Nghẹt mũi gây khó thở là tình trạng phổ biến ở nhiều trẻ. Nó có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân, nhất là với trẻ bị viêm đường hô hấp. Khi bị nghẹt mũi, trẻ sẽ rất khó chịu và quấy khóc dai dẳng vì bị thiếu oxi, khó thở, ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ và sức khỏe của trẻ. Dưới đây là những mẹo chữa trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ hiệu quả dành cho mẹ.
Vì sao trẻ bị nghẹt mũi khó thở?
Trẻ bị nghẹt mũi khó ngủ có thể vì vài nguyên nhân sau:
- Mắc các bệnh do nhiễm khuẩn đường hô hấp như: viêm mũi họng,…
- Trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm, dị ứng,…
- Trẻ mắc bệnh lý liên quan đến tai, mũi, họng như: u ở mũi, viêm xoang, lệch vách ngăn mũi
- Trẻ mắc dị vật đường mũi, hầu hết là do trẻ nhét đồ vật vào trong mũi như: các loại hạt, bút sáp màu,…

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ nghẹt mũi là do trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp
Dấu hiệu của chứng nghẹt mũi ở trẻ
- Khi nghẹt mũi, việc hít thở của trẻ sẽ trở nên khó khăn trong mọi hoạt động: thở khò khè, khó bú sữa, khó ngủ,…
- Đi kèm với dấu hiệu chảy nước mũi, ho, hắt hơi
- Trẻ cảm thấy dễ thở hơn khi đứng lên
- Cổ họng trẻ khô, rát vì thở bằng miệng nhiều
- Hoạt động trở nên chậm chạm, lười nhác vì ngạt mũi lâu khiến trẻ mệt mỏi, uể oải. Ngoài ra trẻ cũng bị nhức đầu, mất tập trung vì thiếu không khí lưu thông qua mũi. Trầm trọng hơn sẽ ảnh hưởng đến xương hàm của trẻ như: cằm nhô, răng vẩu do bị viêm nhiễm đường thở quá lâu.
>>> Tin liên quan: Nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ
Những cách trị dứt điểm trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ hiệu quả
Việc nghẹt mũi khiến cơ thể trẻ phải hít thở bằng miệng là chủ yếu, khiến cổ họng đau rát và dẫn tới viêm họng. Sau đây là những cách mẹ nên áp dụng để giúp trẻ không còn khó chịu, mệt mỏi và khó ngủ do nghẹt mũi.
1. Làm thông mũi
- Làm sạch mũi: sử dụng khăn giấy mềm, dai xoắn lại thành cái bấc sâu kèn. Sau đó đặt vào lỗ mũi trẻ để thấm ướt dịch mũi. Liên tục thay giấy cho đến khi mũi trẻ sạch thì thôi
- Hút mũi: Sử dụng ống hút mũi chuyên dụng dành cho trẻ để hút dịch mũi nhằm giúp trẻ dễ thở hơn
2. Nhỏ nước muối sinh lý
Dùng nước muối sinh lý 0.9% sẽ giúp làm loãng dịch mũi để việc làm sạch mũi cho trẻ được dễ dàng hơn. Mẹ nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào từng lỗ mũi, đợi vài phút sau rồi làm sạch. Tthông mũi cho trẻ 2-3 lần mỗi ngày trước khi cho trẻ bú và ăn.

Nhỏ nước muối sinh lý 0.9%
3. Xông hơi
Khi trẻ tắm là thời điểm xông hơi thích hợp, hoặc mẹ có hể xông hơi cho bé với một số loại thảo dược như: lá bạc hà, vỏ bưởi, vỏ chanh, lá kinh giới,… Hơi nước nóng sẽ giúp làm nhờn dịch trong mũi, mũi trẻ được thông thoáng và dễ thở hơn. Thế nhưng bố mẹ cần cân nhắc khi lựa chọn phương pháp này, vì nếu trẻ còn quá nhỏ và sức chịu đựng kém thì nhiệt độ cao của hơi nước nóng có thể làm bé bỏng da hay khó thở, nguy hiểm hơn là ngất xỉu.
4. Uống nước nhiều
Việc bổ sung nước cho cơ thể khi ốm giúp chúng ta có thêm sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh. Với trẻ sơ sinh, mẹ nên bổ sung nước bằng cách cho trẻ bú nhiều sữa mẹ, uống sữa bột, sữa bò,… Với trẻ từ 1 tuổi trở lên thì uống nước chanh ấm thêm chút mật ong cũng là cách rất hiệu quả, nó làm tan dịch nhầy trong mũi.
5. Tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà giúp làm dãn mạch máu, lưu thông khí huyết, trẻ hít thở dễ dàng hơn khi bị nghẹt mũi. Cách dễ làm nhất cho mẹ là đốt tinh dầu bạc hà trong phòng để hương thơm nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, mẹ cũng cần chú ý xem phản ứng của trẻ với mùi hương bạc hà để xem nó có quá nồng với bé hay không. Hãy ngừng sử dụng nếu thấy bé có hiểu hiện thở khò khè hơn.
6. Kê cao gối và day mũi cho trẻ khi ngủ
Nếu thấy trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ, mẹ hãy kê cao gối cho bé hơn bình thường để bé dễ thở hơn. Còn việc day cánh mũi sẽ giúp trẻ thấy dễ chịu hơn nhiều.
7. Chườm khăn ấm lên tai
Dùng khăn xô thấm qua nước nóng và chườm vào tai trong vòng 10-15 phút. Khi khăn nguội thì tiếp tục thấm lại nước nóng và chườm tiếp. Lý do chườm khăn ấm lên tai giúp khắc phục tình trạng nghẹt mũi của trẻ là do hai bên tai có những dây thần kinh giúp lưu thông máu ở mũi. Khi gặp nhiệt độ cao, các dây thần kinh này sẽ giãn ra làm lưu thông lỗ mũi.

Dùng khăn xô thấm qua nước nóng và chườm vào tai trong vòng 10-15 phút
8. Thoa dầu tràm, dầu khuynh diệp
Thoa dầu vào lòng bàn chân khi trẻ bị cảm cúm, hắt hơi hay nghẹt mũi là rất hiệu nghiệm. Nhất là thoa dầu trước khi ngủ giúp khí huyết được lưu thông, nhiệt độ cơ thể ấm lên, tình trạng nghẹt mũi cũng giảm bớt.
Ngạt mũi vốn là triệu chứng thường gặp khi bị cảm cúm nhưng nó lại cực kỳ gây khó chịu cho trẻ khi mắc phải. Mẹ có thể sử dụng một trong các cách trên để giúp trẻ sớm thoát khỏi sự khó chịu này, bé được thoải mái vui chơi và ngủ ngon hơn. Chúc mẹ sớm khắc phục được tình trạng trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ và bé yêu luôn mạnh khỏe dưới sự chăm sóc của mẹ!