Em bé vặn mình khi ngủ làm các mẹ lo lắng. Đặc biệt với những chị em lần đầu làm mẹ sẽ đi tìm hiểu và được “truyền lại” những kinh nghiệm trong dân gian theo lời của bạn bè hoặc thế hệ đi trước. Vậy thực hư của hiện tượng vặn mình ở trẻ này là như thế nào? Và hiện nay có những quan niệm sai lầm gì về hiện tượng “vặn mình”? Các mẹ hãy tìm hiểu ngay nhé!
Đôi nét về hiện tượng em bé vặn mình khi ngủ
Tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình là hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh trong vòng 3 tháng đầu. Không chỉ khi ngủ mà bình thường trong lúc thức khi có những hoạt động thường ngày bé cũng hay vặn mình. Đây được coi là hiện tượng thường xuyên, là một phản xạ bình thường và không đáng lo ngại với trẻ. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ở một mức độ bình thường, trẻ hay vặn mình nhưng vẫn ngủ tốt và ăn tốt báo hiệu hệ thần kinh của bé đang hoạt động khỏe mạnh và bình thường.
Cũng theo các chuyên gia, do cơ thể của bé còn non nớt, các bộ phận hay cơ quan thường có sự liên quan đến nhau, vì thế khi trẻ làm một động tác nào đó sẽ gây tác động tới toàn bộ cơ thể. Chẳng hạn như bé xì hơi hoặc ho, hắt xì… mẹ sẽ thấy toàn bộ tay chân, lưng, mông của bé đều cử động theo. Ngoài ra, vặn mình cũng là một động tác để bé kéo giãn các cơ, giúp bé đỡ mỏi cơ khi phải nằm cả ngày. Khi bé vặn mình, bố mẹ có thể quan sát biểu cảm của bé, nếu con chỉ con nhăn mặt và đỏ ửng mặt lên nhưng không khóc thì bố mẹ cũng không cần quá lo lắng, những cử động này là hoàn toàn bình thường, bé đang “vận công” luyện tay chân theo kiểu đặc biệt để có sự chuẩn bị tốt nhất cho những thử thách sau này.
Khi vặn mình là bé đang vận động, giúp bé thư giãn cơ thể, là một hoạt động bình thường trong quá trình phát triển của trẻ. Nếu bé vẫn chăm bú, tăng cân đều thì đây không phải là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu em bé hay vặn mình khi ngủ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé, khiến bé ngủ không ngon giấc thì cha mẹ cần lưu ý nhé.
>>> Xem thêm:
- 5 điều mẹ cần biết về trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi
- Bé hay vặn mình đỏ mặt và ọc sữa mẹ phải làm gì?
- Hỏi – đáp về tình trạng bé vặn mình trong 3 tháng đầu.
Quan niệm sai lầm về tình trạng em bé ngủ bị vặn mình
Khi chăm sóc trẻ nhỏ, cha mẹ luôn phải tìm kiếm những kiến thức về phương pháp và cách thức chăm bé tốt nhất. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều quan niệm sai lầm về hiện tượng em bé vặn mình khi ngủ, đặc biệt là các mẹ ở vùng nông thôn, dân trí thấp. Xuất phát từ kinh nghiệm dân gian, các mẹ cho rằng:
- Sở dĩ trẻ bị vặn mình (còn gọi là: Rướn) là do trẻ có lông đẹn ở dưới da gây ngứa, khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, dẫn đến bé vặn mình khi ngủ.
- Em bé vặn mình khi ngủ là do lúc giặt quần áo của bé, cha mẹ vặn (vắt nước) kiệt quá khiến bé vặn mình khi ngủ.
- Những yếu tố tâm linh như: mẹ không chịu đốt vía cho con, người âm theo trọc phá hoặc do phong thủy của nhà khiến bé vặn mình khi ngủ. Chính vì thế suy nghĩ này nên cách xử lý của nhiều mẹ không đúng, thậm chí có nguy cơ gây hại đến bé. Đơn cử như việc, nhiều mẹ nghe theo lời người khác, hơ than dưới người bé, đây chính là nguyên nhân của nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra khi không may lửa bắt lên tã, khăn, quần áo của bé. Các mẹ lưu ý tuyệt đối không nghe theo những lời mách nước này nhé.
- Hoặc một số mẹ lại ngộ nhận việc con hay rướn người là do thiếu vi chất, đặc biệt là canxi và vitamin D. Vì thế mà đặt con vào vòng nguy hiểm khi tự ý bổ sung cho con ngay cả khi không có sự chỉ định của bác sỹ. Mặc dù đây có thể là nguyên nhân dẫn đến con hay vặn mình nhưng nếu bé vẫn phát triển bình thường, ăn uống ngủ nghỉ tăng cân tốt thì không đúng đâu nhé.

Việc có những quan niệm sai lầm về vặn mình khi ngủ dễ dẫn đến những hành động không an toàn với trẻ
Có những quan niệm sai lầm về nguyên nhân bé vặn mình khi ngủ khiến các mẹ áp dụng các biện pháp “gia truyền” phi khoa học. Điều này không những không giúp bé giảm vặn mình khi ngủ mà còn khiến cho sức khỏe của bé không được đảm bảo, nâng cao khả năng mắc các bệnh ngoài da hơn, khiến bé vặn mình nhiều hơn khi ngủ, bé khó ngủ và quấy khóc nhiều hơn. Đồng thời, về lâu dài cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ.
Nhìn nhận đúng nguyên nhân làm em bé vặn mình khi đang ngủ
- Do môi trường ngủ không thoải mái, đệm dùng cho bé quá cứng, nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng.
- Do tã bỉm của bé bị ướt khiến bé khó chịu và bé vặn mình khi ngủ.
- Do bé mệt mỏi, khó chịu trong người, có thể bé bị ốm, bị đau mà mẹ không phát hiện ra.
- Do trong phòng có nhiều tiếng động lạ, không đảm bảo không gian yên tĩnh cho bé.
- Bé bị cảm thấy cô đơn, muốn được vuốt ve, ôm ấp bởi mẹ.
- Bé thiếu dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là ở những bé sơ sinh thiếu tháng hoặc do mẹ bé bị ít sữa, không đáp ứng nhu cầu của bé.
Một số việc mẹ nên làm trước khi con đi ngủ
Mẹ cần chú ý theo dõi biểu hiện vặn mình của trẻ có tự hết hay không. Nếu tình trạng có xu hướng tái đi, tái lại và ngày càng gia tăng, thì mẹ nên thưc hiện 1 số biện pháp sau:
- Đẩm bảo một môi trường ngủ đúng tiêu chuẩn cho bé.
- Chú ý cách kê gối, quấn chăn, và thay đồ ngủ cho bé cảm thấy thoải mái dễ chịu nhất
- Xem thân nhiệt của bé có thay đổi không, có thể bé đang mệt, mẹ cần đưa con đi khám ngay
- Không để cho cơ thể của bé có những vết đau, vết xước hay vết muỗi cắn gây ra khó chịu
- Trẻ có đi kèm với các triệu chứng bất thường như biếng bú, còi xương, chậm tăng cân, đổ mồ hôi trộm, hay nôn ói…=> rất có khả năng trẻ đang thiếu canxi.
- Cho bé uống sữa, nhất là sữa có chứa thành phần lactium. Nhằm giúp bé thư giãn hơn trước khi bước vào 1 giấc ngủ sâu.