Bởi Mỗi lần đi ngủ của con là một trận chiến dai dẳng, mẹ phải chật vật hàng tối để tìm cách dỗ con vào giấc. Mẹ có đang cần lắm một bí quyết giúp trẻ tự ngủ ngon mà không cần tốn công tốn sức?
Hiểu rõ quy luật giấc ngủ của trẻ
Hầu hết bố mẹ thường dỗ con vào giấc ngủ với những cách phổ biến như: bế rung lắc, vỗ về, cho ngậm ti,… nhưng mẹ có biết thực chất hành động này lại tạo thành thói quen xấu cho trẻ, khiến bố mẹ ngày càng khó khăn, chật vật mỗi lần phải dỗ con đi ngủ.

Hiểu được giấc ngủ của trẻ không phải là chuyện đơn giản?
Chắc chắn trẻ khóc quấy hàng đêm, khó vào giấc khi đến giờ ngủ là nỗi sợ hãi của mọi ông bố bà mẹ. Để trả lời cho câu hỏi làm sao để trẻ tự ngủ và ngủ thật ngon suốt đêm, đòi hỏi rất lớn ở sự nỗ lực và kiên trì của phụ huynh. Nhưng với 3 phương pháp dưới đây sẽ biến việc đó trở nên dễ dàng hơn.
- Vào buổi tối, từ hơn 20 giờ đến 22h30, trẻ ngủ khá sâu giấc và sẽ thức giấc không hoàn toàn ít nhất 2 lần, nghĩa là trẻ mơ màng và không tỉnh hẳn.
- Từ 23 giờ đến 5 giờ sáng là giấc ngủ nông hơn, cũng sẽ xuất hiện những giấc mơ vào thời gian này và đi kèm những lần thức giấc ngắn.
- Từ 5 giờ đến 6 giờ sáng trẻ lại trở lại với giấc ngủ sâu.
Làm sao để trẻ tự ngủ?
Dưới đây là 3 phương pháp đơn giản mà lại hiệu quả dành cho những mẹ vẫn đang băn khoăn, trăn trở về một giấc ngủ ngon cho con.
1. Phương pháp nuôi con nhàn tênh
Khi sử dụng phương pháp này, mẹ cần làm theo nguyên tắc: cho trẻ ăn, chơi và tự ngủ. Đây là một chu kỳ lặp lại đi lặp lại 4 tiếng một lần trong mỗi ngày, với 3 lần một ngày và áp dụng với bé từ 3 đến 5 tháng tuổi.
- Cụ thể, mẹ nên đánh thức trẻ dậy từ 7 giờ sáng và lau mặt mũi bằng nước ấm để trẻ cảm thấy tỉnh táo và sảng khoái.
- Đến 7h30 thì cho trẻ ăn, 7h45 thì để trẻ nằm chơi bằng cách mẹ trò chuyện với bé với bầu không khí vui vẻ, thoải mái.
- Sau khoảng 1 tiếng, tức 8h45 trẻ sẽ cảm thấy buồn ngủ, mắt mỏi dần nhưng mẹ đừng ru con ngủ ngay mà hãy tiếp tục trò chuyện. Chỉ đến khi bé thức được 1 giờ 45 phút thì mẹ mới ru bé ngủ.
- Khi bé đã gần vào giấc thì nhẹ nhàng đặt bé xuống giường (tránh làm con giật mình thức giấc), đắp chăn, chèn gối xung quanh và tắt điện, đi ra khỏi phòng.
Chắc chắn rằng chỉ 10 phút sau mẹ quay lại là bé đã ngủ rất say rồi. Một lưu ý cho mẹ là không để bé thức quá 2 tiếng vì trẻ ở độ tuổi này cần sự nghỉ ngơi nhiều hơn.

Trong một chu kỳ giấc ngủ của trẻ có chia thành nhiều giai đoạn khác nhau
2. Phương pháp để mặc con ngủ
Đây có thể là cách làm gây tranh cãi với nhiều ông bố bà mẹ Việt Nam. Tuy nhiên ở Pháp cách để trẻ tự ngủ này lại khá được ưa chuộng, rèn cho trẻ thói quen ngủ độc lập, không cần đến sự trợ giúp của bất kỳ yếu tố nào.
- Với phương pháp để mặc con tự ngủ, mẹ sẽ để mặc con tự ngủ trong cũi/ nôi, không đung đưa, không cho ti, không ru ngủ, nói chung là không tác động bất cứ điều gì.
- Chỉ cần đến giờ thì đặt con vào cũi, tắt điện và nhẹ nhàng bước ra khỏi phòng. Khả năng cao là trẻ sẽ gào khóc khá to để tìm kiếm sự quan tâm từ cha mẹ, nhưng chỉ từ 30 phút đến 2 tiếng thì trẻ sẽ tự ngủ thiếp đi. Cách này sẽ hiệu quả khi trẻ chỉ khóc trong vòng 2 đến 3 ngày rồi không khóc trở lại khi đi ngủ nữa.

Phương pháp để mặc con ngủ
Tuy nhiên, mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ Nhi khoa trước khi áp dụng biện pháp này để kiểm tra xem tình trạng sức khỏe của con có phù hợp để áp dụng hay không.
>>> Xem thêm:
3. Phương pháp cho con thời gian tự ngủ
Thực chất, đây chỉ là phương pháp nhẹ nhàng hơn phương pháp “Để mặc con ngủ”, vì hầu hết bố mẹ Việt đều không đủ can đảm nhìn con khóc một mình hàng giờ liền như một số nước phương Tây.
- Làm sao để trẻ tự ngủ? Với ngày đầu tiên áp dụng phương pháp này, nếu bé bỗng dưng giật mình khóc giữa đêm, mẹ đừng vội bế và dỗ ngay mà hãy chờ khoảng 5 phút để con tự trở lại với giấc ngủ.
- Nếu sau 5 phút bé vẫn khóc không ngừng thì hãy đến bên và vỗ nhẹ, nói nhỏ những câu an ủi khoảng 2 phút rồi đặt bé trở lại cũi/ nôi (dù khi ấy con có khóc nữa hay không). Sau 10 bé vẫn khóc nhiều như lúc đầu thì hãy làm lại tương tự như vậy.
Cứ như thế, khoảng cách giữa các lần dỗ tăng dần thêm 5 phút: 10, 15, 20, 25,… phút cho đến khi bé thực sự chìm vào giấc ngủ. Cách làm này thì mẹ cần kiên trì trong vòng 5 đến 7 ngày, nhưng càng về những ngày sau thì khoảng thời gian chờ đợi vào dỗ bé lại càng kéo dài hơn.