Còi xương là một trong những bệnh lý nghiêm trọng của trẻ nhỏ, thường để lại hậu quả lớn trong quá trình phát triển sau này. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn chủ quan với tình trạng của bệnh, bỏ qua những dấu hiệu trẻ bị còi xương hay lẫn lộn giữa còi xương và suy dinh dưỡng.
Còi xương là gì?
Bệnh còi xương là một rối loạn về xương do thiếu vitamin D, canxi hoặc phốt phát. Những chất dinh dưỡng này rất quan trọng cho sự phát triển của xương chắc khỏe. Những người bị còi xương có thể có xương yếu và mềm, phát triển còi cọc và trong trường hợp nghiêm trọng là dị tật xương. Còi xương không phải là suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu hụt một vi chất quan trọng nào đó, nếu là canxi, vitamin D hay phốt phát sẽ gây ra tình trạng còi xương. Vì thế, trong khi dấu hiệu trẻ bị còi xương rõ ràng hơn, những dấu hiệu của suy dinh dưỡng cũng khác biệt.
Trẻ em từ 6 – 36 tháng tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao nhất vì nhu cầu phát triển trong thời kỳ này yêu cầu phải được cung cấp lượng vitamin D, canxi và phốt phát lớn.
Dấu hiệu trẻ bị còi xương
Nếu con bạn bị còi xương, chúng có thể có những dấu hiệu dễ nhận tháy như sau:
- chân có hình dạng bất thường (phổ biến nhất là ‘chân-cong’ nhưng cũng có thể là ‘đầu gối’ lồi bất thường)
- sưng ở cổ tay, đầu gối và mắt cá chân vì các đầu xương lớn hơn bình thường
- mọc răng muộn (xuất hiện) và các vấn đề với sức khỏe của răng
- xương chóp thở (phần mềm trên đỉnh đầu em bé) hình thành và liền muộn
- xương sọ mềm
- tăng trưởng kém, nhẹ cân, chiều cao thấp hơn so với bạn bè cùng độ tuổi
- phát triển vận động kém như chậm bò, chậm đứng, chậm đi (ví dụ như bé 1 tuổi mà vẫn chưa biết bò, không biết đứng)
- dễ gãy xương sau khi va chạm nhẹ hoặc chấn thương.

So sánh hình dáng giữa xương của trẻ bình thường (bên trái) và xương của trẻ bị còi xương (bên phải)
Trẻ sơ sinh và trẻ em bị còi xương thường gắt gỏng và cáu kỉnh vì xương bị đau. Đôi khi trẻ sơ sinh bị còi xương có thể có triệu chứng nồng độ canxi rất thấp, chẳng hạn như chuột rút cơ hoặc co giật. Động kinh do canxi thấp chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ dưới một tuổi (nhưng cũng có thể xảy ra ở trẻ lớn).
Khi trẻ có dấu hiệu trẻ bị còi xương, hãy đưa bé đi khám bác sỹ
Khi bé yêu nhà bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh còi xương, hãy đưa trẻ đến các cơ sở ý tế, nhất là những bác sỹ Nhi khoa để được chuẩn đoán tốt nhất. Thường các bác sỹ sẽ tiến hàng những xét nghiệm cẩn thiết và đưa ra những giải pháp nhanh chóng để giúp con được bổ sung các chất cần thiết và nhanh chóng khỏe mạnh trở lại.
>> Xem thêm:
- Những sai lầm trong cách cho bé ăn ngon miệng mẹ cần biết
- Vì sao trẻ hay dậy đêm lại còi cọc đề kháng yếu
- Trẻ sơ sinh bị giật chân tay khi ngủ, mẹ chớ coi nhẹ
Phòng ngừa bệnh còi xương ở trẻ em
Mặc dù còi xương có thể là do yếu tố di truyền nhưng những biện pháp kịp thời và khoa học có thể giúp trẻ ngăn ngừa nguy cơ còi xương tốt nhất
- Đảm bảo trẻ luôn được cung cấp đủ vitamin D qua chế độ ăn hàng ngày và thói quen tắm nắng. Các thực phẩm có như sữa, cá hồi, tôm, sữa, trứng, nấm,….có thể cung cấp 20% lượng vitamin D cho nhu cầu canxi cần thiết. 80% còn lại được tổng hợp qua ánh nắng mặt trời. Các nhà khoa học khuyến cáo, mỗi ngày trẻ nên được tắm nắng từ 15 – 20 phút vào sáng sớm để hấp thụ “vitamin mặt trời” tốt nhất.
- Khám sức khỏe thường xuyên, tiêm phòng đầy đủ để đảm bảo hệ miễn dịch hoạt động tốt và cơ thể trẻ khỏe mạnh, ngăn ngừa tốt những dấu hiệu trẻ bị còi xương. Thông thường, qua quá trình khám dinh dưỡng, các bác sỹ sẽ phát hiện sớm tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Liệu con có đang thiếu hụt loại chất nào hay không, và cách nào để bổ sung tốt nhất cho bé.
- Giúp con có được những giấc ngủ ngon. Giấc ngủ có tầm quan trọng rất lớn với sự phát triển của trẻ nhỏ, bao gồm cả tăng trưởng thể chất và tinh thần.
Những dấu hiệu trẻ bị còi xương cũng khá dễ dàng để nhận thấy, mẹ quan tâm, chú ý bé để con luôn nhận được những chăm sóc tốt nhất từ mẹ. Chúc các con luôn hạnh phúc, vui vẻ, khỏe mạnh lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ.