ cũng khiến bé trở nên hay cáu gắt, hay hờn dỗi và cha mẹ nuôi con vất vả hơn.
Xem thêm: Bé sơ sinh khó ngủ: Nguyên nhân và giải pháp
Liệu pháp 7 ngày giúp bé hết gắt ngủ quấy khóc
Liệu pháp này được bà mẹ bỉm sữa 9x chia sẻ sau khi tìm hiểu thông tin về các nghiên cứu trên những website uy tín về chăm sóc sức khỏe trẻ. Đây là phương pháp có tên gọi Ferberizing (liệu pháp trong 7 ngày giúp bé nhà mẹ ngủ ngon). Phương pháp này được nghiên cứu và phát triển bởi Richard Ferber, người đã cho ra đời cuốn sách có tên “Chìa khóa giải quyết các vấn đề cho giấc ngủ của bé”. Cuốn sách này xuất bản năm 1980 và theo Ferber, phương pháp này nên áp dụng cho bé từ 3 đến 9 tháng tuổi sẽ giúp hết tình trạng trẻ khó ngủ trong vòng 7 ngày.
Cách thực hiện biện pháp này như sau:
– Mẹ chọn cho bé giờ ngủ cố định hàng ngày, kể cả ban ngày hay ban đêm. Khi bé bắt đầu đi ngủ, mẹ hãy cho bé thực hiện những hoạt động bình thường, nhưng nên đặt bé vào vị trí ngủ kể cả khi bé đang rất tỉnh táo.
– Nếu bé có quấy khóc, gắt ngủ, mẹ cũng không nên vội bế bé lên mà trấn an bé bằng giọng nói thân thuộc, dịu dàng, đồng thời làm dịu bé bằng những cử chỉ vuốt má, âu yếm hoặc vỗ nhẹ vào lưng của bé.
– Tiếp theo, mẹ hãy rời khỏi phòng ngủ của con, hoặc rời khỏi tầm nhìn của con trong một khoảng thời gian tầm 5 phút, nếu thấy bé vẫn còn cảm giác cáu kỉnh, khó chịu, mẹ có thể quay lại để dỗ dành bé. Mẹ cũng sẽ lặp lại những hành động này nếu thấy bé thức dậy giữa đêm và quấy khóc.
– Đến đêm thứ 2, mẹ có thể rời đi trong một thời gian dài hơn đêm thứ nhất, tương tự khi tiếp đến đêm thứ 3, 4,… cho đến ngày thứ 7. Mẹ phải đặc biệt nhớ rằng, hãy để trẻ tự ngủ cho đến khi việc này là điều đương nhiên mà bé phải thực hiện mỗi ngày. Đôi khi, bé có thể cần nhiều hơn 7 ngày để có thể thiết lập quy trình tự ngủ cho mình, vì vậy mẹ đừng quá sốt sắng khi thấy con chưa có tiển triển gì nhé.
Nếu bé nhà mẹ đang gặp phải tình trạng này, hãy tham khảo những giải pháp mà bài viết đã gợi ý và đừng quên, Soki-Tium luôn đồng hành cùng mẹ trên chặng đường nuôi con khôn lớn nhé! Để được hỗ trợ tư vấn nhanh và phù hợp nhất về tình trạng trẻ gắt ngủ, ngủ không ngon giấc, giật mình, vặn mình, quấy khóc ban đêm, mẹ hãy để lại thông tin ngay dưới đây.