Tình trạng trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ diễn ra phổ biến ở trẻ nhỏ. Trẻ bị nghẹt mũi do sự sưng tấy các mô và mạch máu trong mũi. Theo nghiên cứu thì đa số tình trạng nghẹt mũi ở trẻ là do virut hoặc vi khuẩn gây nên. Trẻ bị nghẹt mũi có thể diễn ra đơn độc hoặc kèm theo một số triệu chứng như đau họng, sốt, hoặc ho kéo dài. Tùy từng tình trạng của trẻ mẹ có thể đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi khi ngủ ở trẻ mẹ có thể tham khảo
Nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị nghẹt mũi
Cảm lạnh thông thường
Theo KidsHealth, cảm lạnh thông thường thường là thủ phạm gây ra tình trạng nghẹt mũi ở trẻ em, gây ra các triệu chứng như sổ mũi hoặc nghẹt mũi, hắt hơi, ho, đau họng và chảy nước mũi. Để điều trị nghẹt mũi do cảm lạnh, hãy nhỏ nước muối sinh lý hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương mát để làm ẩm không khí khô trong nhà. Cha mẹ có thể kết hợp với chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất và tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
>>> Có thể mẹ quan tâm: Trẻ từ 2 đến 4 ngủ không sâu giấc phải làm sao?
Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi là một nguyên nhân phổ biến của tình trạng nghẹt mũi về đêm ở trẻ em. Các chất gây dị ứng ngoài trời trong nhà và theo mùa gây ra các triệu chứng viêm mũi, chẳng hạn như nghẹt mũi và ngứa, hắt hơi, ngứa mắt, đau họng khi thức dậy và ho vào ban đêm. Nếu tình trạng nghẹt mũi của bé là do viêm mũi dị ứng, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc điều trị triệu chứng cho bé. Ngoài ra cha mẹ cũng nên loại bỏ nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng.
Viêm xoang
Nhiễm trùng xoang, hoặc viêm xoang, cũng có thể cản trở giấc ngủ của trẻ bằng cách gây nghẹt mũi. Các triệu chứng khác của viêm xoang bao gồm cảm lạnh từ 10 ngày đến một tuần, sốt, chảy nước mũi màu vàng xanh đặc, đau đầu và mệt mỏi. Viêm xoang cũng có thể gây chảy nước mũi sau, khi dịch từ mũi chảy vào họng, gây nghẹt mũi, đau họng và ho. Trẻ bị sung huyết do viêm xoang thường thấy các triệu chứng của chúng biến mất sau khi điều trị bằng kháng sinh. Tốt nhất trong trường hợp trẻ bị viêm xoang gây nghẹt mũi nên cho trẻ thăm khám bác sĩ để được điều trị thích hợp.
Dị vật đường thở
Tình trạng nghẹt mũi vào ban đêm có thể là kết quả của sự tắc nghẽn vật lý trong các hốc mũi, theo Hiệp hội Mũi của Hoa Kỳ. Trẻ em có thể nhét vật dụng vào khoang mũi khiến khó thở vào ban đêm. Một vách ngăn mũi lệch hoặc cũng có thể cản trở hô hấp và gây nghẹt mũi. Đối với những người có vấn đề nghẹt mũi mãn tính do tắc nghẽn vật lý, các bác sĩ thường khuyên trẻ nên phẫu thuật để làm cho việc thở vào ban đêm dễ dàng hơn.
Dị ứng thực phẩm
Ở một số trẻ em, dị ứng thực phẩm gây ra viêm và sản xuất chất nhầy, dẫn đến hắt hơi, sụt sịt nghẹt mũi vào ban đêm. Theo nghiên cứu các dị ứng thực phẩm phổ biến nhất gây ra vấn đề ở trẻ em là trứng, sữa, đậu phộng và một số loại hạt. Điều trị dị ứng thực phẩm thường liên quan đến việc tránh hoàn toàn chất gây dị ứng.
Cách phòng ngừa nghẹt mũi cho trẻ
Một số gợi ý cho cha mẹ để phòng ngừa chứng nghẹt mũi cho trẻ.
- Giữ nhà của sạch sẽ thoáng mát, thường xuyên vệ sinh máy lạnh, giặt thảm, không hút thuốc lá trong nhà. Nếu trẻ bị dị ứng với một số tác nhân như lông thú cưng, phấn hoa.. nên để trẻ tránh xa những tác nhân đó.
- Cho trẻ uống nước đầy đủ, việc bổ sung nước đầy đủ cho trẻ không chỉ giúp trẻ khỏe mạnh mà nó còn giúp khoang mũi của trẻ đỡ bị tắc nghẽn
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng , vitamin cho trẻ hàng ngày bằng cách khuyến khích trẻ uống nước trái cây hoặc ăn hoa quả thường xuyên
- Nếu xuất phát từ bệnh lý thì hãy đem trẻ đến gặp bác sỹ để có liệu pháp điều trị tốt nhất
Trên đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ hay bị nghẹt mũi khi ngủ và cách phong ngừa chứng ngẹt mũi cho trẻ cha mẹ có thể tham khảo. Hy vọng trẻ sẽ được điều trị sớm và triệt để để trẻ không quá mệt mỏi và khó chịu.