Vào những tuần đầu sau sinh, thời gian chủ yếu của trẻ là dành để ngủ và bú mẹ, đến những tháng tiếp theo trẻ sẽ ngủ ít dần. Thế nhưng không ít trẻ sơ sinh 2 tháng tháng tuổi có những giấc ngủ ngắn không sâu hoặc ngủ quá nhiều. Do đó, việc luyện ngủ cho bé 2 tháng tuổi là điều cần thiết.
Những điều cần lưu ý khi luyện ngủ cho bé 2 tháng tuổi
Muốn luyện ngủ cho bé 2 tháng tuổi thì mẹ cần phải hiểu về thời gian ngủ cần thiết của con. Khi được 2 tháng tuổi, giấc ngủ trung bình một ngày của trẻ sẽ vào khoảng 15-18 tiếng. Trong đó, giấc ngủ ban đêm cần khoảng 8-10 giờ, còn những giấc ngủ ngắn ban ngày là 6-7 giờ.
Sang tháng thứ 2, trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày và ngủ nhiều hơn vào ban đêm. Nếu ở tháng đầu tiên, mỗi giấc ban ngày của bé rơi vào 2-4 tiếng thì ở tháng thứ 2, bé sẽ chỉ ngủ 1-2 tiếng. Không những vậy, khoảng cách giữa các cữ ngủ cũng giãn dần ra, thay vì cứ 2 giờ bé ngủ một lần thì sang tháng tuổi thứ 2 là 3 giờ một lần. Nhờ đó, mẹ cũng dễ dàng và thoải mái hơn khi chăm sóc bé vào buổi sáng.

Khi được 2 tháng tuổi, giấc ngủ trung bình một ngày của trẻ sẽ vào khoảng 15-18 tiếng
Đó là giấc ngủ đúng và đủ của những trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi để mẹ có thể nắm bắt, từ đó tìm ra cách luyện ngủ hợp lý với điều kiện và hoàn cảnh sinh hoạt của gia đình, nhưng trên hết vẫn là đặt yếu tố sức khỏe của trẻ lên hàng đầu.
Bé sơ sinh 2 tháng tuổi ngủ nhiều có nguy hiểm không?
Bắt đầu từ tuần thứ 6, bé sẽ quen dần với nếp sinh hoạt bên ngoài bụng mẹ, học được cách ngủ ít vào ban ngày và dành thời gian ngủ nhiều hơn vào ban đêm. Dù chưa phải là ngủ suốt đêm nhưng bé vẫn dễ chìm vào giấc ngủ sâu. Trong những chu kỳ của giấc ngủ ban đêm, sẽ có giai đoạn mẹ thấy mắt bé chuyển động theo chiều lên xuống. Đây chính là biểu hiện của việc trí não bé đang hoạt động rất tốt và đang phát triển.
Ở giai đoạn này, trẻ ngủ nhiều và ngủ sâu mẹ không cần lo lắng mà hãy cảm thấy đáng mừng, vì trí não của trẻ đang phát triển tối ưu.
Bé sơ sinh 2 tháng tuổi ngủ ít có nguy hiểm không?
Khi được 1 – 3 tháng tuổi, nếu mẹ thấy bé ngủ ít hơn khoảng thời gian được chuyên gia khuyến cáo thì có nghĩa là việc ngủ không đủ đang ảnh hưởng trực tiếp lên thể chất và trí tuệ của trẻ sau này.

Nếu mẹ thấy bé ngủ ít hơn khoảng thời gian được khuyến cáo thì có nghĩa là việc ngủ không đủ đang ảnh hưởng trực tiếp lên thể chất và trí tuệ của trẻ sau này
Từ 22h đến 1h sáng là khoảng thời gian mà hormoon tăng trưởng của trẻ được tiết ra nhiều nhất. Vì thế mẹ cần luyện ngủ cho bé sơ sinh 2 tháng tuổi để đảm bảo rằng bé được phát triển chiều cao tối đa trong những tháng đầu đời. Nếu bé trằn trọc khó ngủ vào khung giờ quan trọng này thì sẽ để lại hậu quả là một thể trạng thấp còi hơn so với những bạn cùng trang lứa.
>> Xem thêm:
Các cách luyện ngủ cho bé 2 tháng tuổi
Để luyện ngủ cho bé 2 tháng tuổi, mẹ cần thực hiện đúng 2 nguyên tắc dưới đây:
Dạy bé cách phân biệt ngày và đêm
Khi bắt đầu với “thiên chức” làm mẹ, hẳn việc thức đêm trông con không còn là điều xa lạ, không ít mẹ đã rơi vào trạng thái mất ngủ, mệt mỏi, thậm chí là stress vì nhiều đêm liền thức chăm con quấy khóc đêm. Do đó, để sớm chấm dứt tình trạng rối loạn giấc ngủ ban đêm của bé sơ sinh 2 tháng tuổi, mẹ cần phải dạy cho trẻ cách phân biệt ngày và đêm.
Ban ngày, mẹ nên đánh thức trẻ lúc 8 giờ sáng, mở toang các cửa số trong phòng để ánh sáng và âm thanh tự nhiên tràn vào phòng. Đó có thể là âm thanh của tiếng máy hút bụi, tiếng chó sủa, tiếng mèo kêu, tiếng ti vi, tiếng xe cộ,… Những âm thanh cuộc sống diễn ra vào ban ngày sẽ là cách hiệu quả để trẻ nhận thức được đó là thời gian ban ngày. Ngoài ra lúc cho bé bú mẹ cũng có thể chơi đùa với bé để bé không bị chìm vào giấc ngủ.

Ban ngày, mẹ nên đánh thức trẻ lúc 8 giờ sáng, mở toang các cửa số trong phòng để ánh sáng và âm thanh tự nhiên tràn vào phòng
Trái lại, vào ban đêm, mẹ hãy tránh ánh sáng mạnh trong phòng ngủ của bé, chỉ để đèn ngủ ở mức ánh sáng thấp. Ngoài ra, tạo không gian yên tĩnh, không có tiếng ồn để bé không bị phân tâm. Mẹ cũng không nên trò chuyện hay để những món đồ chơi trong tầm mắt của bé. Thay vào đó hãy tạo những hành động cố định trước giờ đi ngủ để bé nhận biết tín hiệu của một giấc ngủ đêm dễ dàng hơn như massage, hát ru hay xoa lưng. Dần dần bé sẽ quen với nếp sinh hoạt này và học được cách phân biệt ngày – đêm.
Rèn cho bé thói quen ngủ một mình
Để luyện ngủ cho bé 2 tháng tuổi không khó, quan trọng là mẹ phải đủ nhẫn nại và kiên trì. Nhiều bà mẹ “sót ruột” khi nghĩ đến việc phải cho bé mới 2 tháng tuổi không được ngủ trong vòng tay mẹ. Thế nhưng mẹ cần nhớ đây lại là điều tốt cho cả bé lẫn mẹ. Việc ngủ một mình sẽ rèn cho bé thói quen tự ngủ mà không cần đến việc mẹ phải dỗ dành.
Khi thấy bé có dấu hiệu buồn ngủ, mẹ hãy nhẹ nhàng đặt bé xuống nôi/ cũi, không nên rung lắc mà để bé tự chìm vào giấc. Vì việc lắc lư để ru bé ngủ chỉ khiến bé bị phụ thuộc và trở nên quấy khóc nhiều hơn khi không được mẹ dỗ dành trước khi ngủ.
Trên đây là những lưu ý cho mẹ về việc luyện ngủ cho bé 2 tháng tuổi. Như đã nói ở trên, để luyện ngủ cho bé thành công, điều quan trọng nhất vẫn là sự nhẫn nại và kiên trì của mẹ. Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh và ngủ ngoan! Chúc mẹ sớm tìm lại được những đêm dài ngon giấc cho bản thân và cả gia đình!