Trẻ đang ngủ và đột nhiên bị chảy máu mũi, điều này có thể khiến mẹ giật mình. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến và cách tốt nhất để điều trị cũng như những gì mẹ có thể làm để ngăn chặn việc trẻ bị chảy máu cam khi ngủ xảy ra lần nữa!
Nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam khi ngủ
1. Do trẻ bị khô mũi
Một số thứ có thể làm khô niêm mạc đường mũi của trẻ, bao gồm cả sự thiếu hụt chất dinh dưỡng. Giống như việc da chúng ta bị nứt nẻ và chảy máu khi khô môi, vách ngăn mũi của trẻ cũng bị kích thích và chảy máu khi chúng bị khô.

Khô mũi là nguyên nhân hàng đầu khiến cho mũi trẻ dễ bị chảy máu về đêm
Cách giải quyết:
- Bật máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ vào ban đêm – đặc biệt là trong những tháng mùa đông. Điều này sẽ thêm độ ẩm cho không khí.
- Sử dụng nước muối sinh lý để xịt mũi trước khi đi ngủ để giữ ẩm cho mũi của trẻ.
- Thoa một lớp dưỡng ẩm mỏng hoặc thuốc mỡ kháng sinh vào bên trong mũi của trẻ bằng tăm bông.
2. Do trẻ ngoáy mũi
Ngoáy mũi là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của chảy máu cam ở trẻ. Cho dù trẻ làm điều đó như một thói quen hay vô thức trong khi ngủ, nhưng điều này có thể làm chảy máu mỗi khi trẻ đưa ngón tay vào. Móng tay của trẻ có thể làm rách các mạch máu mỏng manh nằm ngay dưới bề mặt mũi của trẻ.
Cách giải quyết:
- Không cho trẻ cậy mũi bằng tay, hãy dùng tăm bông vệ sinh mũi thường xuyên.
- Nếu trẻ vô thức cậy mũi trong khi ngủ, hãy đeo găng tay đi ngủ để trẻ không thể đưa ngón tay vào mũi.
- Rửa tay mỗi khi trẻ ngoáy mũi. Với một bàn tay sạch, ngón tay của trẻ sẽ sạch sẽ và ít có khả năng đưa vi khuẩn vào bất kỳ vết thương nào.
- Cắt móng tay của trẻ ngắn để nếu trẻ ngoáy mũi thì sẽ ít có khả năng tự làm mình bị thương.
3. Do khí hậu thời tiết
Trẻ có nhiều khả năng bị chảy máu cam trong những tháng mùa đông lạnh. Hãy giữ cho phòng ngủ của trẻ luôn ấm, không khí khô làm mất nước đường mũi của trẻ, khiến chúng bị nứt và chảy máu. Sống trong khí hậu khô quanh năm rất có hại với hệ hô hấp của trẻ.
Cách giải quyết:
- Bật máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ vào ban đêm để thêm độ ẩm cho không khí.
- Sử dụng nước muối vệ sinh mũi trước khi ngủ để giữ ẩm cho mũi.
- Thoa một lớp dưỡng ẩm mỏng vào bên trong mũi của trẻ bằng tăm bông.
4. Trẻ bị dị ứng
Các dị ứng tương tự gây ra sụt sịt, hắt hơi và chảy nước mắt cũng có thể làm cho mũi của trẻ chảy máu. Dị ứng gây chảy máu mũi theo một số cách khác nhau:
- Khi mũi của trẻ bị ngứa và gãi nó, có thể làm hỏng các mạch máu.
- Xì mũi liên tục có thể làm vỡ các mạch máu bên trong.
- Thuốc xịt mũi các loại thuốc khác mà trẻ sử dụng để điều trị các triệu chứng dị ứng sẽ làm khô bên trong mũi của trẻ.
Cách giải quyết:
- Đừng để trẻ xì mũi quá mạnh. Hãy nhẹ nhàng.
- Hỏi bác sĩ về cách để thay thế thuốc xịt mũi cho bệnh dị ứng. Thuốc xịt nước muối cũng có thể giúp làm sạch nghẹt mũi mà không làm khô mũi.
- Cố gắng tránh các tác nhân gây dị ứng mũi cho trẻ, chẳng hạn như phấn hoa, nấm mốc hoặc lông thú cưng.
5. Do các bệnh lý nhiễm trùng
Nhiễm trùng xoang, cảm lạnh, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác có thể làm hỏng niêm mạc nhạy cảm của mũi. Cuối cùng, mũi của trẻ có thể bị kích thích đủ để chảy máu. Xì mũi quá thường xuyên khi trẻ bị nhiễm trùng cũng có thể gây chảy máu mũi.
Các dấu hiệu khác cho thấy trẻ bị nhiễm trùng bao gồm:
- nghẹt mũi
- hắt xì
- ho
- viêm họng
- sốt
- nhức mỏi
- ớn lạnh
Cách giải quyết:
- Sử dụng nước muối xịt mũi để làm sạch nghẹt mũi.
- Uống nhiều nước để làm lỏng chất nhầy trong mũi của trẻ.
- Nghỉ ngơi nhiều, vận động ít hơn để giúp trẻ cảm thấy tốt hơn.
- Nếu bác sĩ chẩn đoán trẻ bị nhiễm vi khuẩn, mẹ có thể cần phải dùng thuốc kháng sinh để khắc phục tình trạng của bé.
Xem thêm:
Các mẹo để ngăn chặn trẻ bị chảy máu cam khi ngủ

sử dụng 1 số mẹo hiệu quả để trẻ không bị chảy máu mũi lúc ngủ
- Cho trẻ ngồi hoặc đứng lên, hơi nghiêng đầu về phía trước. Đừng để trẻ nghiêng đầu về phía sau vì nó sẽ khiến máu chảy xuống cổ họng.
- Sử dụng khăn giấy hoặc vải mềm, nhẹ nhàng ấn ấn lỗ mũi của trẻ lại.
- Giữ áp lực trong 5 đến 15 phút.
- Mẹ cũng có thể đặt một túi nước đá trên sống mũi để hạn chế các mạch máu và cầm máu nhanh hơn.
- Sau 15 phút, kiểm tra xem mũi của trẻ còn chảy không. Nếu vẫn còn chảy máu hãy lặp lại các bước này.
Nếu mũi của trẻ tiếp tục chảy máu sau 30 phút – hoặc nếu mẹ không thể cầm máu – hãy đưa trẻ đến Bác sĩ Nhi khoa ngay lập tức.
Nếu mũi trẻ đã cầm được máu, mẹ có thể bôi dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ kháng sinh vào trong mũi bằng tăm bông để làm ẩm và giúp nó mau lành.
Hầu hết trường hợp chảy máu cam ở trẻ không quá đáng lo vì chảy máu cam nói chung là khá phổ biến. Hầu như mọi đứa trẻ sẽ bị chảy máu mũi ở thời điểm này hay thời điểm khác. Những thông tin trên rất hữu ích cho mẹ để biết phải làm gì nếu thấy trẻ bị chảy máu cam khi ngủ và cách phòng ngừa để mẹ có thể bình tĩnh xử lý.