Trẻ vặn mình quấy khóc, khó ngủ, rướn người có thể là nguy cơ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của con. Nếu như tình trạng này kéo dài liên tục thì mẹ hãy áp dụng 4 mẹo nhỏ được chia sẻ trong bài viết này để chăm sóc giấc ngủ, cho con sự phát triển tốt nhất nhé!
Bé vặn mình khi ngủ có phải dấu hiệu hoàn toàn bình thường?
Một điều cha mẹ cần phải xác nhận lại, đó là trẻ vặn mình có phải biểu hiện bình thường hay đây là triệu chứng bất thường. Nếu như bé chỉ vặn vẹo, gồng mình kèm theo đỏ mặt trong vài phút thì cha mẹ hãy yên tâm, các dấu hiệu này hoàn toàn là sinh lý bình thường của trẻ. Vặn mình là tình trạng thường hay xuất hiện trong khoảng thời gian trẻ 2-3 tháng tuổi.
Tuy nhiên, vặn mình ở trẻ kèm theo một số dấu hiệu khác dưới đây cũng có thể gợi ý tới nhiều vấn đề sức khỏe, như tình trạng dinh dưỡng cho trẻ không đầy đủ, nhất là thiếu canxi và vitamin D.

Vặn mình là tình trạng thường hay xuất hiện trong khoảng thời gian trẻ 2-3 tháng tuổi
Mẹ cần lưu ý khi trẻ có những dấu hiệu này kéo dài thì không được chủ quan vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu cho sức khỏe và sự phát triển của con:
- Trẻ hay vặn mình khóc đêm, rướn người liên tục kể cả khi ăn, bú sữa.
- Bé khó ngủ, ngủ ít cả ngày lẫn đêm. Khi ngủ trẻ hay giật mình, thức giấc đêm, quấy khóc nhiều và khó ngủ lại.
- Trẻ vặn mình kèm hay ra mồ hôi trộm, rụng tóc, chậm mọc răng, còi xương, thường cáu gắt khó chịu.
- Trẻ chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao, hay ốm vặt.
Khi trẻ có những biểu hiện này, mẹ đừng quá lo lắng. Mẹ hãy đưa bé tới bệnh viện để có những biện pháp khắc phục, điều trị đúng hướng. Khi đã có sự can thiệp kịp thời thì tình trạng vặn mình và sức khoẻ của con sẽ được cải thiện một cách hiệu quả.
4 mẹo nhỏ tại nhà giúp hạn chế tình trạng trẻ vặn mình quấy khóc
Có rất nhiều cách để mẹ có thể giúp con ngủ ngon, sâu giấc và không vặn mình thức giấc khi đang ngủ. Tuy nhiên, có 4 mẹo nhỏ mẹ dễ dàng áp dụng và đem lại hiệu quả bất ngờ, đó là:
1. Lưu ý đến cảm xúc của trẻ
Thực tế cũng cho thấy, bé vặn mình khi ngủ là biểu hiện thường gặp ở hầu hết trẻ sơ sinh. Đây đơn giản chỉ là cách để trẻ thư giãn cơ và xương khớp của mình khi phải nằm một chỗ quá lâu, vậy nên mẹ cũng không cần quá lo lắng. Trẻ em vặn mình cũng chỉ mang tính thời điểm, nó sẽ tự biến mất sau vài tuần hoặc lâu nhất là sau 3 tháng. Tuy nhiên, cũng giống như tiếng khóc, vặn mình cũng là cách để trẻ thể hiện cảm xúc và nhu cầu của mình, có thể là: trẻ khó chịu vì quần áo chật chội, trẻ bị đau, trẻ đói, trẻ ướt tã, trẻ cảm thấy mệt,…
2. Tạo không gian thoải mái cho trẻ khi ngủ
Bé sẽ ngủ ngon lành và sâu giấc nếu như nơi ngủ có ánh sáng vừa phải, yên tĩnh, chăn đệm êm ấm,… Ngoài ra, mẹ cũng lưu ý đảm bảo trẻ có được sự khô thoáng bằng cách kiểm tra tã thường xuyên, vì khi đi ngủ với một chiếc tã bị tràn hẳn sẽ rất khó chịu, vặn vẹo, thậm chí là bé quấy khóc khi ngủ.
3. Cho trẻ tắm nắng và bổ sung đủ canxi, vitamin D
Bé hay giật mình vặn mình hoặc bé vặn mình quấy khóc có thể vì con thiếu vi chất. Sau khi bé sinh được khoảng 10 ngày, mẹ hãy bắt đầu cho trẻ tắm nắng vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, với thời lượng từ 15 – 30 phút mỗi ngày. Thời gian thích hợp nhất là trước 9 giờ sáng hoặc sau 5 giờ chiều (nếu trời lạnh, mẹ có thể tắm nắng cho trẻ từ 3-4 giờ chiều). Đây là biện pháp tốt nhất để bổ sung đầy đủ vitamin D cho trẻ. Nhờ đó, tình trạng vặn mình, khó ngủ sẽ được cải thiện đáng kể.

Tắm nắng thường xuyên là cách bổ sung đủ vitamin D giúp hạn chế trẻ vặn mình
Đối với trẻ bú mẹ, mẹ nên ăn uống những thực phẩm giàu canxi như sữa, hải sản,… để bổ sung canxi đầy đủ cho con. Nếu như con có biểu hiện thiếu canxi, mẹ không nên tự ý cho con dùng bất kỳ một loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của thầy thuốc. Trẻ vặn mình khi ngủ cũng có thể là do không được bú đủ khiến trẻ đói, mẹ lưu ý nhé!
4. Không dùng “mẹo lạ” chữa trẻ vặn mình
Nhiều bà mẹ thường áp dụng một số mẹo lạ để chữa vặn mình cho con như xông hơi, đắp lá, tẩy lông ngực, chườm khăn nóng,… Mẹ cần nhớ không được tùy ý sử dụng những biện pháp truyền miệng kẻo sẽ gây tổn thương da hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Vì cơ thể trẻ sơ sinh ở những tháng đầu cực kỳ non nớt, dễ bị chịu tác động từ bất kỳ yếu tố ngoại cảnh nào. Nếu mẹ thật sự thấy lo lắng cho tình trạng sức khỏe của con, hãy tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia để được hỗ trợ kịp thời.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể tìm đến SOKI TIUM – một sản phẩm chăm sóc giấc ngủ an toàn 100% từ sữa đang nhận được sự tin dùng của hàng triệu bà mẹ Việt Nam. Soki Tium đã được công nhận hiệu quả bởi 92% bà mẹ đã sử dụng để cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ của con.
Mẹ Linh (Nam Định) chia sẻ niềm vui khi con chẳng còn vặn vẹo, quấy khóc trắng đêm nhờ Soki-Tium