Trẻ ăn ít ngủ ít kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, gầy ốm là nỗi lo của rất nhiều cha mẹ. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và có cách gì để cải thiện hay không? Mẹ theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin hữu ích sau nhé!
Trẻ ăn ít ngủ ít khó đảm bảo được sự phát triển bình thường
Trong những năm tháng đầu đời, để trẻ sơ sinh phát triển toàn diện thì chất lượng giấc ngủ và lượng dưỡng chất cung cấp cho bé đóng vai trò rất quan trọng. Dinh dưỡng đầy đủ và giấc ngủ ngon sẽ giúp trẻ nhanh chóng tăng trưởng cả về chiều cao lẫn cân nặng, bé sẽ thông minh và có trí nhớ tốt nhờ sự phát triển của não bộ. Mặc dù mỗi bé có một giấc ngủ khác nhau nhưng vẫn có những tiêu chuẩn chung nhất định.
Nếu bé sơ sinh ngủ ít và ăn ít hơn bình thường trong một thời gian dài sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Cụ thể là:
Chậm phát triển: Trẻ ăn ít ngủ ít bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu như chất đạm, chất béo, lactose, các loại vitamin, đặc biệt là cholin, DHA canxi, photpho,… Do đó, trẻ chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao, còi xương, suy dinh dưỡng.
Suy giảm sức đề kháng: Trẻ thường gặp tình trạng ốm vặt hơn những trẻ khác, đặc biệt là những bệnh viêm đường hô hấp, tiêu chảy…
Rối loạn nhận thức và cảm xúc: Dinh dưỡng cho trẻ không đủ và giấc ngủ không đảm bảo có thể khiến trẻ hay cáu gắt, quấy khóc vô cớ và tạo nên thói quen xấu. Khả năng học tập của trẻ bị ảnh hưởng và kéo dài đến nhiều năm sau.
Ngoài những tác hại ở trên, trẻ ăn ít ngủ ít còn gây nhiều phiền toái cho cả gia đình. Cha mẹ và những người trực tiếp chăm sóc bé hàng ngày sẽ rất mệt mỏi và khó khăn trong việc “chiều lòng” bé. Tuy nhiên, nếu biết được nguyên nhân khiến con biếng ăn và ngủ ít bất thường thì cha mẹ có thể giải quyết hiệu quả tình trạng này ở trẻ.
>>> Xem thêm: Lý giải nguyên nhân trẻ ngủ nhiều bất thường
Lý do nào dẫn đến việc trẻ ăn ít ngủ ít?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho trẻ biếng ăn và ngủ ít. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Tác động về tâm lý: Sự thay đổi về chế độ ăn uống, sinh hoạt có thể khiến trẻ sợ ăn, sợ đi học nhưng vẫn bị ép phải ăn, phải đi học.
Vấn đề bệnh lý: Các bệnh nhiễm ký sinh trùng (giun, sán,…), sốt, viêm họng, sức đề kháng kém, ốm vặt, hay mọc răng… cũng có thể tác động đến nhu cầu ăn uống và ngủ nghỉ của trẻ. Trẻ thường cảm thấy khó chịu trong người, biếng ăn, khó ngủ, dễ thức dậy, thậm chí là quấy khóc rất nhiều.
Trẻ bị đói: Khi trẻ đói nhưng lại mệt mỏi khó chịu, không muốn ăn, giấc ngủ của trẻ vì thế cũng sẽ bị gián đoạn.
Thiếu dưỡng chất: Dinh dưỡng cho trẻ bị thiếu hụt có thể dẫn tới việc trẻ ít ngủ, đặc biệt là thiếu canxi và vitamin D. Khi đó, trẻ thường xuyên bị giật mình tỉnh giấc và quấy khóc.
Thói quen sinh hoạt không tốt: cha mẹ có cách chăm sóc bé không đúng, để cho trẻ ăn lâu, chiều theo những thói quen ăn uống không khoa học của bé,…Với việc ngủ thì để bé ngủ muộn, ngủ không đúng giờ, ngủ ngày nhiều, có những hoạt động kích thích thần kinh như dùng điện thoại, xem TV, nô đùa quá mức,…..
Giải pháp giúp mẹ giải quyết hiệu quả tình trạng trẻ ăn ít ngủ ít
Trẻ biếng ăn, ngủ kém để lại nhiều hậu quá đáng tiếng. Vì thế, mẹ phải có những giải pháp thiết thực để đối phó với tình trạng này. Cho dù dùng cách nào, mẹ cũng cần chú ý đến tính an toàn và hiệu quả. Dưới đây là những phương pháp gợi ý có thể áp dụng dành cho cha mẹ.
Cho con ăn đầy đủ: Với trẻ sơ sinh, mẹ chia thành nhiều cữ bú trong ngày và cho bé bú đủ lượng sữa. Khi bé được bú đầy đủ, cơ thể sẽ khỏe khoắn và bé sẽ tập trung ngủ ngon giấc hơn. Mẹ nên cho cho bé bú hoàn toàn 6 tháng đầu (chỉ ăn thêm sữa ngoài khi mẹ không đủ sữa). Vào ban ngày bé bú không đủ thì mẹ cần cho bé bú cả vào ban đêm nếu bé có nhu cầu.
Thay đổi khẩu phần ăn: Nếu bé biếng ăn do khẩu vị thì mẹ có thể thay các món ăn cho bé như tăng thêm những món mà bé yêu thích, trang trí màu sắc món ăn nổi bật, hấp dẫn.
Bổ sung các dưỡng chất cần thiết: Trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ tăng cường sức đề kháng và phát triển tốt hơn. Mẹ nên cho bé phơi nắng vào buổi sáng sớm từ 15–30 phút. Điều này giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp vitamin D và tăng khả năng hấp thu canxi cho bé.
Kiểm tra lại các vấn đề con đang gặp phải: Bé có thể biểu hiện một số triệu chứng bệnh như sốt, ho, chảy nước mũi,… Nếu bệnh nhẹ, mẹ có thể để bé tự nghỉ ngơi, theo dõi và cho uống thuốc dưới sự chỉ dẫn của dược sĩ. Còn trong trường hợp bé có những biểu hiện nặng thì cần đưa bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra và tư vấn cách điều trị phù hợp cho bé càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo bổ sung một giải pháp đa tác động là sử dụng Soki Tium – sản phẩm đột phá giúp trẻ ngủ ngon giấc, hỗ trợ tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho trẻ. Soki Tium hoàn toàn từ sữa với thành phần Lactium và Colostrum, giúp trẻ thư giãn não bộ, giảm căng thẳng mệt mỏi để đi vào giấc ngủ hoàn toàn tự nhiên. Đồng thời cũng bổ sung dưỡng chất và kháng thể tự nhiên cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.