Trẻ 2 tháng tuổi ngủ ít có nguy hiểm gì không? Giải pháp nào giúp mẹ vượt qua được nỗi ám ảnh này. Qua bài viết dưới đây, Soki-Tium sẽ giải đáp để mẹ có được những thông tin chính xác nhất, đồng thời cung cấp thêm những thông tin bổ ích về sinh lý của trẻ sơ sinh và cách chăm sóc con trong độ tuổi này. Mẹ theo dõi nhé!
Đặc điểm sinh lý khi trẻ 2 tháng tuổi
Khi 2 tháng tuổi, trẻ đã qua thời kì sơ sinh, có những bước phát triển mới cả về thể chất và tinh thần. Ở thời kì này, mẹ sẽ dễ dàng nhận thấy những thay đổi theo từng ngày của con:
- Giấc ngủ: thời gian này, phần lớn thời gian trong ngày con vẫn dành cho giấc ngủ. Trung bình, con ngủ từ 15 – 17 giờ mỗi ngày, trong đó là 9 – 11 giờ ban đêm và 6 -7 giờ ban ngày, chia thành nhiều giấc khác nhau. Giấc ngủ của con đóng vai trò rất quan trọng, giúp con phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì thế, khi trẻ sơ sinh ít ngủ diễn ra trong thời gian dài, cha mẹ cần hết sức lưu ý.
- Phát triển giác quan: Con đã bắt đầu biết phân biệt các màu sắc khác nhau và có thể nhìn thấy rõ tới khoảng cách 60cm từ khuôn mặt. Mẹ cũng có thể để ý, bé sẽ rất thích theo dõi nguồn sáng, nhìn lên bóng đèn hoặc nhìn theo sự di chuyển của mọi thứ xung quanh. Mẹ nên khuyến khích bé bằng cách chỉ cho con những hình ảnh tươi sáng.
- Thính giác của con sẽ tốt hơn và bé đã có thể phân biệt được những tiếng nói mà con hay được nghe. Thường xuyên nói chuyện (hoặc hát) với em bé là một cách tuyệt vời để làm cho con quen với tiếng nói của mẹ và cũng là một cách để làm dịu trẻ
- 2 tháng tuổi, cơ cổ của trẻ đã có đủ sức mạnh để giữ đầu trong thời gian ngắn khi chúng nằm trên bụng hoặc trên vai mẹ, nhưng không lâu. Mẹ có thể thấy con bắt đầu lăn qua lăn lại nhiều hơn. Một số em bé trong thời kỳ này đã rất thích được bế vác trên vai, thay vì bế ngửa.
Bình thường, trẻ 2 tháng tuổi đã có thể mỉm cười với mẹ. Dù bé chưa gửi gắm được nhiều thông điệp qua nụ cười này nhưng ít nhất cũng khiến những đêm không ngủ chăm con của mẹ bớt đi mệt mỏi.
Trẻ 2 tháng tuổi ngủ ít có phải triệu chứng bất thường?
Trong giai đoạn sơ sinh, trẻ vẫn chưa phân biệt được nhịp ngày – đêm. Bước vào tháng thứ hai, giấc ngủ của con sẽ thay đổi rất nhiều so với tháng đầu. Trẻ sơ sinh ngủ ít hơn trong ngày và nhiều hơn ở buổi đêm. Sau 2 tháng, giấc ngủ của trẻ thường ngắn hơn nhưng cũng trở nên sâu hơn so với tháng đầu tiên.
Khoảng cách giữa một giấc ngủ và lần tiếp theo sẽ tăng lên. Ví dụ, nếu trước đó mẹ cho bé ngủ sau hai giờ thức giấc, giờ đây bé có thể ngủ sau ba giờ thức giấc.
Tuy nhiên, tình trạng trẻ hay thức giấc vào ban đêm vẫn còn xuất hiện, điều này thường gặp với những trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, khi con thường phải thức dậy ăn mỗi ba giờ hoặc lâu hơn như thế. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào sinh lý từng đứa trẻ mà thời gian ngủ trong ngày khác nhau. Vì thế, nếu trẻ ngủ ít nhưng vẫn có sự tỉnh táo về tinh thần, ăn tốt và phát triển tốt thì cha mẹ không cần quá lo lắng đâu nhé.

Khi trẻ 2 tháng tuổi ngủ ít nhưng con vẫn khỏe mạnh, ăn tốt, phát triển nhận thức tốt thì mẹ không cần quá lo lắng
>>> Xem thêm: Nguyên nhân trẻ ngủ ít mẹ đã biết chưa?
Mẹ nên làm gì khi trẻ 2 tháng tuổi ngủ ít
Dạy cho trẻ sự khác biệt giữa đêm và ngày
Quy tắc đầu tiên mẹ cần nhớ là kiên nhẫn với trẻ. Mẹ đã ngủ vào ban đêm và thức vào ban ngày trong nhiều năm, nhưng đối với trẻ, đó là một khái niệm hoàn toàn mới. Mẹ hãy cho con và bản thân mình một chút thời gian để điều chỉnh thói quen nhé.
Sau vài tuần đầu tiên, mẹ hãy bắt đầu một thói quen giúp trẻ có thể phân biệt giữa ngày và đêm. Ví dụ, giúp trẻ thay đổi quần áo mặc ban ngày sau khi thức dậy vào buổi sáng. Thay quần áo ngủ và cho bé mặc chỉ khi chuẩn bị lên giường đi ngủ vào ban đêm.
Chơi với em bé trong ngày và giảm thời gian chơi vào buổi tối và ban đêm.
Cho trẻ tiếp xúc với âm thanh vào ban ngày và hạn chế tiếng động vào buổi tối trước khi bé đi ngủ.
Giữ cho căn phòng sáng sủa và thoáng mát trong ngày, nhưng giảm ánh sáng vào ban đêm.
Các mẹo giúp trẻ ngủ ngon
Tương tác với trẻ: Mẹ nên bắt đầu tương tác với em bé ngay từ giai đoạn đầu sinh con tới những tháng sau này, điều này giúp phát triển các kỹ năng nhận thức và giao tiếp của bé. Tương tác cũng giúp trẻ tạo ra sự khác biệt rõ rệt giữa ngày và đêm, từ đó hình thành một “chiếc đồng hồ sinh lý” trong cơ thể. Bằng cách này, con bạn sẽ biết rằng đã đến lúc chúng ngủ. Đây cũng là cách đối phó với tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm.
Thay đổi nhịp sinh học ở trẻ dần dần: nhịp sinh học của trẻ là chu kỳ ngủ tự nhiên của cơ thể, thường chưa được định hình rõ ràng khi trẻ sinh ra. Để phát triển đúng nhịp điệu này, phải mất tối thiểu 3-4 tháng. Trẻ có chu kỳ sinh học thất thường thường ngủ nhiều hơn vào ban ngày và thức giấc vào ban đêm. Mẹ có thể thay đổi tình trạng này bằng cách cho bé bú mỗi 2-3 giờ.
Thiết lập và duy trì thói quen giờ đi ngủ: Một thói quen đi ngủ nhất quán rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Mẹ có thể bắt đầu thói quen trước khi đi ngủ tối đa là 60 -90 phút trong tháng đầu tiên nhưng kể từ tháng thứ 2 trở đi, nên thực hiện ngắn và đơn giản với tối đa 15 đến 20 phút. Một thói quen đi ngủ ngắn có thể chỉ bao gồm một bồn tắm nhỏ và mẹ mát xa cho con, kèm với một bài hát. Những thói quen này sẽ giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn, ngủ ngon hơn, hạn chế tình trạng bé khóc đêm.