Trẻ bị ho khi ngủ có thể do bệnh lý, nhưng cũng có những bé ho do sinh lý. Vậy làm cách nào để biết đươc em bé của bạn đang ho do nguyên nhân nào? Hãy cùng bài viết dưới đây “giãi mã” các kiểu ho của bé và cách khắc phục hiệu quả nhất cho bé yêu của bạn
Hiểu thêm tình trạng trẻ bị ho khi ngủ
Theo các chuyên gia y tế thì ho chính là cách tự bảo vệ cơ thể. Ho là phương pháp mà cơ thể sử dụng để giữ cho đường thở thông thoáng, đẩy đờm ra khỏi cổ họng, ngăn các chất nhầy từ mũi chảy xuống họng hoặc đẩy một miếng thức ăn ra khỏi họng.
Trẻ em dưới 4 tháng tuổi thường không bị ho nhiều, nếu trẻ ho nhiều có thể do trẻ đang bị vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nếu vào mùa đông trẻ sơ sinh ho dữ dội rất có thể trẻ đã bị nhiễm virut, điều này đặc biệt nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Cần cho trẻ đi khám ngay và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm.
Trẻ trên 1 tuổi thường tình trạng ho gặp phải do cảm lạnh, và ít nguy hiểm hơn.
Để mẹ biết tình trạng ho của trẻ có nguy hiểm hay không và cần biện pháp can thiệp xử lý ngay hay không? Thông tin dưới đây sẽ giúp mẹ giãi mã ngay tình trạng của trẻ.
Giải mã các trường hợp trẻ bị ho khi ngủ
1. Trẻ bị ho khan
Trẻ ho khan thường do nhiễm bệnh đường hô hấp trên(cảm lạnh, cúm). Cũng có thể ho khan là triệu chứng sớm của bệnh đường hô hấp dưới( viêm phổi, viêm phế quản..). Hoặc do môi trường sống của trẻ bị ô nhiễm, khói thuốc lá, bụi bẩn..Trẻ thường sẽ bị ho nhiều hơn về đêm khi đi ngủ.
Khi trẻ bị ho khan do nhiễm bệnh đường hô hấp trên trẻ thường kèm theo các triệu chứng nghẹt mũi, có dấu hiệu của viêm họng. Ngoài ra nếu tình trạng của trẻ nặng có thể ho rất nhiều vào ban đêm, có đờm và có thể sốt nhẹ.
Để khắc phục tình trạng ho khan này của trẻ cha mẹ có thể áp dụng một số cách sau:
Cho bé bú đủ, hoặc uống thêm nước, tác dụng giúp làm loãng dịch đờm của trẻ và ho dễ dàng hơn.
Hỏi ý kiến bác sĩ nếu tình trạng ho của trẻ nghiêm trọng hơn. Không tự ý dùng thuốc điều trị ho và cảm lạnh cho trẻ đặc biệt là đối với trẻ dưới 6 tuổi.
Để giảm tình trạng trẻ bị ho khi ngủ, mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch mũi họng. Dùng máy phun sương tạo độ ẩm giúp trẻ dễ chịu hơn, cha mẹ có thể cho con sử dụng siro húng chanh hoặc quất hấp mật ong lá hẹ nếu bé trên 1 tuổi.
Nếu trẻ bị sốt có thể chườm ấm cho trẻ hoặc uống thuốc hạ sốt nếu sốt cao trên 39 độ, đặc biệt lưu ý đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nếu trẻ sốt kèm theo mệt mỏi, bỏ bú… nên cho trẻ đi khám bác sĩ tránh những biến chứng nguy hiểm.
2. Ho có đờm
Thường tình trạng ho này do dịch tiết và chất nhầy được tìm thấy ở đường hô hấp dưới(khí quản và phổi). Nguyên nhân chính của tình trạng ho này là do nhiễm trùng và hen suyễn. Ho giúp trẻ loại bỏ dịch tiết ra khỏi đường hô hấp dưới.
Trẻ bị ho khi ngủ do nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phế quản thường do virut hợp bào hô hấp (RSV) gây ra cho trẻ trên 3 tuổi. Tuy nhiên nếu trẻ sơ sinh nhiễm loại virut này sẽ rất dễ gặp các biến chứng nguy hiểm.
Trẻ bị ho khò khè do hen suyễn thường ít gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Trẻ bị ho khò khè do hen suyễn thường kèm theo các triệu chứng: trẻ bị ngứa, chảy nước mắt và có dấu hiệu của cảm lạnh, thở rất khó khăn.
Khắc phục tình trạng ho có đờm
Nếu trẻ bị ho do viêm phế quản cha mẹ nên cho bé bú đủ, có thể uống thêm nước, dùng máy phun sương tạo độ ẩm cho bé và theo dõi thường xuyên nhịp thở của con để có biện pháp xử lý phù hợp tránh những biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp.
Nếu trẻ ho do hen suyễn cha mẹ có thể sử dụng một số thuốc điều trị hen suyễn do bác sĩ chỉ định kèm theo việc theo dõi tình trạng của bé hằng ngày.
3. Ho gà
Là tình trạng trẻ bị ho gây ra bởi vi trùng Bordetella pertussis, là bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất. Tuy nhiên bệnh ho gà có thể được dự phòng nhờ vacxin. vi trùng Bordetella pertussis tấn công lớp niêm mạc đường thở, gây viêm trầm trọng, làm hẹp và đôi khi chặn đường thở của trẻ nên trẻ sẽ có dấu hiệu ho thành từng cơn, kế tiếp nhau nhanh dần và kết thúc bằng tiếng thở rít như tiếng gà gáy.
Trong hầu hết các trường hợp trẻ bị ho gà, bé không có triệu chứng cảm lạnh hoặc sốt. Các triệu chứng ho gà bao gồm:
- Ho khan thường xuyên
- Lưỡi thò ra
- Mắt lồi
- Mặt đổi màu
Nếu trẻ có biểu hiện của ho gà cha mẹ nên theo dõi cẩn thận và đưa đến cơ sở y tế để điều trị nhanh nhất có thể. Cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ kể cả người chăm sóc trẻ.
Trên đây là tổng hợp các trường hợp trẻ bị ho khi ngủ, hy vọng cha mẹ có thể có những kiến thức cần thiết và hữu ích nhất để chăm sóc bé yêu của mình.
>>> Xem thêm: Trẻ nghiến răng khi ngủ có ảnh hưởng đến sức khỏe không?