Giấc ngủ ngon sẽ quyết định trực tiếp đến khả năng phát triển của trẻ cả về thể chất lẫn trí tuệ. Nếu trẻ liên tục có những giấc ngủ ngắn, không sâu thì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn khiến mẹ mệt mỏi, stress, thậm chí là trầm cảm. Do đó, nếu mẹ đang thắc mắc có nên luyện ngủ cho trẻ sơ sinh hay không thì câu trả lời là có! Nhưng cần chú ý đến một số yếu tố nhất định.
Chú ý thời điểm nên luyện ngủ cho trẻ sơ sinh
Luyện ngủ cho trẻ sơ sinh là điều cần thiết để tạo cho trẻ một nếp ngủ khoa học và tốt cho sức khỏe, nhưng mẹ cũng không nên luyện ngủ quá sớm vì trong 1-2 tháng đầu đời, trẻ chưa thể thích nghi ngay với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Trẻ cần thời gian!
Có nên luyện ngủ cho trẻ sơ sinh? Khi được 3-4 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để trẻ có được nếp ngủ đi sinh lý đi vào quỹ đạo theo cách luyện ngủ của mẹ. Trẻ cũng có thể tự ngủ mà không cần mẹ ru.

Trẻ 3-4 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để luyện ngủ
Hầu hết các bé từ lúc mới sinh đều dành nhiều thời gian để ngủ hơn thức. Với trẻ từ 0-3 tháng tuổi, mỗi ngày ngủ 15-18 tiếng, bé chỉ thức dậy để bú mẹ và đi vệ sinh. Lý do là bởi dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỉ nên không chứa được nhiều thức ăn, hơn nữa trẻ bú mẹ cũng dễ tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng nên cũng rất nhanh đói, trẻ ngủ khoảng 2-3 tiếng lại dậy bú một lần.
Nếu bé nhà bạn sinh đủ tháng và có sức khỏe tốt, ngủ nhiều hơn 3 tiếng một lần thì mẹ đừng vội lo lắng và đánh thức trẻ. Ngược lại, nếu bé hay thức giấc đòi bú thì cũng chỉ là thời gian tạm thời, vì sau 3 tháng hệ tiêu hóa của trẻ sẽ được hoàn thiện hơn, dạ dày to hơn và chứa được nhiều thức ăn hơn, từ đó giấc ngủ của trẻ cũng sẽ dài hơn.
Dấu hiệu cho thấy trẻ tự ngủ độc lập
Trẻ được cho là tự ngủ khi đạt được những điều sau:
- Trẻ ngủ thẳng giấc cả đêm: từ 6-8 tiếng
- Trẻ tự ngủ lại sau khi thức giấc lúc nửa đêm mà không cần đến mẹ ru ngủ
- Khi được 6 tháng tuổi, khoảng 60% trẻ có thể tự ngủ
- Các chuyên gia chỉ ra rằng cha mẹ có thể làm một số điều để làm chất xúc tác rèn cho trẻ có thói quen tự ngủ.
Vì sao trẻ sơ sinh quấy khóc khi ngủ?
Khi biết được các nguyên nhân thường thấy của việc trẻ sơ sinh quấy khóc khi ngủ sẽ giúp mẹ có được những biện pháp luyện ngủ cho trẻ dễ dàng hơn. Những nguyên nhân có thể kể đến như:
- Muốn độc lập: Trẻ hình thành cá tính độc lập của bản thân là khi trẻ phản đối việc đi ngủ bằng các khóc để không phải vào giấc. Mẹ có thể dỗ trẻ bằng cách cho trẻ chọn lựa đồ chơi yêu thích để ôm khi đi ngủ. Điều này cho trẻ nhận thấy rằng trẻ đang được mẹ tôn trọng quyền cá nhân.
- Sợ hãi: Hầu hết trẻ em đều rất sợ bóng tối, nên khi đi ngủ mẹ không nên để phòng ngủ tối hẳn mà hãy để đèn ngủ với ánh sáng nhẹ.

Sợ hãi – một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh quấy khóc khi ngủ
- Mệt mỏi: Nếu ngủ quá nhiều vào ban ngày sẽ dễ khiến trẻ tỉnh táo vào ban đêm. Vào ban ngày mẹ nên cho trẻ thức và vui chơi nhiều hơn để trẻ có một giấc ngủ ngon buổi tối.
- Trẻ bị ốm hoặc bệnh: Cơ thể trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và đang trong quá trình phát triển, những vấn đề về sức khỏe trẻ sơ sinh hạy gặp phải như: mọc răng, đói, có dấu hiệu sốt, côn trùng đốt, dị ứng,…
> Xem thêm:
Cách luyện ngủ cho trẻ sơ sinh
Nếu mẹ còn đang thắc mắc có nên luyện ngủ cho trẻ sơ sinh vì sợ rất khó để nắn cho trẻ vào giấc theo ý mình thì dưới đây là những cách luyện ngủ mà mẹ có thể áp dụng.
Dạy trẻ phân biệt giữa ngày và đêm
Vì trẻ sơ sinh còn rất lạ lẫm với môi trường bên ngoài bụng mẹ nên trẻ chưa thể phân biệt giữa ngày và đêm và có thể ngủ nhiều hơn vào ban ngày. Mẹ hãy điều chỉnh giấc ngủ của trẻ để trẻ ngủ ít vào ban ngày và ngủ nhiều vào ban đêm bằng cách:
- Tạo không gian ngủ yên tĩnh, ánh sáng yếu vào ban đêm
- Khi thấy trẻ khóc giữa đêm, hãy cho trẻ bú hoặc vỗ về trẻ để trẻ cảm thấy an tâm khi luôn có mẹ ở bên
- Ban ngày, cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, chơi đùa với trẻ nhiều hơn và cho trẻ được lắng nghe những âm thanh tự nhiên của cuộc sống như: tiếng chó sủa, tiếng xe cộ, tiếng ti vi, tiếng người nói chuyện,… để trẻ tỉnh táo hơn

Dạy trẻ phân biệt giữa ngày và đêm là một trong những việc làm cần thiết để có thể luyện ngủ cho trẻ sơ sinh
Đặt trẻ xuống giường khi thấy trẻ có dấu hiệu buồn ngủ
Các dấu hiệu cho thấy trẻ đang buồn ngủ như: miệng ngáp, mắt lờ đờ, phản ứng chậm, không còn hứng thú chơi đùa. Lúc này mẹ hãy từ từ đặt trẻ xuống giường và hát ru, xoa lưng để trẻ dễ chìm vào giấc. Tuyệt đối không bế ru ngủ trẻ trên tay vì sẽ tạo thói quen ngủ xấu, phải có mẹ dỗ thì trẻ mới chịu đi ngủ.
Tuân thủ chu trình: ăn – chơi – ngủ
Cho trẻ thực hiện chu trình: ăn – chơi – ngủ mỗi ngày và phải duy trì đều đặn. Khi chu trình này được rèn luyện lâu dài sẽ trở thành thói quen của trẻ và giúp trẻ luyện được giấc ngủ theo giờ giấc khoa học, nhất quán.
Như vậy, với câu hỏi có nên luyện ngủ cho trẻ sơ sinh hay không thì câu trả lời là có. Thế nhưng mẹ chỉ nên luyện ngủ khi bé đã được 3 tháng tuổi trở ra, và khi luyện ngủ thì cần nắm rõ những yếu tố ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của trẻ thì sẽ có cách luyện ngủ cho trẻ sơ sinh dễ dàng thuận tiện hơn. Chúc mẹ thành công!