Khi trẻ được 1 tuổi, thay đổi trong chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng làm bé tạm thời không thích nghi kịp, dẫn đến chán ăn. Có những cách nào mẹ có thể thực hiện để chấm dứt tình trạng này?
Bé 1 tuổi biếng ăn có phải là tình trạng thường gặp?
Biếng ăn ở trẻ có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau. Biếng ăn không chỉ là biểu hiện bệnh lý trong cơ thể mà còn có thể xuất phát từ những nguyên nhân tâm lý khác nhau.
– Bé 1 tuổi biếng ăn sẽ có những phản ứng trong việc ăn uống. Có thể ban đầu là những phản ứng nhẹ nhàng như lắc đầu, né tránh khi ăn. Đôi khi lại mạnh mẽ hơn: quấy khóc, la hét, phun đồ ăn, nôn trớ, thậm chí làm ném, đổ đồ ăn khi bố mẹ bắt ép ăn. Có trường hợp đặc biệt, bé từ chối ăn một số loại thực phẩm nhất định như thịt, cá, rau,…

Bé 1 tuổi biếng ăn có những phản ứng từ chối khi ăn
– Trẻ không chịu ăn chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng, gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất trí tuệ và hệ miễn dịch suy yếu.
Trẻ biếng ăn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: thực đơn nhàm chán; bé khó chịu khi mọc răng; trẻ ham chơi; do biểu hiện bệnh lý như cảm cúm, rối loạn đường tiêu hóa; không khí bữa ăn căng thẳng hay học thói quen từ cha mẹ.
>> Xem thêm:
Những tuyệt chiêu giúp mẹ chăm sóc bé 1 tuổi biếng ăn hiệu quả
Dưới đây là một số cách làm giúp mẹ giảm bớt căng thẳng trong các bữa ăn, giúp con ăn ngon và mạnh khỏe.
#1 Mẹ đừng cố bắt ép con ăn hết một món. Có thể con đã chán món đấy rồi, hãy chuẩn bị thêm những món khác để thay đổi khẩu vị cho bé. Trẻ nhỏ rất nhạy cảm, khi làm món mới mẹ hãy từ từ để con làm quen để xem bé có yêu thích hay phù hợp với con không nhé

Mẹ cho bé ăn những món ăn mềm, hợp khẩu vị của bé
#2 Cách chế biến món ăn phù hợp, trong giai đoạn này bé đang mọc răng, hệ tiêu hóa còn yếu nên các món ăn được chế biến mềm có lợi cho bé. Mẹ có thể say nhuyễn, băm nhỏ thức ăn cho con, làm những món có mùi thơm để kích thích vị giác và cảm giác thèm ăn cho trẻ
#3 Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày: thay vì 3 bữa chính, hãy cho con ăn từ 5 – 6 bữa trong ngày để tránh áp lực ăn quá nhiều bữa trong 1 lúc mà vẫn đủ dinh dưỡng. Mẹ tránh cho con ăn các loại bánh kẹo váng sữa trong các bữa phụ.
#4 Đừng để bé ăn một mình: nhiều mẹ hay cho con ăn trước các bữa ăn của gia đình khiến bé cảm thấy chỉ một mình phải ăn. Hãy để bé ăn cơm cùng mọi người, duy trình thái độ vui vẻ trong bữa ăn, khi con thấy bố mẹ ăn uống ngon lành bé cũng sẽ cảm thấy hứng thú hơn trong bữa ăn của mình
#5 Đừng khiến bé cảm thấy căng thẳng khi ăn. Nhiều mẹ lo lắng suốt con không chịu ăn mà cố gắng nhồi nhét khiến bé khó chịu, thậm chí quát làm con sợ hãi. Như thế sẽ khiến tình trạng bé 1 tuổi biếng ăn trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng trách xích mích hay cãi cọ nhau để tránh bé bị biếng ăn tâm lý.
#6 Khi bé bị ốm dẫn đến lười ăn, mẹ nên lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng phù hợp, chữa dứt điểm bệnh cho bé. Hãy đến bác sỹ nếu bé có các biểu hiện bệnh lý kéo dài để được tư vấn và điều trị.
Nhiều mẹ lo lắng khi tình trạng biếng ăn của bé kéo dài nên suy nghĩ đến việc sử dụng thuốc bổ hay thuốc điển hình là men tiêu hóa cho con. Đây là phương pháp không thực sự hiệu quả. Mẹ chỉ sử dụng thuốc bổ hay men tiêu hóa cho bé khi có sự chỉ định của bác sỹ, và cho bé uống đúng liều lượng và hướng dẫn.
Tham khảo lời khuyên từ các Chuyên gia Y Tế
Trong các bữa ăn hàng ngày của con cần cung cấp đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết: tinh bột (gạo, khoai, đỗ,…), chất đạm (thịt, trứng, cá,…), chất béo (dầu ăn, dầu thực vật, mỡ động vật,…), vitamin và khoáng chất.
Trẻ 1 tuổi vẫn cần được cung cấp năng lượng từ sữa, mẹ chưa nên cai sữa cho con trong giai đoạn này. Có thể hãy cho bé uống từ 600 – 800ml sữa trong 1 ngày.
Trên đây là những lưu ý khi chăm sóc bé 1 tuổi biếng ăn. Hi vọng mẹ sẽ áp dụng thành công để tạo nên cho bé những bữa ăn chất lượng.
Nguồn: sokitium.com