Rối loạn giấc ngủ ở trẻ đang có chiều hướng ngày càng gia tăng. Bệnh sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của bé nếu không được phát hiện sớm và khắc phục kịp thời. Vì thế, mẹ cần trang bị những kiến thức đầy đủ về chứng bệnh này để có thể giúp con tránh được những ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra.
Nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ ở trẻ
Theo Thạc sĩ Thành Ngọc Minh – trưởng khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi trung ương, có rất nhiều trường hợp trẻ đến khám bệnh bị rối loạn giấc ngủ, khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Giấc ngủ đối với cơ thể rất quan trọng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Một giấc ngủ ngon có tác dụng phục hồi sức khỏe thể chất và tinh thần. Trong khi ngủ, tuyến tiền yên trong não của trẻ em tiết ra hormone tăng trưởng giúp cơ thể phát triển.
Nhu cầu ngủ của trẻ là khác nhau, tùy thuộc vào lứa tuổi và đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh. Trẻ sơ sinh chỉ thức khi đói hay bị ướt, phần lớn trẻ có thể ngủ tới 18-20 giờ mỗi ngày. Những trẻ dưới 1 tuổi ngủ 14-18 giờ mỗi ngày. Thời gian ngủ của trẻ sẽ giảm xuống khi trẻ lớn dần. Nếu chu kỳ thức – ngủ bị đảo lộn do những nguyên nhân khác nhau sẽ gây ra rối loạn về giấc ngủ.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ mắc phải tình trạng rối loạn giấc ngủ. Các bệnh lý bé mắc phải như rối loạn tiêu hóa, viêm mũi họng,.. có thể khiến bé bị đau, ngạt mũi khó chịu và quấy khóc rất nhiều, nhưng sau khi được bác sĩ hướng dẫn điều trị khỏi bệnh, bé sẽ ngủ ngoan lại. Một số bé lại hay quấy đêm vì thiếu một số chất dinh dưỡng như vitamin D, canxi, hay do có vấn đề về tâm lý như lo âu, hoảng sợ…

Những vấn đề bé đang gặp phải có thể là nguyên nhân dẫn đến rối loạn giấc ngủ
Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp rối loạn giấc ngủ là không tìm được nguyên nhân và thường gặp nhất ở trẻ dưới 1 tuổi. Để tìm được nguyên nhân, bé có thể trải qua một số xét nghiệm xác định yếu tố vi lượng (canxi, kẽm, magie,…) trong cơ thể. Hoặc cả điện não đồ, siêu âm thóp,… Nếu các kết quả xét nghiệm là bình thường, bác sĩ sẽ có hướng điều chỉnh giấc ngủ của bé. Trường hợp bé có sự bất thường nào về sức khỏe thì bé sẽ phải thực hiện một chế độ điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Chỉ khi khắc phục được vấn đề mà trẻ gặp phải thì chứng rối loạn giấc ngủ mới được giải quyết triệt để.
Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của trẻ
Theo bác sĩ Ngọc Minh, rối loạn giấc ngủ ở trẻ có nhiều biểu hiện khác nhau như: có cơn ngừng thở ngắn kèm ngáy khi ngủ, giật cơ khi ngủ, các cử động chân tay có tính chu kỳ, mộng du, mất ngủ, cơn hoảng sợ ban đêm… Trong đó, biểu hiện mộng du hay cơn hoảng sợ ban đêm khá phổ biến. Việc điều trị mộng du mất khá lâu, có thể vài năm, nhưng nếu điều trị đúng cách, kịp thời trẻ vẫn có thể sinh hoạt và có cuộc sống, học tập bình thường.
Rối loạn giấc ngủ khiến trẻ sơ sinh chậm lớn về cả thể chất và trí não. Hình thành cảm xúc tiêu cực, gặp trở ngại về giao tiếp xã hội và thường hay cáu gắt, tỏ ra khó chịu hơn so với các bạn đồng lứa khi lớn lên.

Rối loạn giấc ngủ khiến trẻ chậm lớn, hay cáu gắt khó chịu
Theo bác sĩ, để phòng bé bị rối loạn giấc ngủ, nên tránh cho trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày, tập cho con thói quen đi ngủ đúng giờ, đồng thời tạo không gian phòng ngủ thoáng mát, yêu tĩnh. Trước giờ ngủ, không nên để trẻ ở trạng thái kích thích quá mức hoặc ức chế thần kinh.
>> Xem thêm:
- Cách điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ 100% thành công
- Mẹ có biết: Trẻ khó ngủ khám ở đâu thì tốt nhất?
- Trẻ 2 tháng tuổi ngủ ít – Những điều mẹ cần biết
Khi bé bị rối loạn giấc ngủ: Người lớn cần thay đổi hành vi
BS. Phạm Ngọc Thanh (trưởng đơn vị Tâm lý, BV. Nhi Đồng 1, TP. HCM) cho biết khi điều trị cho những trẻ bị rối loạn giấc ngủ, cần tư vấn tâm lý luôn cho bà mẹ, thậm chí cho cả ông bố.
Thông thường, đứa trẻ bị stress là do cha mẹ, người lớn mang lại
- Cha mẹ cãi cọ nhau ngay trước mắt trẻ: Cha mẹ có thể cho rằng con còn nhỏ và chưa hiểu chuyện ên tỏ ra căng thẳng với nhau khi trẻ đang có mặt tại đó. Nhưng tình huống này rất dễ khiến trẻ buồn, có thể là một vết sẹo tâm lý của trẻ.
- Mẹ bị stress đã vô tình khiến con bị căng thẳng theo: Trẻ nhỏ rất cần có cử chỉ ân cần, trìu mến của mẹ. Thế nhưng nhiều mẹ tách con sớm, không dành cho con sự quan tâm cần thiết. Điều đó khiến trẻ bị stress trầm trọng
- Chế độ ăn ngủ bất hợp lý: Nhiều mẹ mong con mập nên vào đêm dựng con dậy cho ăn mặc dù con đang ngủ rất ngon. Điều này còn gây nên tình trạng biếng ăn.
- Trẻ mới đến trường rất dễ mắc chứng rối loạn giấc ngủ vì phải ở một môi trường xa lạ và có cảm giác lo sợ bố mẹ bỏ rơi. Cha mẹ để mặc trẻ cho cô giáo mà không cho trẻ làm quen dần với nếp sinh hoạt mới sẽ tạo nên áp lực tâm lý không nhỏ với trẻ.
- Áp lực học tập: Việc học thêm, giảm thời gian chơi và tăng thời gian học quá nhiều cũng là một trong những lý do gây nên sự căng thẳng của trẻ. Vòng luẩn quẩn: trẻ căng thẳng khó ngủ, thiếu ngủ, ngủ không ngon thường tiếp thu bài vở chậm. Sau đó lại phải tăng giờ học và vấn đề giấc ngủ cứ thế mà trở nên trầm trọng hơn.
Trẻ có giấc ngủ tốt sẽ có sự phát triển toàn diện. Do đó, cha mẹ và cả những người lớn xung quanh trẻ cần chú ý tránh những tác động khiến đến trẻ
Cách sử dụng sữa soki cho từng lứa tuổi bị rối loạn giấc ngủ
Tùy thuộc vào tình trạng giấc ngủ và độ tuổi của bé, mẹ có thể dùng Soki-Tium cho con theo hướng dẫn dưới đây để đạt được kết quả tốt nhất:
Trẻ từ 1–3 tháng tuổi
Trong độ tuổi này, vấn đề cha mẹ thường gặp phải là trẻ sơ sinh ít ngủ ngày (chứng rối loạn giấc ngủ ngắn vào ban ngày và giấc ngủ sâu ban đêm). Việc điều chỉnh giấc ngủ của trẻ bằng Soki Tium cần lưu ý :
- Mỗi trẻ có thời gian đáp ứng khác nhau, nhưng thường là 6-10 ngày mẹ có thể thấy được trẻ bắt đầu ít quấy khóc và ngủ ngon giấc hơn.
- Mẹ nên cho bé dùng Soki-Tium trong vòng 18-24 ngày để kết quả điều chỉnh giấc ngủ của bé là tốt nhất.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi
Trong thời kỳ này, dạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ tương đối phức tạp. Trẻ thường có giờ ngủ không ổn định. Cũng có mẹ gặp vấn đề về chất lượng giấc ngủ như thường xuyên ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc ban đêm, ngủ muộn, dễ giật mình tỉnh giấc. Mẹ cần phân bổ hợp lý thời gian ngủ cho con, tránh cho trẻ ngủ những giấc ngủ ngắn, ngủ giữa chừng trước giấc ngủ sâu ban đêm và sử dụng Soki-Tium cụ thể theo hướng dẫn:
- Nên sử dụng Soki-Tium vào khoảng thời gian ổn định từ 21h – 22h tối để tạo cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ và theo nhịp sinh học ổn định.
- Duy trì sử dụng trong 18–24 ngày để con có thói quen ngủ tốt.
Trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi
Trong giai đoạn này, trẻ thường ngủ muộn ban đêm do hiếu động, muốn tìm tòi khám phá thế giới nhiều hơn và có thể bởi bố mẹ ngủ muộn gây ảnh hưởng đến nhịp thức – ngủ của con, hoặc ảnh hưởng của các thiết bị điện tử, các chất ức chế thần kinh như cà phê, …..
- Nên dùng soki 3 gói trong 1 lần uống và cho con uống từ 1-2 lần 1 ngày
- Sử dụng trong vòng 18-24 ngày sẽ giúp bé ngủ ngon
Để khắc phục, bước đầu mẹ cần thay đổi thói quen của gia đình để trẻ quen với nếp sinh hoạt mới như: Hạn chế dùng điện thoại, tivi và các thiết bị điện tử khác gần bé hay cho bé nô đùa quá nhiều trước giờ đi ngủ. Mẹ nên chú ý tới cường độ ánh sáng, tiếng ồn và nhiệt độ phòng ngủ để tạo môi trường ngủ thích hợp nhất cho trẻ.
Soki-Tium cho con giấc ngủ ngoan, bé hết quấy khóc, trằn trọc khó ngủ