Trước diễn biến phức tạp của virus Corona 2019 (bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc) khiến số ca lây nhiễm không ngừng tăng lên, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần hết sức tỉnh táo trước những thông tin được lan truyền trên mạng để tránh gây hoang mang lo sợ không đáng có. Soki Tium xin cung cấp những thông tin cần thiết và chính xác cho cha mẹ để bảo vệ sức khỏe cho bé và cả gia đình.
Virus Corona 2019 là gì?
Virus Corona 2019 (hay còn gọi là 2019-nCoV) là chủng virus đường hô hấp mới chưa từng xuất hiện ở người trước đó, nhưng hiện nay có sự lây lan từ người sang người.
Virus này bắt nguồn từ một ổ dịch tại khu chợ lớn chuyên buôn bán hải sản và động vật ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.
Ngoài chủng virus 2019-nCoV mới phát hiện này thì tới ngày hôm nay các nhà khoa học đã phát hiện ra 6 chủng coronavirus khác có khả năng gây lây nhiễm ở người.
Cơ chế lây lan của virus Corona?
Mặc dù virus này bắt nguồn từ động vật, nhưng nó lại có khả năng lây lan từ người sang người.
Các chuyên gia cho biết, thời gian ủ bệnh thường từ 3-7 ngày, lâu nhất là 14 ngày. Đặc biệt, trong thời gian ủ bệnh, người nhiễm có thể truyền virus cho người khác trước khi bước sang giai đoạn phát bệnh. Tuy nhiên, bệnh lây lan mạnh nhất ở thời kỳ khởi phát, thời gian ủ bệnh khó lây lan hơn vì lúc đó virus Corona chưa bị đào thải qua đường hắt hơi, ho.
Con đường lây nhiễm virus Corona 2019:
Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với dịch tiết mũi họng của người mang bệnh
- Chủ yếu do người bệnh ho phát tán virus vào không khí (phạm vi 2 mét)
- Tiếp xúc với người đang mang bệnh thông qua các cử chỉ thân mật như bắt tay, ôm hôn
- Chạm tay vào bề mặt của đồ vật có virus ở trên đó và vô tình chạm tay vào mũi, mắt, miệng mà không rửa tay sạch sẽ trước đó
- Lây nhiễm qua đường phân, ô nhiễm phân, con đường này khá hiếm xảy ra.
Hiện các nhà khoa học vẫn chưa xác định được một người có thể nhiễm virus Corona 2019 khi tiếp xúc với bề mặt hoặc vật mang virus rồi sau đó chạm mũi, miệng hay mắt của họ hay không. Tuy nhiên, với virus Corona 2019, đã xuất hiện những trường hợp bị lây do tiếp xúc gần với bệnh nhân bị nhiễm virus mà chưa có triệu chứng.
Nhưng cha mẹ cần hiểu rằng mức độ lây lan từ người sang người của mỗi loại virus là khác nhau. Vì virus Corona 2019 là chủng virus mới chưa từng xuất hiện trên người trước đó nên khả năng lây lan, mức độ nghiêm trọng và những đặc trưng khác của chúng vẫn cần được nghiên cứu làm rõ.
Ở trẻ em, chức năng tự miễn dịch thấp khiến chúng dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt là trẻ nhỏ. Trẻ càng nhỏ, càng khó phát hiện. Một khi bệnh phát triển, bệnh tiến triển nhanh hơn và thời gian ủ bệnh có thể chỉ trong 1 ngày hoặc cũng có thể sẽ mất tới 14 ngày như ở người lớn.
> Xem thêm:
Triệu chứng khi bị nhiễm virus Corona?
Theo thực tế điều trị ở những bệnh nhân bị nhiễm virus 2019-nCoV, các triệu chứng xuất hiện của bệnh bao gồm: sốt, ho, khó thở; đôi khi là tiêu chảy, đau bụng và khó chịu vùng bụng. Các triệu chứng này xuất hiện trong vòng 2-14 ngày sau khi bệnh nhân tiếp xúc với nguồn bệnh.
Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị viêm hô hấp cấp tính với viêm phổi, nhiễm trùng và cần nhập viện. Nếu để suy hô hấp tiến triển thì sẽ dẫn tới tử vong, đặc biệt ở đối tượng vốn có bệnh mạn tính hay bị suy giảm miễn dịch.
Triệu chứng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
Sự khác biệt lớn nhất của trẻ bị nhiễm virus Corona so với cảm lạnh thông thường là biểu hiện tiêu chảy, thở khó (thở quá nhanh hoặc quá chậm, thở quá sâu hoặc quá nông), ở trẻ sơ sinh là thở khò khè, thậm chí xuất hiện các triệu chứng suy thoái ở môi và da gây ra màu tím tái. Nếu trẻ có các triệu chứng trên, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức!
Làm sao để phòng tránh?
Dưới đây là 10 khuyến cáo của chuyên gia y tế dành cho các gia đình mà cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm để phòng tránh nhiễm virus 2019-nCoV:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng (rửa kỹ ít nhất 20 giây), súc họng bằng nước sát khuẩn miệng đề phòng bệnh viêm phổi
- Dùng khăn giấy che miệng, mũi khi ho
- Hạn chế dụi mắt mũi khi tay bẩn
- Không tiếp xúc và không dùng chung đồ dùng với người có triệu chứng của bệnh cảm như sốt, ho, sổ mũi, hoặc đau nhức
- Đeo khẩu trang khi đi đến chỗ đông người hoặc khi tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh
- Hạn chế tiếp xúc gia súc gia cầm, giữ chó mèo trong nhà
- Chỉ ăn thịt và trứng đã được nấu chín
- Chích ngừa viêm phổi với người lớn tuổi hay người có hệ miễn dịch yếu
- Uống nhiều nước và tập thể dục
- Thường xuyên theo dõi thông tin trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế để kịp thời cập nhật, làm theo hướng dẫn
Trên đây là những thông tin đặc biệt quan trọng mà cha mẹ cần ghi nhớ trong tình hình dịch bệnh viêm phổi cấp đang diễn biến vô cùng phức tạp. Soki Tium hy vọng sẽ giúp ích cho cha mẹ trong việc bảo sức khỏe cho bé yêu và cả gia đình.
Nhận ngay tư vấn từ dược sĩ tại đây