Theo dõi sức khỏe của trẻ dựa vào bảng chiều cao cân nặng là căn cứ khoa học và chính xác nhất để bố mẹ kiểm tra mức độ phát triển của bé yêu. Tuy nhiên, nếu chỉ số của bé có chênh lệch một chút so với số liệu trên bảng thì bố mẹ cũng đừng quá lo lắng. Dưới đây là thông tin càn thiết bố mẹ tham khảo
Bảng chiều cao cân nặng dựa theo căn cứ của WHO
Nếu mẹ đang theo dõi chiều cao cân nặng của bé dựa theo bảng chiều cao cân nặng của trẻ 2018 của WHO (Tổ chức Y tế thế giới) thì nó khá chuẩn xác. Vì bảng chiều cao cân nặng này thể hiện mức độ tương đối về chiều cao, cân nặng của trẻ trong 100 trẻ có cùng độ tuổi và giới tính của quốc gia đó.
Khi chiều cao và cân nặng của trẻ nằm trong vùng M (trung bình) thì là trẻ đang phát triển bình thường. Nếu chỉ số cơ thể trẻ thuộc vùng 2SD thì tức là chiều cao, cân nặng của bé đang cao hơn hoặc thấp hơn so với những trẻ cùng trang lứa.
Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng của trẻ dành cho trẻ 0-5 tuổi theo tiêu chuẩn của WHO đang được sử dụng cho trẻ em Việt Nam hiện nay:

Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn năm 2018 dành cho bé trai Việt Nam từ 0 đến 5 tuổi
Chiều cao trẻ sơ sinh là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Vậy mẹ cần lưu ý những điều gì về chiều cao của trẻ để giúp con khỏe mạnh.
Lưu ý về chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh từ 0-12 tháng tuổi
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh, với những trẻ sinh đủ tháng, cân nặng lúc mới sinh sẽ rơi vào khoảng 3.2 – 3.8 kg, chiều cao cơ thể nằm trong khoảng 50 – 53 cm.
Khi được 1-12 tháng tuổi, cân nặng của bé trai sẽ nặng hơn cân nặng của bé gái.

Trong giai đoạn từ 1-12 tháng đầu, bé trai có xu hướng nặng cân và cao hơn so với các bé gái
Ngoài ra, tốc đô tăng trưởng của trẻ cũng tăng cao hơn trong 1 năm đầu tiên. Trong vòng 6 tháng đầu, trung bình mỗi tháng chiều cao của trẻ sẽ tăng 2.5 cm, sau 6 tháng thì sẽ tăng 1.5 cm mỗi tháng tiếp theo. Thế nhưng sang đến năm tuổi thứ 2 và thứ 3 xu hướng tăng trưởng này của trẻ sẽ bắt đầu chậm lại.
Trong năm thứ 2, tốc độ phát triển chiều cao của trẻ sẽ chậm lại, mỗi năm trẻ chỉ tăng 10 – 12 cm. Từ 2 tuổi trở đi cho đến trước khi dậy thì, trung bình mỗi năm chiều cao của trẻ chỉ tăng 6 – 7 cm.
Chiều cao trẻ sơ sinh bao nhiêu là tốt?
Giai đoạn trẻ sơ sinh được tính từ lúc bé vừa sinh ra đến khi tròn 30 ngày tuổi. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, bé mới sinh đạt mức cân nặng 3,3kg, dài 49,9cm đối với nam và 49,1 đối với nữ, kích thước vòng đầu là 34,2 cm thì được coi là phát triển bình thường. Đo từ đỉnh đầu cao nhất xuống đến gót chân là cách các bác sỹ kiểm tra chiều cao của trẻ khi mới sinh. Trước đây do thiếu thốn về cơ sở vật chất và con người nên ở Việt Nam chỉ số về chiều cao trẻ sơ sinh thường bị bỏ qua. Nhưng hiện nay ở các bệnh viện lớn,đã tiến hành đo chiều cao cho trẻ để có những nhận xét ban đầu về tình trạng của bé.
Trong tháng sơ sinh đầu tiên, chiều cao của bé sẽ tiếp tục phát triển tăng khoảng 3 – 4cm. Với bé trai, sau 1 tháng chiều cao dưới mức 50,8 và dưới 49,8 đối với bé gái thì sự phát triển của con bị chậm, thấp ở mức nguy hiểm. Trong một vài ngày nhất định của giai đoạn sơ sinh bé có thể xuất hiện tình trạng giảm cân sinh lý nhưng sau đó sẽ quay lại bình thường và không có gì đáng ngại.
>>> Xem thêm: Cẩm nang giúp bé tăng chiều cao tối đa
Những nguyên nhân khiến chiều cao trẻ sơ sinh ở mức thấp lùn
Trong tháng đầu tiên, bé thấp hơn so với chỉ số chiều cao trung bình có thể do các nguyên nhân sau:
#1 Chăm sóc thời kỳ mang thai không tốt
Điều này thường xảy ra khi cơ thể người mẹ lúc mang thai yếu ớt, không được chăm sóc, nghỉ ngơi chu đáo và bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho cả mẹ và em bé. Rất nhiều phụ nữ mang thai nghén dài nên không ăn uống được nhiều, bé cũng không nhận được nhiều chất. Hoặc mẹ sống trong môi trường độc hại, làm việc nặng nhọc hay có thói quen sinh hoạt không tốt như hút thuốc, uống cà phê, thức khuya cũng làm bào thai trong bụng bị ảnh hưởng. Nếu trong 9 tháng mang thai cân nặng không tăng thêm mứa 12kg thì khả năng cao khi sinh bé sẽ còi hơn so với tiêu chuẩn.

Mẹ không được chăm sóc tốt lúc mang bầu sẽ ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ
Bổ sung dinh dưỡng như uống sữa mẹ bầu, uống bổ sung vitamin B, C và khoáng chất như sắt, kẽm kết hợp chế độ nghỉ ngơi, hạn chế thói quen xấu là điều cần thiết để giúp tăng trưởng chiều cao trẻ sơ sinh.
#2 Không đủ sữa mẹ trong tháng sơ sinh
Trong giai đoạn sơ sinh, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ. Nhiều bé mẹ không có đủ sữa, hoặc sữa không có chất do ăn uống kiêng khem, mẹ không hấp thụ được chất dinh dưỡng nên sữa dành cho trẻ là không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, phát triển chiều cao cho trẻ. Nhiều mẹ lại không cho con uống sữa mẹ, thay hoàn toàn bằng sữa công thức cũng không có lợi cho sự phát triển chiều cao của bé. Thiếu các vitamin A, D, B và khoáng chất là canxi, kẽm cũng khiến bé thấp lùn.
Sữa mẹ là thức ăn dinh dưỡng tự nhiên, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng tốt nhất. Chiều cao trẻ sơ sinh ảnh hưởng rất lớn từ chất lượng sữa của người mẹ. Vì sức khỏe của con, các mẹ hãy ăn uống đủ chất, ăn nhiều những đồ ăn “gọi sữa” và dinh dưỡng để cho con có nguồn thực phẩm tốt nhất.
#3 Bé bị ốm
Các nghiên cứu cho thấy khi cơ thể trẻ bị nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa,…là nguyên nhân hàng đầu hạn chế chiều cao sau này của bé. Với các bé thường xuyên phải đi bệnh viện hay điều trị đau ốm cũng có chiều cao thấp hơn mức trung bình.
#4 Bé gặp phải những vấn đề liên quan đến giấc ngủ
Giai đoạn sơ sinh bé có thể ngủ từ 16 – 18 tiếng mỗi ngày. Trong giấc ngủ, hormone tăng trưởng của trẻ tiết ra gấp 4 lần bình thường. Vì thế có thể coi “trẻ lớn lên trong giấc ngủ”. Nếu trẻ sơ sinh hay gắt ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu trong tháng đầu tiên này thường sẽ chậm lớn.
Chiều cao của một người trưởng thành chỉ phụ thuộc 25% vào yếu tố di truyền. Vì thế mẹ đừng đổ lỗi tại gen mà con không thể cao lớn được. Chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh là rất quan trọng, giai đoạn tiền đề cho sự phát triển vóc dáng sau này của trẻ. Đừng nghĩ là con lớn rồi chăm sóc cho bé, ngay từ những ngày đầu tiên này hãy là mẹ thông thái chăm con lớn khỏe.