Trẻ em hay khóc đêm là nỗi ám ảnh “kinh hoàng” của hầu hết các bậc phụ huynh, đặc biệt là những người lần đầu làm cha mẹ. Tuy nhiên, với sự khéo léo, cách chăm con khoa học và tinh thần sẵn sàng học hỏi mẹ trẻ 9x xinh đẹp Thanh Thủy đã có những phương pháp rất hay chăm sóc bé nhà mình.
Trẻ em khóc đêm là thời điểm mệt mỏi nhất
Chị Thanh Thủy chia sẻ “Chăm con lần đầu, bao nhiêu chuyện không biết. Cũng có bà nội ở cùng nên cũng đỡ được phần nào. Nhưng chủ yếu vẫn là mẹ thôi. Trộm vía mấy tháng đầu về nhà con ngoan ngoãn, ăn được ngủ được, lên cân đều. Mình chỉ cần nhìn con ngủ ngon là hạnh phúc lắm rồi. Nhưng đến khoảng tháng thứ 4 bé bắt đầu đưa cả nhà vào thời kỳ khủng hoảng khóc đêm. Cứ đến tầm 6h tối là con đi ngủ, nhưng 9h là dậy. Chơi một mạch đến gần 12h đêm. Mọi người ôm ru ngủ là bắt đầu quấy khóc. Ban đầu chỉ khóc cơn ngắn, ọ ọe như giả vờ nhưng sau đó như thành thói, con khóc lớn, nước mắt chảy nhiều, đỏ cả người lên. Rồi có khi khóc đến 30p mới mệt mà thiếp đi. Lúc đấy cũng đã gần 1, 2 giờ sáng. Nhưng chưa hết đâu, con tự nhiên sinh ra “thính ngủ”, rất dễ tỉnh giấc và khó ngủ trở lại”.
Đây cũng là câu chuyện chung của khá nhiều bà mẹ. Con ban đầu ngủ ngoan, ăn tốt phát triển tốt nhưng không biết vì nguyên nhân gì tác động mà đến khi đã lớn hơn (4,5 tháng), đáng lẽ đã qua thời kỳ giật mình, vặn mình khóc đêm lại khó tính khó nết hơn. Trẻ em hay khóc đêm trước tiên ảnh hưởng đến chính sức khỏe và sự phát triển của con. Giấc ngủ không sâu, ngủ không đủ giờ đủ giấc, bé dễ nổi cáu, tâm tính không tốt, ăn không ngon, dễ mắc bệnh và chậm lớn hơn các bạn cùng độ tuổi.
Sau nữa, vấn đề này cũng ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống và tâm lý của cha mẹ và cả gia đình khi mà ai cũng phải thức cả đêm lo lắng, dỗ dành con. “Đêm con không ngủ là cả nhà có ai ngủ được đâu. Bà nội nằm phòng bên cạnh cứ thấy con ọ ọe là lại choàng tỉnh, sợ con khóc to lên. Có hôm bé khóc quá mà hàng xóm còn phải sang xem có chuyện gì không. Đỉnh điểm có hôm cả nhà lo lắng khăn gói đưa con lên viện giữa đêm, đến nơi thì hết khóc. May mắn bác sỹ khám cũng không sao. Con khóc đêm khoảng nửa tháng thôi mà bố đã giảm 3kg vì ngày nào cũng thức khuya dậy sớm”

Bé hay khóc đêm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của con mà cả tinh thần và công việc của cả nhà
Mẹ Thanh Thủy cũng kể thêm về một câu chuyện khá hài hước về quan niệm dân gian. “Nhà mình ở quê mà, lại gần gốc đa của làng to lắm, hơn trăm năm rồi. Thế nên khi con khóc nhiều người lại bảo hay bé có người trêu, hoặc nhìn thấy gì đó không tốt. Thế là mẹ chồng mời thầy về cúng, rồi đốt vía, còn định là cho bé về tạm nhà ngoại đến khi nào lớn thì thôi. Nhưng rốt cuộc thì đâu vẫn hoàn đấy. Bé vẫn khóc như thường”
>> Xem thêm:
- Mẹo chữa trẻ khóc đêm và kế hoạch tác chiến của mẹ 9x
- Vượt qua trận chiến trẻ gắt ngủ lời khuyên của mẹ bỉm sữa 9x đã v
Kế hoạch trị trẻ em hay khóc đêm khoa học của mẹ Thanh Thủy
Bé khóc đêm có thể do đang bị đau hoặc mắc phải vấn đề sức khỏe gì đó. Tuy nhiên, may mắn sau lần đưa con đi viện giữa đêm, mẹ Thanh Thủy đã xác định được con khỏe mạnh bình thường, khóc đêm có thể là do nguyên nhân khác.
“Em bé 5,6 tháng tuổi ban đêm có thể ngủ từ 13 – 15 tiếng mỗi ngày, giấc ngủ đêm khoảng 9-11 tiếng. Việc trẻ nhỏ mà khóc đêm cũng có thể do ảnh hưởng từ những nguyên nhân như môi trường bên ngoài (âm thanh bất ngờ, ánh sáng mạnh, quá nóng/lạnh,…), tã bẩn, đói, lo lắng tâm trạng bất an, hoặc do bị đau (điển hình là đau bụng hay còn gọi là cơn đau colic). Mình đã quan sát bé nhà mình, con thuộc dạng thính ngủ nên chỉ một tác động nhỏ cũng có thể khiến bé tỉnh dậy giữa giờ và quấy khóc. Bên cạnh đó, việc khóc cũng xuất hiện khi con tè dầm làm tã ướt, bị đói,….Nhưng đặc biệt nhất mình có quan sát được con rất không thích ở một mình, cực kỳ bám mẹ. Đang ngủ ngoan mà hươ tay không thấy mẹ bên cạnh là có thể giật mình tỉnh dậy rồi. Khi bắt đầu khóc mà mẹ nhanh chóng ôm vào lòng thì sẽ nhanh chóng dịu lại .

Để giúp trẻ hết khóc đêm cần rất nhiều sự kiên nhẫn và những phương pháp khoa học của mẹ
Đúng là không ai hiểu con bằng mẹ, với sự quan sát và thấu hiểu cảm xúc của con mình, mẹ Thanh Thủy từ đây đã quyết tâm và đặt ra những cách làm cụ thể để “trị” trẻ em hay khóc đêm, giúp tìm lại những đêm dài ngon giấc cho cả bé và gia đình. Dưới đây là những việc mẹ đã làm để hạn chế con khóc đêm:
- Không để tiếng ồn lớn và những âm thanh lớn xuất hiện đột ngột làm ngắt quãng giấc ngủ của bé. Tiếng chuông điện thoại, tiếng đập cửa hay người lớn nói chuyện to đều phải hạn chế. Hơn nữa, em bé nhà mẹ Thanh Thủy có sở thích với tiếng quạt quay, vì thế, mẹ đã tận dụng điều này để con ngủ ngoan hơn.
- Thường xuyên kiểm tra bỉm tã và quần áo con mặc xem có thoải mái không
- Điều chỉnh mức nhiệt độ phòng phù hợp là từ 24 – 28 độ C, trang phục con mặc cũng thoải mái, không gây bí bách, khó chịu
- Bổ sung các vi chất tiêu biểu là canxi và vitamin D
- Massage thường ngày cho con, sau khi bé tắm. Khoảng 20 phút mỗi ngày massage cho bé con sẽ có được sự thoải mái, lưu thông tuần hoàn máu tốt, gia tăng tình cảm mẹ con và dễ dàng đi vào giấc ngủ ngon hơn.
- Tập cho bé thói quen đi ngủ đúng giờ. “Cứ 9h là cả nhà tắt đèn, chỉ để lại đèn ngủ ánh sáng nhỏ và chuẩn bị cho con đi ngủ”
“Mình thấy đây đều là những cách đơn giản. Mặc dù thế nếu không có sự quyết tâm kiên trì thì cũng khó thực hiện được. Những cách này rất tốt để cho bé duy trì nếp ngủ, hạn chế tình trạng giật mình, thức giấc giữa đêm. Tuy nhiên, với bé nhà mình thì những phương pháp này quyết định khoảng 30%. Để con ngủ ngon như bây giờ, mình cũng phải phải nhờ đến sự trợ giúp của sản phẩm Soki Tium. Đây là một sản phẩm giúp con ngủ ngon an toàn từ sữa.”
“May mắn được một đứa bạn cùn cấp 3 là Dược sỹ giới thiệu Soki Tium cho. Lo lắng nhất là sự an toàn vì con còn nhỏ quá. Chỉ lo sản phẩm có chất an thần thì ảnh hưởng đến não bộ với sức khỏe của con. Nhưng Soki Tium thành phần từ sữa nên mình cũng an tâm hơn nhiều. Cho bé sử dụng thì có hiệu quả”.
Về cách xoa dịu và dỗ em bé khóc đêm, mẹ Thanh Thủy cũng bất mí bí quyết hữu ích. “Nhiều mẹ hay có phương pháp MẶC – KỆ – NÓ. Bản thân mình không phê phán vì mỗi bé có một sự thích nghi khác nhau. Nhưng em bé nhà mình khóc đêm mà sử dụng phương pháp này có vẻ không hiệu quả. Vì con khóc nhiều quá mệt nên mới thiếp đi. Vì vậy, mình phải sử dụng phương pháp khác. Khi con bắt đầu ọ ọe khóc sẽ không dỗ ngay để xem phản ứng của bé thế nào. Nếu con ngủ lại luôn thì tốt. Nhưng nếu có dấu hiệu muốn khóc nhiều hơn thì mình sẽ dỗ dành bằng lời nói, vuốt ve và vỗ về nhẹ nhàng. Kiểm tra xem nguyên nhân nào khiến con khó chịu và khóc, sau đó giải quyết nhanh chóng vấn đề đấy. Ví dụ như đói thì cho bú, tè ướt tã thì thay, nóng quá đổ mồ hôi thì giảm dần nhiệt độ điều hòa,…..Mình cũng hay thực hiện tiếp xúc da kề da với con. Có vẻ như cách này khá hiệu quả. Bé nhanh chóng ổn định lại tinh thần và yên ắng trở lại.”
Với những hành động nhanh chóng, rõ ràng và kiên trì theo đuổi. Chỉ sau khoảng thời gian 1 tuần sử dụng Soki và áp dụng phương pháp ngủ ngon, bé yêu nhà mẹ Thanh Thủy đã có thể ngủ ngon vào ban đêm, đi ngủ đúng giờ, không còn quấy khóc cũng như giật mình, ngủ không sâu giấc nữa.
Cảm ơn mẹ Thanh Thủy và những kinh nghiệm trị trẻ em hay khóc đêm hữu ích này. Đúng như mẹ Thanh Thủy nói, mỗi bé sẽ có những cách thích nghi khác nhau với phương pháp chăm sóc khác nhau của mẹ. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp được các mẹ ít nhiều trong hành trình chăm sóc những giấc ngủ con yêu.