Các cụ ngày xưa hay quan niệm “Ăn được ngủ được là tiên – Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo”. Ấy thế là hiện nay, chứng mất ngủ ở người trẻ lại đang diễn ra phổ biến, trở thành nỗi lo của nhiều người. Dù là ở bất kỳ đối tượng nào, không ngủ đủ giấc vào ban đêm đều sẽ có những tác động xấu đến sức khỏe, tinh thần và các hoạt động diễn ra vào ban ngày.
Những tác nhân gây ra chứng mất ngủ ở người trẻ
Nếu như trước đây mất ngủ, khó vào giấc, ngủ không giấc thường gặp ở những người trên 60 tuổi hoặc trẻ nhỏ dưới 24 tháng thì ngày nay cả những người trong độ tuổi trưởng thành, sung sức nhất cũng có thể gặp vấn đề này. Thậm chí nhiều người còn có tình hình giấc ngủ rất xấu. Không ít người đã phải nhờ đến sự trợ giúp của các loại thuốc hỗ trợ thần kinh để ngủ mà tình trạng không cải thiện. Vậy những nguyên chính nào dẫn đến chứng mất ngủ ở người trẻ?
- Căng thẳng đầu óc
Đây là nguyên nhân hàng đầu của vấn đề. Áp lực công việc, học hành, hoạt động thần kinh căng thẳng nên giấc ngủ cũng không được ngon và thường xuyên mất ngủ. Có trường hợp những học sinh, sinh viên chuẩn bị thi Đại học, thi cuối kỳ nên luôn trong tình trạng thiếu ngủ, lo lắng triền miền. Lâu dần thành thói quen và bị mất ngủ.

Áp lực học tập, công việc là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến người trẻ bị mất ngủ
- Ảnh hưởng từ thói quen sử dụng các thiết bị công nghệ
Những người trẻ hiện nay thường sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi với thời gian quá nhiều trong một ngày. Đôi khi còn chiếm dụng luôn thời gian ăn mà ngủ. Điều đó khiến thói quen thức khuya, ngủ muộn dần được hình thành, kể cả sau này muốn ngủ sớm cũng không được. Bên cạnh đó, những thiết bị này có một loại sóng tác động xấu đến hệ thần kinh, gây nhức mỏi mắt, dẫn tới chứng mất ngủ ở người trẻ.
- Thói quen ăn uống, sinh hoạt
Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, bị thiếu hụt các vi chất cần thiết cho một giấc ngủ khỏe mạnh như canxi, kẽm, sắt, magie. Thói quen ăn no, ăn nhiều vào buổi tối cũng khiến chúng ta mất ngủ do hệ tiêu hóa phải tăng cường làm việc để có thể xử lý số lượng thức ăn mà cơ thể đã nạp vào. Các bậc phụ huynh có con nhỏ cũng thường xuyên mất ngủ do phải chăm sóc bé và nỗi lo cho con. Như trong trường hợp của anh Trường (Hải Dương) chia sẻ: “Những ngày đầu sinh con, dù bé ngoan ăn ngủ tốt nhưng vợ luôn trong trạng thái lo sợ. Cảm đêm ngủ rất ít, Cứ chốc chốc lại tỉnh dậy ngắm con”.
- Sử dụng chất kích thích
Cà phê, nước tăng lực, thuốc lá, trà,…là những thứ mà người trẻ đang dung nạp vào hàng ngày. Nicotin và Cafein trong những loại sản phẩm này có thể giúp não bộ hưng phấn, tỉnh tảo nhất thời và không có cảm giác buồn ngủ. Chính vì thế, sử dụng với liều lượng cao trong thời gian dài gây rối loạn nhịp sinh học và giờ ngủ bị đảo luộn từ đó sinh ra chứng mất ngủ kéo dài.

Sử dụng chất kích thích, điển hình như cà phê về lâu dài sẽ dẫn đến mất ngủ
- Ảnh hưởng từ các căn bệnh
Cũng giống như ở bất kỳ độ tuổi nào, yếu tố sức khỏe và những căn bệnh đều có thể là nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ ở người trẻ. Các bệnh như suy nhược thần sinh, lao lực quá sức, dị ứng, xương khớp đau nhức, rối loạn tiêu hóa,….đều có thể ảnh hưởng làm cơ thể gặp khó khăn trong việc ngủ.
Xem thêm:
- Trẻ mất ngủ gây ra tác hại cực lớn đến sức khỏe và trí não
- Kinh nghiệm đối phó với bé thức khuya không chịu ngủ
Chứng mất ngủ ở người trẻ mà những hệ lụy đi kèm
Cho dù là có sức khỏe tốt đến thế nào đi chăng nữa thì chỉ 1 đêm mất ngủ cũng đã có thể hạ gục bạn. Khác với những em bé, ở người trẻ gần như sự phát triển thể chất đã được hoàn thiện thì nỗi lo chiều cao cân nặng không còn. Nhưng chứng mất ngủ ở người trẻ lại tạo ra nhiều sự sợ hãi kinh khủng hơn nữa:
- Đẩy nhanh tốc độ lão hóa của các tế bào. Như các cụ hay nói vui “thức một đêm hôm sau bạc trắng tóc”.
- Là “nguyên liệu đầu vào” của rất nhiều những căn bệnh nguy hiểm. Giấc ngủ bị gián đoạn dẫn đến tình trạng nhịp tim tăng, tăng huyết áp, tuần hoàn máu không được ổn định, dẫn đến chứng đau đầu, chóng mặt. Bên cạnh đó, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, khó ngủ, ngủ không sâu giấc có thể dẫn đến các căn bệnh rối loại chuyển hóa tiêu biểu như tiểu đường, béo phì,…Nguy hiểm nhất chính là ung thư. Khi ngủ, một lượng hormone chống lại sự tăng trưởng của tế bào ung thư là melatonin được tiết ra. Người trẻ thiếu ngủ làm giảm một lượng đáng kể hormone này và tăng nguy cơ ung thư.
- Mất tập trung, giảm hiệu suất công việc, giảm sút trí nhớ: một giấc ngủ ngon và chất lượng là khi thức dậy cơ thể được cảm thấy khoan khoái, nhẹ nhàng. Nếu khó ngủ, ngủ không đủ giấc cơ thể sẽ cảm thấy chậm chạp và khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, đặc biệt là trong khả năng ghi nhớ. Từ đó mà sự tập trung cũng như hiệu suất công việc bị giảm sút. Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra, chứng mất ngủ ở người trẻ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căn bệnh trầm cảm.

Mất ngủ ở người trẻ có nhiều tác hại nghiêm trọng, điển hình là thiếu tỉnh táo, giảm năng suất
Cách khắc phục chứng mất ngủ ở người trẻ
Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của con người. Vì thế để ngủ ngon, đúng giờ và xóa bỏ tỉnh trạng mất ngủ, chúng ta cần thực hiện những biện pháp sau:
– Sinh hoạt khoa học, dừng sử dụng thiết bị điện tử khi đã đến giờ đi ngủ, giảm dần thời gian sử dụng trung bình trong ngày
– Hạn chế và không sử dụng các chất kích thích, gây nghiện chứa cocain, cafein và nicotin
– Tập thể dục thường ngày để nâng cao sức khỏe, tăng cường đề kháng và hấp thu
– Thả lỏng cơ thể trước khi đi ngủ bằng cách nghe nhạc, hoặc đọc sách
– 4 gói Soki Tium uống 1 lần mỗi ngày trước giờ ngủ 30 – 60 phút để thư giãn não bộ, giảm căng thăng mệt mỏi, đi vào giấc ngủ sinh lý tự nhiên. Soki Tium không phải là thuốc ngủ, không có thành phần gây nghiện hay phụ thuộc.
Tỉ lệ gặp phải vấn đề chứng mất ngủ ở người trẻ ngày càng đáng báo động, hi vọng những thông tin trên sẽ giúp mọi người có cái nhìn đúng đắn và sự quan tâm sát sao hơn đối với giấc ngủ của chúng ta.