Một trong những vấn đề của trẻ sơ sinh hay gặp phải là tình trạng nấc cụt. Rất nhiều các bậc cha mẹ thắc mắc tại sao tự nhiên trẻ lại bị nấc? Nếu bé bị nấc liên tục liệu có phải là báo hiệu triệu chứng gì ở trẻ? Cách khắc phục tình trạng này như thế nào?.. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ giải đáp tất cả những thắc mắc về tình trạng nấc cụt của bé.
Nguyên nhân gây ra tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Nấc cụt ở trẻ sơ sinh là hiện tượng co cơ ở trẻ. Theo các bác sĩ nhi khoa thì hiện tượng nấc cụt ở trẻ sơ sinh thường xảy ra khi trẻ ăn no, do dạ dày đầy lên tạo sức ép lên cơ hoành, tạo ra hiện tượng nấc cụt. Một số trường hợp hiện tượng nấc cụt ở trẻ tạo ra mà không có nguyên nhân rõ ràng, nhưng đa số thì là do:
- Trẻ ăn quá no
- Trẻ ăn quá nhanh
- Trẻ nuốt quá nhiều không khí vào bụng.
Những yếu tố trên khiến dạ dày của bé bị giãn ra, đẩy vào cơ hoành gây ra hiện tượng co thắt cơ hoành dẫn đến nấc cụt.
Thường tình trạng nấc cụt là hoàn toàn vô hại và không gây khó chịu cho trẻ. Một số bà mẹ có thói quen mỗi khi bé bị nấc cụt thường cho ăn thêm hoặc uống nước để nhằm mong bé sẽ hết bị nấc. Thế những việc này vô tình lại làm tăng sức ép vào cơ hoành, khiến trẻ nấc thêm chứ không hiệu quả trong chữa nấc. Nấc cụt ở trẻ sơ sinh nếu để yên trẻ sẽ tự hết.
Trong một số trường hợp nếu tình trạng nấc cụt ở trẻ xảy ra một cách rất thường xuyên và gây khó chịu cho bé thì có thể tình trạng nấc cụt này bắt nguồn từ bệnh trào ngược dạ dày. Khi dịch axit từ dạ dày trào ngược lên qua cơ hoành chúng có thể gây kích ứng và co thắt. Dẫn đến tình trạng nấc cụt ở trẻ.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ
Mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh
Theo nghiên cứu thì nấc cụt ở trẻ sơ sinh thường không gây hại cho bé. Ở người lớn khi bị nấc có thể cảm thấy rất khó chịu. Tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh thì việc nấc cụt này trẻ lại không cảm thấy vậy.
Dưới đây là một số cách chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh cha mẹ hoàn toàn có thể tham khảo:
Cho trẻ ợ hơi khi ăn no
Khi dạ dày lấp đầy không khí, nó có thể đẩy vào cơ hoành, gây co thắt. Cho trẻ ăn từ từ và ăn xong cho trẻ ợ hơi có thể làm giảm lượng không khí trong dạ dày của bé. Điều này có thể ngăn ngừa nấc cụt.
Theo nghiên cứu cho trẻ ợ mỗi khi bú bình xong sẽ giúp giảm hẳn tình trạng trẻ bị nấc cụt. Nếu bé bú mẹ, cần cho bé ợ trong khi chuyển đổi giữa các vú.
Sử dụng núm vú giả
Mút núm vú giả có thể giúp thư giãn cơ hoành và ngừng nấc.
Xoa lưng em bé
Xoa lưng em bé có thể giúp chúng thư giãn. Điều này có thể ngăn chặn các cơn co thắt gây ra nấc cụt.
Để phòng ngừa nấc cụt
Nấc cụt thường không thể ngăn chặn được, nhưng làm theo các cách dưới đây có thể giúp trẻ phòng ngừa nấc cụt:
- Cho bé ăn trước khi chúng quá đói.
- Chobé ăn thường xuyên với số lượng nhỏ
- Cho bé ngồi thẳng trong nửa giờ sau mỗi lần bú và ợ hơi cho bé
- đảm bảo rằng miệng của bé được ngậm trên toàn bộ núm vú mỗi khi bú mẹ
Trẻ nấc nhiều có nên đưa đi khám bác sĩ
Nấc cụt thường không phải là một nguyên nhân gây lo lắng ở trẻ dưới 12 tháng tuổi.
Hỏi ý kiến bác sĩ nếu nấc cụt sảy ra thường xuyên hoặc nấc cụt khiến bé khó chịu quấy khóc vì điều này có thể bé đang gặp một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào đó.
Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra nấc cụt thường xuyên, và trẻ cảm thấy khó chịu. Biểu hiện của việc trẻ bị trào ngược dạ dày:
- Trẻ khóc thường xuyên hơn bình thường, đặc biệt là trước hoặc sau khi cho trẻ ăn.
- Trẻ cong lưng quá mức trong hoặc sau khi cho ăn
- Trẻ trớ thường xuyên hơn bình thường.
Trên đây là toàn bộ những vấn đề liên quan đến việc nấc cụt của trẻ. Cha mẹ có thể tham khảo để có thể có cách xử trí phù hợp khi bé bị nấc cụt.