Giấc ngủ chiếm vai trò quan trọng trong sự phát triển thế chất và trí não của trẻ. Nhưng đáng tiếc, nhiều bé lại quấy khóc, không chịu ngủ mỗi khi đêm đến. Nguyên nhân tại sao vậy nhỉ? Làm thế nào để khắc phục tình trạng trê? Mẹ tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân giấc ngủ trở thành nỗi “ám ảnh” của trẻ
Theo các chuyên gia giấc ngủ, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ không ngủ được như thời tiết, thời kì khủng hoảng,…. Nhưng có 3 nguyên nhân chính mẹ cần lưu ý:
Trẻ hoạt động quá nhiều vào ban ngày
Khi vui chơi, học hỏi liên tục cơ thể cần được thư giãn và ngủ để nghỉ ngơi, phục hồi lại năng lượng. Nhưng khi cơ thể quá mệt mỏi thì cơ thể lại phản ứng ngược lại. Đặc biệt với trẻ nhỏ, nếu hoạt động quá nhiều trong khoảng thời gian trước ngủ 1,5 tiếng , bé sẽ không thể thư giãn trước khi ngủ. Do đó cơ thể duy trì một loại hormone có tên cortisol khiến các con khó chấp nhận việc đi vào giấc ngủ.

Hoạt động quá nhiều vào ban ngày khiến bé không ngủ được
Trẻ quá nhạy cảm
Tuy rằng trong giai đoạn mang thai bạn thường xuyên nói chuyện, cho con nghe nhạc, kể chuyện. Tuy nhiên, dù mẹ có cố gắng thế nào thì con vẫn không thể thấy thoái mái khi đột ngột bị thay đổi môi trường ra thế giới bên ngoài. Bé thấy khó chịu với mọi thứ: tiếng chuông điện thoại, với mác quần áo hoặc có thể là do việc tiêu hóa thức ăn. Tất cả điều đó, đều có thể là nguyên nhân khiến con không chịu ngủ.
Những nỗi lo sợ thường gặp ở trẻ
- Tiếng xe máy, tiếng còi xe trên đường
- Tiếng ồn trong phòng ngủ như tiếng cửa phòng cọt kẹt, tiếng dội toilet
- Nhiều bé có thế sợ hãi khi thay đồ, khi kéo áo che khuất tầm nhìn của trẻ, hay những chuyển động đột ngột như bỗng nhiên ẵm bé nên khi bé nằm trong nôi.
- Tiếng kêu của chó, mèo…
- Nỗi sợ thường gặp nhất đó là nỗi sợ bị bỏ rơi. Bé lo sợ khi bố mẹ bỏ đi đâu đột ngột,không bên cạnh bé nữa. Một số bé luôn muốn có bố mẹ bên cạnh mình khi ngủ, không thích ở một mình.
Bé không chịu ngủ thói quen luôn được bú lúc nửa đêm
Có lẽ đây là vấn đề hay gặp nhất ở các mẹ bỉm sữa. Thông thường, nếu các mẹ cho con bú ngay trước khi ngủ tầm 9-10 h tối và sau đó con tự chìm vào giấc ngủ thì sau dần bé sẽ tự hình thành mỗi liên kết giữa việc được cho bú và giấc ngủ. Tuy nhiên, một điều đáng nói là nếu con thức dậy vào lúc 2-3 giờ sáng và con có nhu cầu phải bú thì mới chịu ngủ thì mẹ đã hình thành thói quen xấu cho con rồi. Con nhất định không chịu ngủ khi không được ti mẹ.
>> Xem thêm:
- Nguyên nhân trẻ bứt rứt khó ngủ và giải pháp
- Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ ngày khóc đêm theo bác sĩ Barton Schmitt
- Giải pháp hiệu quả 100% trị trẻ ngủ không ngon giấc
Phải làm thế nào khi bé không ngủ được?
Bé không chịu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến khả năng học hỏi, nhận thực mà còn khiến hệ miễn dịch, khả năng tăng trưởng chiều cao bị ảnh hưởng trong tương lai. Vậy làm thế nào khi con không chịu ngủ bây giờ nhỉ?
- Đầu tiên, để khắc phục tình trạng con quá kích thích, phấn kích quá độ trước khi ngủ mẹ nên áp dụng một số cách sau:
- Giảm thời gian hoạt động, vui chơi quá sức trước giờ ngủ
- Giảm thời gian trẻ dùng thiết bị điện tử có màn hình (ipad, điện thoaij,…) ít nhất 2 tiếng trước giờ ngủ.
- Cùng con đọc sách như một thói quen trước giờ ngủ khoảng 30 phút.
- Trước khi con ngủ, mẹ nên hôn nhẹ lên chán bé hoặc vỗ về, massage nhẹ nhàng cho con có cảm giác thật an tâm trước khi vào giấc

Hạn chế việc trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử
- Khi trẻ trải qua những giai đoạn khủng hoảng gây khó ngủ, mẹ có thể thường xuyên nói thì thầm với bé: “Con ngủ nhé, mẹ cũng sẽ đi ngủ. Ngày mai hai mẹ con ta lại chơi cùng nhau“
- Rèn luyện cho con thói quen ngủ đúng giờ mà không phụ thuộc và việc ti mẹ
- Tiếp theo, đừng quá lo lắng nếu bé nhà mình không chịu ngủ, khó ngủ trong vài ngày. Bởi đôi khi đó chỉ là phản ứng tự nhiên của cơ thể với những kích thích bên ngoài. Tuy nhiên, nếu bé lặp đi lặp lại tình trạng này trong một vài tuần thì mẹ nên tìm biện pháp khắc phục nhé hoặc mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia để hiểu rõ nhất về tình hình sức khỏe của bé nhà mình
Áp dụng các liệu pháp hỗ trợ giấc ngủ của trẻ
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, việc trẻ không ngủ được đa phần do tác động của môi trường bên ngoài khiến trẻ bị căng thẳng hoặc phấn khích quá mức.
Vì vậy, việc sử dụng các liệu pháp để xoa dịu, mát xa giúp con thư giãn, thoải mái giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ tự nhiên, sinh lý là vô cùng cần thiết.
Hơn nữa bổ sung sữa có chưa thành phần như lactium cho bé để cho bé dễ đi ngủ và kèm theo colostrum để tăng chất lượng giấc ngủ.
Cũng chia sẻ niềm vui với mẹ Thu Trang – Bắc Ninh khi con ngủ ngon, hết hẳng khóc đêm, khó ngủ: