Thường thì những chiếc răng sữa đầu tiên của bé xuất hiện khi bé được khoảng 6 tháng tuổi. Nhưng có trường hợp trẻ chậm mọc răng, dù đã gần 1 tuổi vẫn chưa có chiếc răng nào. Để biết được lý do vì sao và cách khắc phục, cha mẹ không nên bỏ qua bài viết này!
Trẻ chậm mọc răng là thế nào?
Những bé phát triển bình thường sẽ mọc răng vào giai đoạn bé được 6 tháng tuổi, có đủ 20 răng sữa vào khoảng 2 – 2.5 tuổi. Khi bé bắt đầu mọc răng cũng là lúc mẹ có thể cho bé làm quen dần với thức ăn đặc. Việc mọc răng cũng tùy vào từng bé, có những bé 6 tháng đã mọc răng, nhưng cũng có bé tới 8 tháng tuổi mới có được chiếc răng đầu tiên. Thế nhưng đây là điều bình thường nếu bé vẫn cho thấy một sự phát triển khỏe mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần.

Với trẻ phát triển bình thường thì sẽ mọc răng vào 6 tháng tuổi, có một số trẻ chậm hơn thì là 8 tháng tuổi. Nếu trẻ chậm mọc răng mà không ảnh hưởng gì đến sự phát triển thể chất lẫn vận động thì cha mẹ không cần lo lắng
Trẻ chậm mọc răng là một dấu hiệu bất thường cảnh báo về tình trạng sức khỏe. Vậy thì bé như thế nào sẽ được coi là chậm mọc răng?
Theo tiêu chuẩn chung, quá trình bé mọc răng sẽ bắt đầu từ 4 chiếc răng cửa hàm trên và hàm dưới khi bé được 6-8 tháng tuổi. Tiếp theo là 4 chiếc răng cửa bên khi bé được khoảng 7-10 tháng tuổi. 4 chiếc răng hàm đầu tiên mọc khi bé được 12-16 tháng tuổi. Sau đó là 4 chiếc răng nanh xuất hiện khi bé được khoảng 14-20 tháng tuổi. Cuối cùng sẽ là 4 chiếc răng hàm thứ hai mọc lên khi bé được 20-32 tháng tuổi. Những bé đã được 9-10 tháng tuổi mà chưa mọc răng được coi là chậm mọc răng. Bé sẽ có những dấu hiệu khác đi kèm như chậm phát triển chiều cao và cân nặng thì cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để có biện pháp khắc phục tốt nhất.
> >Xem thêm:
- Trẻ nghiến răng khi ngủ và những điều mẹ cần biết
- Trẻ nghiến răng khi ngủ có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Trẻ chậm mọc răng là vì đâu?
Trẻ chậm mọc răng có thể do rất nhiều lý do. Khi cha mẹ biết được nguyên nhân gây nên tình trạng này của bé thì việc khắc phục sẽ trở nên dễ dàng hơn.
- Do di truyền: Việc bé mọc răng nhanh hay chậm cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền trong gia đình. Nếu trong gia đình có thành viên chậm mọc răng hơn bình thường thì bé cũng có khả năng chậm mọc răng cao hơn.
- Bé sinh non: Khi bé sinh thiếu tháng, thể trạng của bé sẽ yếu hơn các bé cùng trang lứa, bé cũng sẽ chậm mọc răng hơn những bé sinh đủ tháng và có cân nặng theo tiêu chuẩn.
- Do bệnh lý: Bé sẽ chậm mọc răng nếu mắc phải hội chứng Down, rối loạn chức năng tuyến yên,…
- Thiếu Canxi: Cơ thể thiếu canxi sẽ làm cho quá trình hình thành và phát triển mầm răng bị chậm lại. Sữa mẹ chính là nguồn cung cấp canxi chủ yếu cho bé. Nếu mẹ kiêng khem quá mức hoặc ăn uống không đủ chất, đặc biệt là không bổ sung đầy đủ canxi sẽ trực tiếp gây nên tình trạng thiếu canxi cho bé. Ngoài ra, bé không được tắm nắng thường xuyên cũng sẽ dễ bị thiếu canxi và vitamin D.
- Bé bị còi xương: Trẻ còi xương bị thiếu vitamin D gây cản trở sự hấp thu canxi của cơ thể. Tình trạng thiếu canxi lâu dài sẽ khiến bé bị chậm mọc răng.
Căn cứ vào những nguyên nhân này, một số phương pháp giúp bé cải thiện sức khỏe sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất, tùy theo từng trường hợp của mỗi bé.
Cách xử lý tốt nhất khi trẻ chậm mọc răng
Khi trẻ chậm mọc răng, mẹ cần thay đổi chế độ ăn thích hợp hơn cho bé. Hãy tăng cường sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua,…Cho bé tắm nắng thường xuyên vào các buổi sáng từ 15-20 phút, trước 9 giờ sáng là tốt nhất. Mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng bất cứ sản phẩm bổ sung vitamin D hay canxi để tránh bổ sung quá liều và các tác dụng không mong muốn.
Mẹ cần chú ý một số điều sau:
- Chế độ ăn đối với các bé chậm mọc răng phải đảm bảo đầy đủ các chất thiết yếu như đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất,… Đặc biệt, mẹ cần chú ý cho bé có đủ chất đạm động vật và cả chất béo khi bé ăn dặm. Dầu ăn sẽ tạo điều kiện giúp bé hấp thu tốt hơn vitamin D – Đây là một loại vitamin tan trong dầu.
- Các loại hoa quả tươi chứa lượng lớn vitamin nếu có thể hãy cho bé ăn trực tiếp, xay thành sinh tố hoặc làm nước ép cho bé uống.
- Mẹ nên thiết lập thói quen tốt trong việc ăn uống và ngủ nghỉ cho bé. Những thói quen này góp phần giúp bé có chế độ sinh hoạt tốt hơn, nhờ đó có thể cải thiện sức khỏe của bé theo hướng tích cực.
- Mẹ phải đảm bảo chế độ ăn của chính mình ngay từ thời kỳ mang thai và trong khi cho con bú. Không nên kiêng khem quá nhiều dễ dẫn đến thiếu chất. Mẹ cần chú ý tăng cường thực phẩm giàu canxi trong chế độ ăn như hải sản, thịt cá, trứng, sữa,…
- Khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn để khỏe mạnh, đồng thời kích thích sự thèm ăn của bé.
Những thông tin trên đã giúp mẹ biết được những nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng và một số cách khắc phục hiệu quả trong trường hợp này. Mẹ hãy nhớ một điều quan trọng là cần hết sức chú ý đến mọi biểu hiện của bé để nhanh chóng phát hiện ra vấn đề bé đang mắc phải. Nếu không thể xác định được, hãy nhờ bác sĩ. Đó là cách tốt nhất để mẹ có thể chăm sóc cho bé lớn lên thật khỏe mạnh.
Mẹ có đang gặp lo lắng hay thắc mắc về sức khỏe, đặc biệt là giấc ngủ của bé yêu nhà mình? Liên hệ ngay với dược sĩ Soki Tium để được tư vấn kịp thời mẹ nhé!